Giải pháp và kiến nghị về quản lý chất thải rắn ở thành phố Nam Định - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Các giải pháp và kiến nghị về quản lý chất thải rắn ở thành phố Nam Định



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG, QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2
I. CƠ SỞ KHOA HỌC. 2
1. Quản lý môi trường. 2
1.1. Khái niệm về quản lý môi trường. 2
1.2. Các nguyên tắc quản lý môi trường. 3
1.3. Các nguyên tắc tổ chức quản lý môi trường. 5
1.4. Hệ thống quản lý môi trường hiệu quả. 5
2. Môi trường và các ảnh hưởng mang tính phổ biến của môi trường. 6
2.1 . Khái niệm về môi trường 6
2.2. Các ảnh hưởng mang tỉnh phổ biến của môi trường. 6
2.3 Môi trường và sự phát triển bền vững. 7
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ. 7
1. Luật bảo vệ Môi trường. 7
2. Nghị định 175/CP. 7
3. Các văn bản pháp luật khác. 8
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH NAM ĐỊNH. 9
I.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH NAM ĐỊNH. 9
1. Điều kiện tự nhiên 9
1.1. Vị trí địa lý. 9
1.2. Địa hình. 9
1.3. Khí hậu. 9
1.4. Chế độ thuỷ văn. 9
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. 10
2.1. Đặc điểm xã hội. 10
Số học sinh 12
H.Mỹ Lộc 12
H. Ý Yên 12
H.Nam Trực 12
H.Trực Ninh 12
H.Giao Thuỷ 12
H.Hải Hậu 12
Tổng số 12
Cao đẳng và ĐạI học 13
2.2. Đặc điểm kinh tế. 14
II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH NAM ĐỊNH. 15
1. Hiện trạng môi trường đô thị. 15
1.1 . Về công nghiệp. 15
1.2. Về giao thông. 16
1.3. Về nước thải. 17
1.4. Hệ thống thoát nước. 17
1.5. Bảo đảm nguồn nước sạch đô thị. 18
1.6. Về chất thải rắn. 19
1.7. Chất thải bệnh viện. 20
2. Hiện trạng môi trường nông thôn. 22
2.1. Môi trường công nghiệp ở nông thôn 22
2.2. Hiện trạng môi trượng nông nghiệp ở nông thôn: 25
2.2.1. Tình hình sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp 25
2.2.2. Công tác cung cấp nước sạch nông thôn 27
2.3. Vệ sinh môi trường nông thôn. 29
3. Môi trường biển và vùng ven biển. 30
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH 33
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH. 33
1. Điều kiện tự nhiên-kinh tế- xã hội. 33
1.1. Điều kiện tự nhiên. 33
1.2. Điều kiện xã hội. 33
1.2.1. Dân cư và nguồn lao động. 33
1.2.2. Sức khoẻ cộng đồng 34
1.3. Điều kiện kinh tế. 34
1.4. Cơ sở hạ tầng 35
II. HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH. 35
1. Nguồn phát sinh. 36
2. Thành phần. 36
3. Phân loại chất thải rắn trên địa bàn Nam Định. 37
3.1. Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành. 37
3.2. Phân loại theo thành phần vật lý và hoá học: 37
3.3. Phân loại theo mức độ nguy hại. 37
4. Những hậu quả của chất thải rắn đối với môi trường đô thị. 38
5. Dự báo từ nay đến năm 2010: 38
5.1. Chất thải rắn sinh hoạt. 38
5.2. Chất thải rắn từ chợ. 39
5.3. Chất thải rắn từ xí nghiệp và công sở. 39
5.4. Chất thải rắn bệnh viện. 39
5.5. Rác thải đường hè phố và các công trình công cộng. 40
6. Hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn. 40
III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH 43
1. Công ty môi trường Nam Định 43
1.1. Nhân sự : 43
1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 43
1.3. Tài chính của công ty 44
1.4. Công tác tổ chức quản lý 45
1.5. Các mối quan hệ của công ty. 46
2. Hiện trạng thu gom xử lý chất thải rắn 46
2.1. Thu gom 46
2.1.1. Chất thải rắn thải sinh hoạt. 46
2.1.2. Chất thải rắn xây dựng. 47
2.1.3. Nhân sự và phương tiện thu gom 47
2.2. Xử lý chất thải rắn. 48
IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 48
1. Công tác thu gom. 48
2. Công tác vận chuyển. 49
3. Công tác xử lý. 50
V. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CẦN ĐƯỢC GIẢI QUYẾT 50
1. Công ty môi trường Nam Định 50
2. Công tác thu gom vận chuyển 51
CHƯƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH 53
I. CÁC MỤC TIÊU QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI NAM ĐỊNH. 53
1. Mục tiêu kỹ thuật. 53
2. Mục tiêu môi trường. 53
3. Mục tiêu kinh tế xã hội. 53
4. Mục tiêu tài chính. 54
5. Mục tiêu thể chế. 54
1.Công ty môi trường Nam Định. 54
1.1. Cơ chế hoạt động. 54
1.2. Nhân sự. 55
1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật. 55
2. Cơ quan chức năng. 56
III. CÁC GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ THU GOM, VẬN CHUYỂN. 57
1. Thu gom. 57
2. Vận chuyển. 58
IV. GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ. 58
1. Giới thiệu tình hình xử lý chất thải rắn ở Việt Nam. 58
2. Giới thiệu các công nghệ đang áp dụng hiện nay. 58
2.1. Phương pháp chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. 58
2.2. Phương pháp đốt chất thải rắn. 60
2.3. Ủ chất thải rắn để thu hồi khí sinh học. 60
2.4. Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện: 61
3. Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn cho thành phố Nam Định. 62
