Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hậu WTO - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hậu WTO



 
Lời nói đầu 1
Chương 1: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn của xuất khẩu hàng hoá và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 3
1.1 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với phát triển kinh tế xã hội 3
1.1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động thương mại quốc tế 3
1.1.1.1. Mô hình của chủ nghĩa trọng thương 3
1.1.1.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith 4
1.1.1.3. Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo 5
1.1.1.4. Lý thuyết Heckscher – Ohlin 6
1.1.2. Các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hoá 7
1.1.3. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với phát triển kinh tế 8
1.2 Cơ sở lý luận về cơ cấu xuất khẩu 11
1.2.1. Khái niệm về cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 11
1.2.2. Phân loại một số loại cơ cấu 11
1.2.3. Vai trò của cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 13
1.3 Cơ sở lý luận của việc chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 14
1.3.1. Một số mô hình lý thuyết và thực tiễn về việc chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 14
1.3.1.1. Mô hình đàn nhạn bay của Kaname Akamatsu 14
1.3.1.2. Mô hình vòng đời sản phẩm 15
1.3.1.3. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô 16
1.3.1.4. Chiến lược thay thế sản phẩm nhập khẩu 18
1.3.1.5. Chiến lược hướng về xuất khẩu (chiến lược hướng ngoại) 19
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 20
1.3.2.1. Các nhân tố trong nước 20
1.3.2.2. Các nhân tố bên ngoài 22
1.3.3. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 23
1.3.3.1. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam 23
1.3.3.2. Tác động của WTO đối với sự chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam 24
1.3.3.3. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO 26
1.4 Kinh nghiệm của các nước 27
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ở Việt Nam 32
2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2007 32
2.1.1. Những kết quả chủ yếu 32
2.1.1.1. Tổng kim ngạch xuất khẩu 32
2.1.1.2. Tỷ lệ kim ngạch hàng hoá xuất khẩu so với GDP 34
2.1.1.3. Kim ngạch xuất khẩu bình quân trên đầu người: 35
2.1.1.4. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 35
2.1.2. Những tồn tại 36
2.1.3. Nguyên nhân 37
2.1.3.1. Nguyên nhân thành tựu 37
2.1.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại: 38
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu từ năm 1990 đến nay 41
2.2.1. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1997 42
2.2.1.1. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo cơ cấu kế hoạch nhà nước 42
2.2.1.2. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo Danh mục tiêu chuẩn ngoại thương (SITC) mã cấp 1 44
2.2.2. Từ năm 1998 đến năm 2002 47
2.2.2.1. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo cơ cấu kế hoạch của nhà nước 47
2.2.2.2. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo tiêu chuẩn SITC 48
2.2.3. Từ năm 2003 đến năm 2006 51
2.2.3.1. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo cơ cấu kế hoạch của nhà nước 51
2.2.3.2. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo phân loại của SITC 51
2.2.4. Từ năm 2007 đến nay 52
2.3. Đánh giá các nhân tố tác động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: 56
2.3.1. Các nhân tố trong nước 56
2.3.2. Các nhân tố nước ngoài: 57
2.4. Đánh giá chung về quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 58
2.4.1. Kết quả đã đạt được 58
2.4.2. Tồn tại 59
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại 60
Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu 62
3.1. Định hướng của nhà nước trong việc chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu ở Việt Nam 62
3.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực 62
3.1.2. Sự chuyển hướng về chiến lược ngoại thương từ thay thế nhập khẩu đến hướng ngoại 64
3.2. Quan điểm và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 65
3.3. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 69
3.3.1. Các giải pháp đối với nhà nước 69
3.3.1.1. Chính sách khuyến khích đầu tư: 69
3.3.1.2. Chính sách về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 73
3.3.1.3. Về chính sách phát triển thị trường 76
3.3.1.4. Chính sách về phát triển công nghệ 79
3.3.1.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực 81
3.3.2. Các giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu 81
Kết luận 83
Danh mục tài liệu tham khảo 84
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


với Việt Nam. Năm 1994 đã đánh dấu một bước đột phá trong việc xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ Năm 1993, xuất khẩu Việt Nam sang thị trường châu Mỹ là 41,7 tỷ USD; năm 1994, xuất khẩu Việt Nam sang thị trường châu Mỹ là 139,8 tỷ USD (Tổng cục thống kê 2005)
.
