Mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội - pdf 23

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Lời mở đầu .4
Chương 1: Lý luận chung về mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại . .5
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại . .5
1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại . .5
1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại . 7
1.1.2.1. Trung gian tài chính .7
1.1.2.2. Tạo phương tiện thanh toán .8
1.1.2.3. Trung gian thanh toán .9
1.1.3.Các hoạt động cơ chính của Ngân hàng thương mại 9
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại .9
1.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn của NHTM 11
1.1.3.3. Các hoạt động khác . . . .12
1.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa . 13
1.2.1. Khái quát về Doanh nghiệp nhỏ và vừa . . .13
1.2.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp nhỏ và vừa . . 13
1.2.1.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam .14
1.2.1.3. Vai trò của các DNN&V trong nền kinh tế . . . 15
1.2.1.4. Nhu cầu vốn của Doanh nghiệp nhỏ và vừa . .17
1.2.2. Hoạt động cho vay của NHTM đối với DNN&V .18
1.2.2.1. Khái niệm cho vay của NHTM đối với Doanh nghiệp . .18
1.2.2.2. Các nguyên tắc cho vay của NHTM đối với Doanh nghiệp 18
1.2.2.3. Quy trình cho vay của NHTM đối với Doanh nghiệp .19
1.2.2.4. Các loại hình cho vay của NHTM đối với Doanh nghiệp .21
1.2.2.5. Đặc điểm cho vay đối với DNN&V tại NHTM .26
1.2.2.6. Chính sách cho vay đối với Doanh nghiệp tại NHTM .26
1.3.Mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM . 27
1.3.1.Khái niệm mở rộng cho vay đối với DNN&V tại NHTM. .27
1.3.2. Lý do cần mở rộng cho vay đối với DNN&V tại NHTM . 27
1.3.2.1. Ý nghĩa của DNN&V đối với nền kinh tế quốc dân . .27
1.3.2.2. Ý nghĩa của hoạt động mở rộng cho vay đối với DNN&V tại Ngân hàng thương mại. . . 28
1.3.3.Các chỉ tiêu làm căn cứ phản ánh mức độ mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại .29
1.3.3.1.Chỉ tiêu số lượng các DNN&V vay tại NHTM . .29
1.3.3.2. Chỉ tiêu mức tăng dư nợ cho vay và doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại . .29
1.3.3.3.Chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng dư nợ cho vay tại Ngân hàng thương mại 30
1.3.3.4.Chỉ tiêu tốc độ tăng dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại .31
1.3.4.Các nhân tố tác động tới hoạt động mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại .31
1.3.4.1.Các nhân tố tác động từ phía Ngân hàng thương mại . 31
1.3.4.2.Các nhân tố tác động từ phía Doanh nghiệp nhỏ và vừa . . 34
1.3.4.3.Các nhân tố tác động từ môi trường vĩ mô.36

Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội .38
2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội . .38
2.2 Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội . 39
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội .39
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội .40
2.3. Thực trạng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội trong các năm 2005, 2006, 2007 . 41
2.3.1. Tình hình kinh tế xã hội tác động đến hoạt động của Ngân hàng trong năm 2005- 2007 . .41
2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội các năm 2005, 2006, 2007 41
2.3.2.1. Hoạt động huy động vốn . . 42
2.3.2.2. Hoạt động tín dụng . .44
2.3.2.3. Hoạt động dịch vụ . .46
2.3.2.4. Kết quả kinh doanh . .48
2.4. Thực trạng mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội .49
2.4.1. Nhu cầu vay vốn của Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội, Nam Hà Nội . .49
2.4.2. Chính sách mở rộng cho vay đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội . . 50
2.4.2.1. Đối tượng khách hàng . . .50
2.4.2.2. Lãi suất áp dụng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa.50
2.4.2.3. Thời hạn cho vay: . . 51
2.4.2.4. cách cho vay . .51
2.4.2.5. Yêu cầu về tài sản đảm bảo . .51
2.4.3. Thực trạng mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội . . 52
2.4.3.1. Số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội . . .52
2.2.3.2. Doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội . 54
2.2.3.3. Dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội . 60
2.2.3.4. Nợ quá hạn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội .65
2.5. Đánh giá hoạt động mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội 66
2.5.1. Các kết quả đạt được trong hoạt động mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội .66
2.5.2. Các mặt còn hạn chế và một số nguyên nhân .67.
2.5.2.1. Các mặt còn hạn chế 67
2.5.2.2. Một số nguyên nhân cơ bản .69
Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội .72
3.1. Định hướng mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội .72
3.1.1. Định hướng phát triển chung của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội .72
3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát . .72
3.1.1.2. Nhiệm vụ trọng tâm .73
3.1.2. Định hướng mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội .73
3.2. Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội .75
3.2.1. Phát triển tăng cường hoạt động huy động vốn .75
3.2.2. Xây dựng phòng marketing Ngân hàng, thực hiện tốt công tác Marketing đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa .77
3.2.3. Đổi mới quy trình, thủ tục cho vay phù hợp với DNN&V 79
3.2.4. Điều chỉnh cơ chế cho vay phù hợp với DNN&V 80
3.2.5. Tách và mở rộng thành phòng tín dụng doanh nghiệp riêng 82
3.2.6. Nâng cao hoạt động nghiên cứu thị trường nhu cầu của Doanh nghiệp nhỏ và vừa .83
3.2.7. Phát triển, xây dựng và triển khai các dịch vụ thoả mãn nhu cầu đa dạng của Doanh nghiệp nhỏ và vừa 84
3.2.8. Đẩy mạnh công tác tổ chức, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ công nhân viên .84
3.3. Kiến nghị 85
3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước .85
3.3.1.1. Kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ .85
3.3.1.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước .86
3.3.1.3. Kiến nghị với các Bộ, ngành có liên quan .87
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 87
3.3.3. Kiến nghị với các Doanh nghiệp với nhỏ và vừa .88
Kết luận 89
Danh mục tài liệu tham khảo . .90

