Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Tiến Minh trong thời gian tới - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Tiến Minh trong thời gian tới



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC 6
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 6
1. Cơ cấu. 6
2. Tổ chức. 6
3. Cơ cấu tổ chức. 7
4. Quản lý. 7
5. Bộ máy quản lý. 8
6. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 8
II. CÁC LOẠI CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ. 8
1. Cơ cấu trực tuyến. 8
2. Cơ cấu theo chức năng. 9
3. Cơ cấu trực tuyến – chức năng. 10
4. Cơ cấu trực tuyến – tham mưu. 12
III CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ. 13
1. Phân công lao động (chuyên môn hóa công việc) . 13
2. Phạm vi kiểm soát của bộ máy quản lý (phạm vi quản lý) . 13
3. Hệ thống điều hành. 14
4. Bộ phận hóa. 14
5. Tập quyền và phân quyền. 15
6. Chính thức hóa. 15
IV. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ. 16
V. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG. 17
1. Những nhân tố chủ quan. 17
2. Những yếu tố khách quan. 17
VI. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC. 18
1. Tính tất yếu khách quan và phương hướng hoàn thiện. 18
2. Quy trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tổ chức. 18
 
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH TIẾN MINH 21
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY. 21
1. Quá trình hình thành và phát triển. 21
2. Chức năng, nhiệm vụ. 22
3. Quy trình sản xuất của các phân xưởng. 23
4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. 26
II. ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH TIẾN MINH. 27
1. Đánh giá ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức tới hiệu quả hoạt động của công ty TNHH Tiến Minh. 27
1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 27
1.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 28
2. Phân tích và đánh giá các hoạt động chức năng. 31
2.1. Ban giám đốc. 31
2.2 Phòng Tài chính – Kế toán. 32
2.3 Phòng Kinh doanh. 33
2.4 Phân xưởng sản xuất. 34
2.5. Tổ kỹ thuật. 35
2.6. Phòng Bảo vệ. 36
2.7. Bộ phận chuyên trách Nhân sự. 36
2.8. Bộ phận nhà bếp. 38
3. Đánh giá cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Tiến Minh theo các yếu tố cấu thành. 38
3.1. Phân công lao động (chuyên môn hóa) . 38
3.2. Phạm vi kiểm soát của bộ máy quản lý (Phạm vi quản lý) . 39
3.3. Hệ thống điều hành. 40
3.4. Bộ phận hóa. 41
3.5. Tập quyền và phân quyền. 41
3.6. Tính chính thức hóa. 42
4. Phân tích và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận. 43
4.1. Mối quan hệ hàng ngang. 43
4.2. Mối quan hệ hàng dọc. 44
5. Đánh giá về nhân sự. 45
5.1. Theo tuổi 45
5.2. Theo giới tính 46
5.3. Theo trình độ chuyên môn 46
5.4. Tỷ lệ lao động không sản xuất trên tổng số lao động của công ty 47
6. Các yếu tố ảnh hưởng. 48
 
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 50
I SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH TIẾN MINH. 50
1. Những đổi mới của công ty trong tương lai. 50
2 Hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. 51
II. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM VỀ HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH TIẾN MINH. 52
1. Mục tiêu của hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 52
2. Phương hướng hoàn thiện. 52
3. Quan điểm về hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 53
3.1 Đảm bảo tính tối ưu, linh hoạt, tin cậy và kinh tế. 53
3.2 Hoàn thiện phải gắn liền với việc phân cấp, phân quyền, và chỉ huy tập trung thống nhất. 54
3.3 Hoàn thiện phải đi đôi với việc khuyến khích tính độc lập và sáng tạo của nhân viên, đề cao vai trò của bộ phận quản lý. 54
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH TIẾN MINH. 55
1. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đề xuất. 55
2. Xây dựng bộ phận chuyên trách nhân sự thành phòng nhân sự. 56
3. Bổ sung thêm phòng điều độ và kế hoạch vật tư. 58
4. Hoàn thiện các yếu tố cấu thành cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 59
4.1. Tính bộ phận hóa của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý . 59
4.2. Hoàn thiện tính chuyên môn hóa của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 60
4.3. Hoàn thiện hệ thống điều hành 64
4.4. Hoàn thiện tính chính thức hóa 65
5. Định biên lại lao động của các phòng ban. 66
6. Đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho cán bộ quản lý. 71
7. Đánh giá thực hiện công việc của cán bộ quản lý. 72
KẾT LUẬN 73
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


một giám đốc và hai phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua các bộ phận quản lý, các quyết định của các bộ phận chức năng hầu hết đều phải trình lên cho ban giám đốc để đưa ra các quyết định cuối cùng. Trong giai đoạn công ty mới thành lập thì việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của ban giám đốc là rất cần thiết để hướng mọi người vào mục tiêu chung của công ty. Nhưng cùng với sự phát triển của công ty thì việc chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cần được trao cho bộ phận quản lý chức năng, lúc này ban giám đốc chỉ thực hiện chức năng định hướng là chính khi thật sự cần thiết sẽ trực tiếp chỉ đạo đối với những vấn đề quan trọng.