Năm đầu tiên của giai đoạn từ năm 1998 – 2002, tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta không cao là do những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997. Nếu như tổng kim ngạch xuất khẩu của năm 1997 là 9185.0 tỷ USD thì tổng kim ngạch xuất khẩu của năm 1998 mới chỉ đạt được 9360.3 tỷ USD. Ngày 28 - 11- 2001, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá X, Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã chính thức được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn, Hiệp định này đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước. Từ năm 2002 trở đi, xuất khẩu Việt Nam vào thị trường châu Mỹ tăng mạnh, góp phần tăng vào tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước.
Tỷ lệ kim ngạch hàng hoá xuất khẩu so với GDP
Tỷ lệ kim ngạch hàng hoá so với GDP tăng gần như liên tục qua các năm. Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ xuất khẩu đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế nói chung. Kết quả cụ thể được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá so với GDP qua các năm (%)
Nguồn: Tổng cục thống kê 2007
Thông qua biểu đồ trên ta thấy được tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá so với GDP cao hơn so với tỷ lệ trung bình 22% của thế giới. Năm 2007, Việt Nam đứng thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á (sau Singapore 169%, Malaysia 107%, Brunei 99%, Thái Lan 91% và cao hơn Philippines 45,9%, Indonesia 27,6%...); đứng thứ 6 ở châu Á (thêm Hồng Kông 159%) và đứng thứ 7 trên thế giới (thêm Bỉ 88%).
Kim ngạch xuất khẩu bình quân trên đầu người:
Kim ngạch xuất khẩu bình quân trên đầu người cũng liên tục tăng qua các năm, thể hiện dưới biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình quân theo đầu người qua các năm (triệu USD/người)
Nguồn: Tổng cục thống kê 2007
Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đầu năm 2007 đã cao nhất từ trước đến nay, cao gấp 15,6 lần năm 1990; cao gấp 7,5 lần năm 1995; gấp hơn 3 lần năm 2000 và gấp gần 1,5 lần năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2007 của Việt Nam cũng đứng thứ bậc cao hơn thứ bậc GDP (thứ 5 khu vực, thứ 24 châu Á và thứ 90 thế giới).
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu khá lớn thường gồm 2 chữ số. Tuy nhiên, do những phân tích về những tác động đối với xuất khẩu của Việt Nam trong phần tổng kim ngạch xuất khẩu, chúng ta thấy tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cũng có những chiều hướng theo giai đoạn như sau:
Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu qua các năm (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2007
Các con số trên thể hiện xuất khẩu là định hướng và là động lực của tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu không đồng đều qua các năm. Trong đó, năm 1995 có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tiếp theo là năm 2004. Trong đó, tốc độ tăng trưởng năm 2001 thấp nhất.
Những tồn tại
Quy mô xuất khẩu của nước ta còn khá nhỏ so với nhiều nước trong khu vực (tương đương với kim ngạch xuất khẩu bình quân của 4 con rồng châu Á: Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore vào những năm cuối của thập kỷ 80 của thế kỷ trước, tức là chúng ta đi sau họ khoảng 20 năm). Từ đó, dẫn đến giá trị xuất khẩu bình quân tính theo đầu người còn thấp, tương đương với Philipin, Indonexia, Thái Lan vào khoảng những năm 90.
Xuất khẩu nước ta tăng trưởng chưa thực sự vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi những cú sốc từ bên ngoài như: biến động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện của những rào cản thương mại mới của nước ngoài hay những ý định chủ quan của khách hàng. Một ví dụ điển hình là đối với sản phẩm dệt may năm nào chúng ta không ký được quota thì năm đó kim ngạch xuất khẩu của chúng ta tăng lên và ngược lại. Hay đối với dầu thô cũng vậy, tuy sản lượng tăng tương đối đều nhưng giá cả lại phụ thộc vào thị trường thế giới nên kim ngạch xuất khẩu cũng không ổn định. Do đó, không thể tạo nên sự tăng trưởng vượt bậc và bền vững của kim ngạch xuất khẩu.