Kết luận 63
1.5. Các mối quan hệ của công ty.
Hiện nay công ty đã thiết lập được mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương là các phường xã và uỷ ban nhân dân thành phố. Các tổ chức quần chúng, đoàn thể, chính trị và các ngành chức năng khác. Thông qua mối quan hệ trên để tuyên truyền giáo dục nhân dân, giúp cho họ thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh môi trường. Cũng qua đó mở rộng khai thác nhu cầu phục vụ của khách hàng, mở rộng mạng lưới phục vụ.
1. Hiện trạng thu gom xử lý chất thải rắn
2.1. Thu gom
1.1.1. Chất thải rắn thải sinh hoạt.
ã Tình hình thu gom chất thải rắn trong hộ dân, cơ quan, xí nghiệp:
Thực tế mỗi ngày công ty môi trường Nam Định mới chỉ thu gom được 60% lượng chất thải rắn trong dân, nhiều khu vực như khu Đông An, Mả Chói, Bãi Vượt, Ô 18,19,20, tiểu khu Thống Nhất, các hộ dân ven trục đường vào thành phố vẫn chưa được thu gom, còn đổ thải tuỳ tiện.
Thời gian thu gom chất thải rắn trong hộ dân đã đi vào nề nếp, chủ yếu thu từ 17h-21h hàng ngày, có kẻng báo đổ rác.
ã Việc thu gom rác trên đường phố:
Hầu hết các đường phố chính trong thành phố đều có công nhân quét rác, thời gian chính từ 5h-6h sáng, 19 đường phố chính trong thành phố công ty bố trí công nhân quét bổ xung (đi tua) để bảo đảm đường phố luôn sạch đẹp.
ã Các điểm thu gom chất thải rắn tập trung:
Trong địa bàn 15 phường nội thành có 14 điểm thu gom chất thải rắn tập trung và 4 điểm phụ, mỗi điểm có khối lượng từ 10-20m3/ngày, chất thải rắn được tập trung tại lòng đường và giải tỏa vào 2 thời điểm buổi sáng từ 5h-9h, buổi chiều từ 17h-21h.
Thời gian giải toả chất thải rắn có ưu tiên các điểm chính như: điểm chân cầu Đò Quan, trường Kim Đồng, trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật, bốt điện dốc Lò Trâu, bến ô tô mới, ngã 6 Năng Tĩnh, nghĩa trang Văn Miếu, trường Cao Đẳng Sư Phạm. Những điểm này thời gian giải toả đều trước 7 h sáng đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn giao thông đi lại. Còn các điểm như sợi C, đường Hoàng Hoa Thám, cổng nhà máy giấy, vườn hoa Chéo, trường Hùng Vương, chợ Đồng Tháp Mười hàng ngày rác được giải toả 8-9h sáng gây ô nhiễm môi trường cản trở khả năng đi lại của nhân dân nhất là các em học sinh, gây mất mỹ quan thành phố. Qua xem xét 14 điểm tập kết chất thải rắn thấy rằng có 7/14 điểm đặt cạnh trường học, bệnh viện thậm chí có 1 điểm đặt cạnh giếng nước sinh hoạt của dân cư như điểm cạnh cổng nhà máy giấy có nguy cơ ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt hàng ngày của nhân dân và sức khoẻ cộng đồng.
1.1.2. Chất thải rắn xây dựng.
Rác thải sinh hoạt được quan tâm thu gom, ngược lại chất thải rắn xây dựng tại nhiều đường phố vỉa hè chưa được quan tâm thu gom, nhiều hộ gia đình trong xây dựng còn đổ bừa bãi vật tư, nguyên liệu ngay tại vỉa hè, lòng đường nhiều ngày gây cản trở giao thông, gây bụi và mất mỹ quan thành phố, phổ biến là các đường phố: Trần Tế Xương, Trần Đăng Ninh, đường bờ sông, đường Thanh Niên, Lê Hồng Phong.
1.1.3. Nhân sự và phương tiện thu gom
Mỗi điểm thu gom có số công nhân từ 13-18 người, chịu trách nhiệm quét dọn 4-6 tuyến đường, thu gom chất thải rắn của 2000-4000 hộ dân, 10-15 cơ quan, nhà máy xí nghiệp. Lượng chất thải rắn phải quét dọn thu gom của mỗi tổ từ 15-25m3/ngày. Thời gian làm việc của mỗi công nhân là 8h/ngày, buổi sáng từ 5h-9h, buổi tối từ 17-21h. Mỗi điểm thu gom có từ 13-18 xe đẩy tay. Hàng ngày có 6 chiếc xe ô tô chở rác từ các điểm tập trung về bãi chôn lấp chất thải rắn thành phố, bình quân mỗi xe ô tô phụ trách từ 1-3 điểm tập trung, có ưu tiên trở điểm chính trước, điểm phụ sau, mỗi xe chởp từ 4-5 chuyến mỗi ngày, mỗi chuyến trở được 6 - 8m3, thời gian một chuyến hết 1h30, khi vận chuyển trên đường đều có bạt che đậy.


m6OAG1mGnWN4D71
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status