Tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại thuốc lá - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại thuốc lá



MỤC LỤC
 
Chương 1: Đặc trưng của hoạt động kinh doanh và tiêu dùng thuốc lá. 1
1.1. Đặc trưng của hoạt động kinh doanh thuốc lá. 6
1.1.1. Đặc trưng của khách hàng và thị trường. 6
1.1.2. Đặc trưng của sản xuất. 7
1.1.2.1. Công nghệ sản xuất. 7
1.1.2.2.Nguyên vật liệu. 8
1.1.3. Đặc trưng của phân phối. 10
1.2. Những áp lực đối với hoạt động kinh doanh thuốc lá. 12
1.2.1. Từ chính sách của các nước. 12
1.2.2. Công ước khung quốc tế. 12
1.2.3. C ác phong trào phòng chống thuốc lá trên thế giới. 18
1.2.4. Các sản phẩm thay thế. 19
1.2.5. Thuốc lá nhập lậu. 19
1.3. Tình hình sản xuất và kinh doanh thuốc lá trên thế giới thời qua. 20
Chương 2: Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thuốc lá tại thị trường Việt Nam. 24
2.1. Đặc điểm của khách hàng và thị trường. 24
2.1.1. Khách hàng. 24
2.1.2. Thị trường. 27
2.2. Môi trường ảnh hưởng. 29
2.2.1. Phân tích ảnh hưởng của luật pháp – chính sách đến sản xuất và tiêu thụ thuốc lá. 29
2.2.1.1. Các chính sách nhằm giảm sử dụng các sản phẩm thuốc lá. 30
2.2.1.2. Các chính sách nhằm giảm cung cấp các sản phẩm thuốc lá 33
2.2.1.3. Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá 34
2.2.2. Công nghệ. 35
2.2.3. Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên - xã hội đến sự phát triển ngành thuốc lá 36
2.2.3.1. Quy mô dân số 38
2.2.3.2. Điều kiện kinh tế 38
2.2.3.3. Tình trạng thuốc lá nhập lậu 39
2.2.3.4. Hội nhập kinh tế quốc tế 40
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá tại thị trường Việt Nam thời gian qua. 41
2.3.1. Tình hình sản xuất. 41
2.3.2. Tình hình tiêu thụ. 42
2.4. Một số xu hướng. 43
2.4.1. Dân số 43
2.4.2. Tăng trưởng kinh tế và thu nhập dân cư 43
2.4.3. Phong trào chống hút thuốc lá trên thế giới và Việt Nam 43
2.4.4. Xu hướng tiêu dùng sản phẩm thuốc lá 44
2.4.5. Thuốc lá nhập lậu 45
Chương3: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty. 46
3.1. Giới thiệu tổng quan về công ty 46
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 46
3.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý: 48
3.1.3. Nguồn lực của công ty: 49
3.2. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty. 52
3.2.1. Kết quả kinh doanh chung của công ty (2003 – 2007). 52
3.2.2. Sản lượng tiêu thụ vinataba theo khu vực thị trường 54
3.3. Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty. 55
3.3.1. Danh mục sản phẩm kinh doanh của công ty. 56
3.3.2. Giá. 56
3.3.3. phân phối. 57
3.3.3.1. Mục tiêu chính sách phân phối của công ty 57
3.3.3.2. Hệ thống nhà phân phối của công ty 58
3.3.4. Xúc tiến hỗn hợp. 61
3.4. Đánh giá vị thế kinh doanh của công ty. 64
3.5. Phân tích SWOOT 65
3.5.1. Các cơ hội: 65
3.5.2. Các thách thức: 66
3.5.3. Những thuận lợi: 66
3.5.4. Những khó khăn 67
Chương4: Đề xuất các giải pháp. 69
4.1. Giải pháp thị trường 69
4.1.1. Xác định thị trường mục tiêu 69
4.1.2. Lựa chọn chiến lược Marketing 70
4.2. Giải pháp giá cả 71
4.3. Giải pháp về phân phối 72
4.3.1. Mục tiêu xây dựng kênh phân phối đến 2012 73
4.3.2. Tiêu chuẩn chọn các nhà phân phối như sau 73
4.3.3. Giải pháp xây dựng kênh phân phối 74
4.3.3.1. Đối với thị trường phía Bắc: 74
4.3.3.2. Đối với thị trường phía Nam 74
4.3.4. Xây dựng kênh HORECA 75
4.3.5. Thiết lập hệ thống cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm Vinataba 76
4.4. Giải pháp xúc tiến bán hàng 76
4.4.1. Marketing thương hiệu: 76
4.4.2. Marketing thương mại 77
4.5. Giảm giá bán thông qua hình thức triết khấu thương mại 78
KẾT LUẬN 82
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


và thuốc lá nhái nhãn mác.
Chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá:
Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Xây dựng phong trào toàn dân tự giác tham gia phòng chống buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh và tiêu thụ thuốc lá nhập lậu. Có các hình thức khuyến khích về vật chất để động viên phong trào chống buôn lậu và kinh doanh thuốc lá nhập lậu.
Tăng cường các giải pháp về kinh tế, tạo công ăn việc làm có thu nhập ổn định cho các cư dân biên giới, để người dân tự nguyện không tham gia vận chuyển và tiếp tay cho việc buôn lậu thuốc lá.
2.2.1.3. Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm với các nước trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách, chiến lược nhằm làm giảm nhu cầu sử dụng và giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá.
Tranh thủ sự hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật và tài chính của các nhà tài trợ song phương, đa phương của các nước và các tổ chức phi Chính phủ cho chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Với tất cả những quy định trên nó là một rào cản rất lớn với các Doanh nghiệp trong ngành kinh doanh thuốc lá nói chung và với Công ty Thương Mại Thuốc Lá nói riêng. Các chính sách này kìm hãm sự phát triển của ngành thuốc lá nhằm để bảo vệ sức khoẻ cho người dân và hướng tới một nền công nghiệp thuốc lá ít độc hại hơn đối với môi trường và người tiêu dùng.
2.2.2. Công nghệ.
Ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá của Việt Nam trước năm 1975 là sự ra đời của 2 hãng thuốc lá MIC (1929) và J.Bastos (1936) ở Sài Gòn sử dụng công nghệ của Anh và Tây Đức (cũ). Còn ở miền Bắc trước năm 1954 không có công nghiệp thuốc lá, năm 1956 Nhà máy Thuốc lá Thăng Long được xây dựng tại Thủ đô Hà Nội sử dụng công nghệ và thiết bị của Trung Quốc, Đông Đức, Tiệp Khắc (cũ). Đây là nhà máy khai sinh của ngành công nghiệp thuốc lá XHCN Việt Nam.
Sau khi hoà bình lập lại máy móc, thiết bị, công nghệ của các nhà máy thuốc lá đã cũ và lạc hậu, không đồng đều, công nghệ chắp vá. Trước tình hình đó và chủ chương công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp thuốc lá nói riêng của đại hội lần thứ VIII của Đảng. Ngành công nghiệp thuốc lá Việt Nam từng bước hiện đại hóa thiết bị máy móc, công nghệ, sửa chữa nâng cấp hệ thống máy móc cũ, cân đối điều chuyển thiết bị giữa các nhà máy, tự thiết kế chế tạo một số máy phụ trợ... đồng thời đầu tư có trọng điểm vào những khâu cần thiết. Chính vì vậy mà hiện nay công nghiệp thuốc lá của Việt Nam được đánh giá là có công nghệ không lạc hậu so với trình độ phát triển của ngành sản xuất thuốc lá trong khu vực, năng lực đồng bộ với các thiết bị hiện có trong dây chuyền, không quá cao so với khả năng và trình độ công nghệ và tay nghề, đảm bảo các yêu cầu về môi trường, các thiết bị chuyên ngành do các hãng sản xuất có kinh nghiệm và uy tín ở các nước công nghiệp phát triển cung cấp.
Đến nay nước ta có 17 nhà máy sản xuất thuốc lá với năng lực sản xuất khoảng 100 tỷ điếu/năm và xếp thứ 16 thế giới về sản lượng sản xuất (năm 2003). Tuy nhiên hiện nay việc đầu tư tăng công xuất bị cấm, việc đổi mới, thay thế thiết bị gặp nhiều khó khăn do phải xin phép Bộ Công Nghiệp nên việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất và hiện đại hóa máy móc thiết bị còn hạn chế và rất khó thực hiện.