Tuy chủng loại hàng hoá đã đa dạng hơn nhưng nhìn chung thì vẫn còn nhiều mặt hàng đơn điệu, vẫn còn dựa chủ yếu vào một số mặt hàng chủ lực. Do đó, dẫn đến tình trạng tổng kim ngạch xuất khẩu có nguy cơ tăng trưởng chậm dần.
Sức cạnh tranh của mặt hàng xuất khẩu còn thấp: Hàng hoá nước ta chất lượng còn chưa cao nên giá cả thấp hon nhiều so với sản phẩm cùng loại của các nước khác trên thế giới. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan là một ví dụ, giá gạo Thái Lan thường cao hơn giá gạo của Việt Nam từ 10 – 15%. Hơn nữa, nhiều hàng hoá của chúng ta còn chưa đạt chất lượng quốc tế nên chưa thể gia nhập vào một số thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng hàng hoá cao, quy trình kiểm định nghiêm ngặt như thị trường Hoa Kỳ, thị trường Tây Âu, thị trường Nhật Bản…
Cơ cấu hàng xuất khẩu còn lạc hậu, tỷ trọng hàng thô và hàng sơ chế vẫn còn cao. Trong số các sản phẩm công nghiệp chế tạo thì hàng gia công còn chứa tỷ trọng lớn, hàm lượng các sản phẩm chứa hàm lượng công nghệ vẫn còn thấp.
Nguyên nhân
Nguyên nhân thành tựu
Để làm rõ nguyên nhân tăng xuất khẩu chúng ta sử dụng phương pháp “Phần chia và dịch chuyển”. Phương pháp này hiện đang được sử dụng rộng rãi trong phân tích vùng và phân tích thương mại quốc tế. Mục đích chính của phương pháp là phân tích nguyên nhân tăng trưởng xuất khẩu (TS) của một quốc gia dựa trên 3 yếu tố: (1) do thay đổi nhu cầu nhập khẩu trên thế giới (WS); (2) do cơ cấu ngành hợp lý (IM); (3) do khai thác tốt lợi thế quốc gia (RS). Trong 3 hệ số này thì hệ số IM và RS là quan trọng nhất, còn hệ số WS chỉ đóng vai trò thứ yếu và chủ yếu dùng để tách cầu nhập khẩu thế giới.
Qua phân tích ta thấy được, xuất khẩu Việt Nam tăng trong thời gian gần đây là do chúng ta biết khai thác tốt lợi thế quốc gia, biểu hiện là hệ số RS cao (trong giai đoạn từ năm 1999 – 2003, RS cho toàn bộ nền kinh tế là 5,5 tỷ USD, tương đương khoảng 63% mức tăng tổng kim ngạch xuất khẩu). Hệ số RS dương đối với tất cả các nhóm hàng là do chúng ta đã có những cải thiện tích cực về đầu tư, thương mại, công tác khuyến khích và xúc tiến xuất khẩu. Bên cạnh đó, hệ số IM dương cho thấy cơ cấu ngành hàng xuất khẩu cũng có đóng góp vào mức tăng trưởng chung của xuất khẩu, mặc dù mức đóng góp này là khá khiêm tốn, chỉ là 0,03 tỷ USD (tương đương với 0,3% mức tăng kim ngạch xuất khẩu) trong giai đoạn 1999 – 2003. Cùng với đó, nhu cầu nhập khẩu của thế giới tăng đã đóng góp 3,2 tỷ USD, tương đương 36,2% mức tăng kim ngạch xuất khẩu, trong giai đoạn này.
Nguyên nhân của những tồn tại:
Nguyên nhân khách quan
Các bất ổn trên thị trường quốc tế ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu của nước ta. Đó là sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ ngh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status