Là một nước có nền kinh tế mới nổi, nhu cầu đầu tư sản xuất ở Việt Nam hiện nay ngày càng cao và số doanh nghiệp đã có sự gia tăng vượt bậc, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN).
Cũng như các quốc gia đang phát triển khác, lực lượng DNVVN Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế thị trường, góp phần đắc lực thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên vấn đề về vốn luôn là một trong những trở ngại lớn đối với các DNVVN, khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN này còn nhiều khó khăn.
Hiện nay, phần lớn NHTM đã xác định bộ phận DNVVN là nhóm khách hàng mục tiêu, trong đó có NH ĐT&PT – Chi nhánh Nam Hà Nội. Những năm vừa qua, hoạt động cho vay DNVVN của Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng chưa đạt được mục tiêu đề ra, chưa khai thác hết tiềm năng của địa phương cũng như chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế.
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, luận văn được kết cấu theo 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay DNVVN của NHTM
Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng ở NH ĐT&PT Nam Hà Nội
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay DNVVN ở NH ĐT&PT Nam Hà Nội
Luận văn “Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội” đã được lựa chọn nhằm mục đích nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động cho vay DNVVN tại Chi nhánh, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị để mở rộng hoạt động này.

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẪN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ
HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về NHTM
1.1.1. Khái niệm NHTM
NHTM xuất hiện từ rất lâu đời trên thế giới, bắt nguồn từ nhu cầu gửi tiền của các nhà buôn và khả năng bảo quản tiền của những người thợ vàng. Những nhà buôn giàu có với gia sản lớn thường tích trữ của cải bằng vàng và gửi gắm ở những người thợ vàng, đồng thời những người kinh doanh nhỏ lẻ lại rất cần tiền để kinh doanh buôn bán. Bên cạnh những người thợ vàng nhanh nhạy, một số nhà quý tộc khác cũng nhận ra tính vô danh của tiền, có thể dùng tiền gửi của người này để cho vay lấy lãi đối với người khác, sau đó đến hạn thanh toán cho người gửi sẽ thu hồi tiền trở lại. Từ đó những người thợ vàng trở nên giàu có, và hình thức đầu tiên của NHTM đã ra đời.
Ngày nay, với sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế thế giới, hệ thống NHTM ngày càng đóng vai trò quan trọng. Mạng lưới NHTM không chỉ nằm trong lãnh thổ nội địa, mà còn mở rộng ra khu vực và quốc tế, phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu và giao thương giữa các nước. NHTM là thành phần không thể thiếu trong mọi hoạt động kinh doanh của mỗi quốc gia.
Về định nghĩa NHTM, đã có nhiều quan điểm cũng như định nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung đều xem xét NHTM với vai trò là một trung gian tài chính trong nền kinh tế thị trường.
Tại Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 định nghĩa NHTM là một tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Luật này còn định nghĩa TCTD là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Theo định nghĩa trên, TCTD bao gồm các NHTM và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tuy nhiên NHTM khác với các TCTD phi ngân hàng ở chỗ, NHTM được thực hiện toàn bô hoạt động ngân hàng, là tổ chức nhận tiền gửi và thực hiện các hoạt động thanh toán. Còn các TCTD phi ngân hàng chỉ được thực hiện một số hoạt động ngân hàng, không được phép nhận tiền gửi cũng như không cung cấp các dịch vụ thanh toán.
Trong nền kinh tế thị trường, NHTM đóng vai trò là một trung gian tài chính, làm nhiệm vụ điều phối lại nguồn vốn trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiết kiệm và đầu tư của xã hội. Với sự tham gia của NHTM, nền kinh tế trở nên sôi động hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí, kích thích tăng trưởng và đầu tư.
Xét trên phương diện là một tổ chức pháp nhân, NHTM cũng hoạt động như một doanh nghiệp và chịu sự điều chỉnh của các Bộ luật ngoài ngành như Luật Dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư.,…và bao gồm nhiều loại hình khác nhau phù hợp với nhu cầu đa dạng của xã hội.
Căn cứ vào hình thức sở hữu có thể chia NHTM thành các loại hình như sau: Ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần , ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Cùng với quá trình mở cửa hội nhập, các NHTM cổ phần ngày càng đóng

p5Y4iOv7nSXc6Uy
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status