2.2.3. Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên - xã hội đến sự phát triển ngành thuốc lá
Với mỗi Doanh nghiệp việc sản xuất kinh doanh ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và xã hội. Việc tiêu thụ thuốc lá chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết khí hậu, đặc biệt có sự phân hoá giữa mùa hè và mùa đông. Mùa hè thời tiết nắng nóng, oi bức cơ thể mệt mỏi nên việc hút thuốc lá của người tiêu dùng hạn chế (kể cả với người nghiện nặng thì lượng hút cũng giảm hẳn). Ngược lại khi mùa nóng qua đi và thời tiết mát mẻ, se lạnh thì việc hút thuốc tạo cảm giác sảng khoái, ấm cúng nên lượng tiêu thụ tăng mạnh (thường tăng hơn 20% so mùa nắng nóng). Do vậy việc điều tiết lượng hàng giữa các mùa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng tiêu thụ và thị phần của Công ty.
Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ nên ngay từ khi còn nhỏ thì các bậc phụ huynh đã giáo dục, ngăn cản con em mình tiếp xúc với thuốc lá. Bên cạnh đó hình ảnh người phụ nữ hút thuốc lá bị coi là không đứng đắn với phụ nữ á đông nên lượng nữ giới hút thuốc lá rất khiêm tốn. Đây cũng là một điều bất lợi với ngành sản xuất và kinh doanh thuốc lá. Tuy nhiên hiện nay trong bối cảnh tình hình kinh tế – xã hội phát triển như vũ bão thì nếp sống, phong tục tập quán có sự giao thoa giữa các nền văn hoá, có sự thay đổi nhanh chóng trong lối sống, quan niệm xã hội nên việc nhiều thanh niên mới lớn hiện nay kể cả nữ giới hút thuốc lá là điều dễ hiểu vì họ muốn tự khẳng định mình, cảm giác mình tự tin và lớn hơn, sành điệu hơn... nó là điều kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng và phát triển của ngành sản xuất và kinh doanh thuốc lá.
Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng thuốc lá đã thải ra lượng chất thải rắn và khí gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân do vậy hiện nay Chính phủ quy định kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, thải khí độc hại ra môi trường và bắt buộc một số nhà máy sản xuất thuốc lá nằm trong nội thành phải di chuyển đi nơi khác. Nhà máy thuốc lá Sài Gòn đang di chuyển và nhà máy thuốc lá Thăng Long đang trong quá trình chuẩn bị để di dời (không được chậm hơn năm 2010) do vậy việc không đáp ứng đủ lượng hàng cho Công ty Thương Mại Thuốc Lá (đặc biệt trong hai tháng đầu năm 2007) đã ảnh hưởng lớn đến sản lượng tiêu thụ của Công ty.
2.2.3.1. Quy mô dân số
Hiện nay dân số nước ta khoảng trên 84 triệu người với tỷ lệ tăng dân số >1%/năm. Dân số là yếu tố thường xuyên trực tiếp tác động đến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa nói chung và thuốc lá nói riêng, dân số càng đông thì nhu cầu càng lớn, tuy nhiên nó còn chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán, lối sống…Theo số liệu thống kê về tỷ lệ dân số của tổ chức y tế thế giới, mức tiêu thụ bình quân thuốc lá tính cho những người trên 15 tuổi năm 2000 là 1.050 điếu/người và năm 2005 xấp xỉ 1.000 điếu/người (giảm 50 điếu/người/năm). So với mức tiêu thụ thuốc lá bình quân của các nước trên thế giới thì mức tiêu thụ ở Việt Nam còn khá thấp năm 2003 mức tiêu thụ bình quân là 950 điếu/người/năm, giới nữ hầu như không hút thuốc lá.
2.2.3.2. Điều kiện kinh tế
Những chính sách kinh tế của Nhà Nước trong những năm gần đây đã thực sự tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, góp phần làm cho kinh tế nước ta có sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng hoà nhập cùng với sự phát triển của khu vực và thế giới. Trong 10 năm trở lại đây mức tăng trưởng kinh tế trong nước luôn tăng trưởng qua các năm. Giai đoạn 1997-1999 do ảnh hưởng của cuộc khủng ho
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status