2.2 Phòng Tài chính – Kế toán.
2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ.
Đây là phòng quan trọng không thể thiếu được trong công ty, ở đây tập trung tất cả các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ kế toán bên trong công ty và giữa công ty với bên ngoài. Phòng này thực hiện các chức năng, nhiệm vụ:
- Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, hạch toán, kế toán theo quy định của hệ thống Tài chính – Kế toán hiện hành.
- Phòng còn phải thường xuyên theo dõi thu chi của doanh nghiệp, quản lý các hoạt động tài chính.
- Trong quá trình ghi chép, tính toán, quản lý tài chính nếu có vấn đề phát sinh phòng có trách nhiệm phối hợp với các bộ phận khác giải quyết, nếu có khó khăn phải xin ý kiến cấp trên.
- Kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính.
- Ngoài ra, còn lập báo cáo kế toán theo định kỳ hay theo yêu cầu của ban giám đốc hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.2.2 Đánh giá hoạt động chức năng.
Hiện nay Phòng kế toán công ty bao gồm 2 bộ phận kế toán nằm ở hai phân xưởng sản xuất: Phân xưởng ống gồm có 5 người và phân xưởng ốp có 6 người. Như vậy sẽ làm tăng chi phí hoạt động của công ty trong khi các chức năng nhiệm vụ cần thực hiện chưa thực sự cần nhiều người đảm nhận như vậy, nhưng đó là yếu tố khách quan do tình hình sản xuất của công ty. Trong thời gian khi công ty tiến hành hợp nhất sản xuất khi chuyển đến nơi sản xuất mới thì cần tinh giảm bộ máy phòng kế toán cho phù hợp với tình hình mới nhằm tiết kiệm chi phí nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả hoạt động chức năng của phòng.
2.3 Phòng Kinh doanh.
2.3.1 Chức năng, nhiệm vụ.
Đây là nơi diễn ra chủ yếu các hoạt động mua bán của công ty. Sau đây là một số chức năng nhiệm vụ chính của phòng:
- Phòng thực hiện các hoạt động maketing, giới thiệu các sản phẩm của công ty đến với khách hàng.
- Tham mưu cho công ty trong việc ký kết các hợp đồng, tiêu thụ, tiếp thị sản phẩm.
- Nghiên cứu, lập kế hoạch kinh doanh cho công ty từ đó xây dựng nên kế hoạch sản xuất.
- Thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tiêu thụ phục vụ cho quá trình sản xuất.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động đầu tư cơ bản, xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện các hoạt mua bán nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất.
2.3.2 Phòng Kinh doanh.
Tại đây diễn ra chủ yếu các hoạt động kinh doanh của công ty, thực hiện mua bán vật tư, phòng có 6 nhân viên. Trong thời gian vừa đã thực hiện tốt hoạt động chức năng của mình như giới thiệu sản phẩm của công ty tới khách hàng, tăng số lượng các đại lý tiêu thụ cho công ty, ký được các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho các khách hàng mới thông qua đó đã làm tăng doanh thu cho công ty. Nhưng còn có sự hạn chế là do kiêm nhiệm thêm chức năng cung cấp nguyên nhiên liệu, vật tư cho quá trình sản xuất nên đôi khi không kịp thời làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
2.4 Phân xưởng sản xuất.
2.4.1 Chức năng, nhiệm vụ.
Thực hiện chức năng chính là sản xuất ra các sản phẩm cho công ty. Công ty bao gồm hai phân xưởng:
- Phân xưởng 1: Bao gồm hai xưởng là xưởng sản xuất ống và xưởng sản xuất máng luồn dây điện trên dây truyền khép kín và thực hiện dưới sự chỉ đạo của công ty mà trực tiếp là Phó giám đốc Phụ trách chung.
- Phân xưởng 2: là nơi sản xuất tấm nhựa ốp trần cho công ty trên dây truyền khép kín với quy mô lớn hoạt động theo sự chỉ đạo của công ty mà trực tiếp là Phó giám đốc Phụ trách chung.
Do điều kiện trước đây không cho phép mà hai xưởng của công ty không ở cùng trong một khu vực gây khó khăn cho quá trình chỉ đạo sản xuất và quá trình phục vụ sản xuất. Sắp tới thì công ty sẽ di chuyển hai xưởng này về Khu công nghiệp Quế Võ trong một khu xưởng tập trung.
2.4.2 Đánh giá hoạt động chức năng.
Cán bộ của phân xưởng sản xuất trong mỗi ca bao gồm 1 đốc công, 1 ca trưởng, 1 ca phó, mỗi ngày thì mỗi phân xưởng làm việc 3 ca. Bộ phận này đã thực hiện tốt chức năng quản lý và giám sát quá trình sản xuất của công ty. Nhưng còn hạn chế lớn nhất là số lượng người còn quá lớn do cần có đội ngũ quản lý riêng cho mỗi phân xưởng như vậy sẽ làm phát sinh chi phí cho công ty không đảm bảo tính kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.5. Tổ kỹ thuật.
2.5.1 Chức năng, nhiệm vụ.
Chuyên phụ trách các vấn đề liên quan đến kỹ thuật của công ty, bao gồm chức năng, nhiệm vụ sau:
- Tiến hành sửa chữa trang thiết bị cho công ty khi có máy móc hỏng.
- Bảo dưỡng định kỳ máy móc, thiết bị thường xuyên theo quy định của công ty.
- Tham mưu, tư vấn cho công ty trong việc áp dụng công nghệ mới hay thay đổi quy trình công nghệ.
- Xây dựng quy trình công nghệ phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của công ty.
- Đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất.
- Nghiên cứu, tìm hiểu để đưa ra sáng kiến cải tiến công nghệ nhằm nâng cao năng suất.
- Học hỏi, tiếp thu công nghệ tiên tiến trong quá trình chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu sản xuất sản phẩm mới.
2.5.2 Đánh giá hoạt động chức năng.
Bộ phận này bao gồm 12 nhân viên, cũng như phòng kế toán bộ phận này hiện nay được phân bố ở hai xưởng sản xuất phụ trách các vấn đề liên quan đến sản xuất và đã đảm bảo tốt vấn đề kỹ thuật liên quan phục vụ quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Nhưng do sản xuất phân tán làm cho bộ máy của tổ này quá kồng kềnh làm tăng chi phí sản xuất trong khi nếu sản xuất tập trung thì lại không cần đội ngũ nhân viên nhiều như vậy.
2.6. Phòng Bảo vệ.
2.6.1 Chức năng, nhiệm vụ.
Phòng này sẽ thực hiện chức năng, nhiệm vụ sau:
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn, tuyệt đối trong việc bảo vệ tài sản của công ty.
- Duy trì, giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế, kỷ luật lao động trong công ty.
- Kiểm tra, theo dõi thường xuyên số người ra vào trong khu vực công ty, không cho những người không có giấy tờ hợp lệ ra vào công ty.
- Chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo an ninh, trật tự cho công ty trong quá trình sản xuất.
2.6.2 Đánh giá hoạt động chức năng.
Phòng này bao gồm 4 nhân viên cho mỗi phân xưởng sản xuất như vậy là tổng số nhân viên của phòng này là 8 người. Phòng đã bảo đảm trật tự, an ninh trong các phân xưởng trong và sau quá trình sản xuất. Cơ cấu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status