Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam tồn tại và giải pháp - pdf 23

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1
1. Khái niệm chính sách tiền tệ (CSTT) 1
2. Các tác nhân trong quá trình cung ứng tiền tệ 1
3. Mục tiêu của CSTT 2
3.1. Tăng việc làm 3
3.2. Mục tiêu ổn định lãi suất, giá cả, thị trường tài chính và thị trường ngoại hối 3
3.3. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5
4. Công cụ của CSTT 5
4.1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 5
4.2. Chính sách chiết khấu 7
4.3. Nghiệp vụ thị trường tự do 8
4.4. Hạn mức tín dụng 9
4.5. Quản lý lãi suất NHTM 10
PHẦN II. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CSTT Ở VIỆT NAM 11
TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP 11
1. Sơ lược quá trình phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam 11
2. Thực hiện CSTT thời kỳ trước đổi mới 14
3. Thực hiện CSTT thời kỳ đổi mới 18
3.1. Chính sách tỷ giá 20
3.2. Chính sách lãi suất 23
3.3. Hoạt động tái cấp vốn 24
3.4. Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM 25
3.5. Hoạt động của thị trường mở 26
4. Những tồn tại và giải pháp 27
Phần I: Cơ sở lý luận chung
1. Khái niệm chính sách tiền tệ (CSTT)
Ta có thể định nghĩa: “Chính sách tiền tệ là một chính sách của Nhà nước, của NHTƯ trong việc thay đổi cung cầu tiền trong nền kinh tế, trên cơ sở đó tác động vào các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác như lạm phát, thất nghiệp, ....”. Tiền tệ ở đây được hiểu như là tổng các phương tiện thanh toán mà người ta sẵn sàng chấp nhận để mua bán hàng hoá, dịch vụ, thanh quyết toán các khoản nợ của mình, bao gồm các loại giấy bạc và tiền kim loại do NHTƯ phát hành, các chứng khoán và giấy tờ có giá khác.
Nhiệm vụ của CSTT là phải cung cấp đầy đủ các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế quốc dân, bảo đảm lượng tiền cung ứng cho quá trình lưu thông hàng hoá. Nếu thừa phương tiện thanh toán sẽ gây ra những chi phí về phát hành giấy bạc, công trái, ... và dẫn tới lạm phát do thừa phương tiện thanh toán để mua hàng hoá trên thị trường nội địa cũng như làm tăng tỷ giá của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Nhưng nếu thiếu phương tiện thanh toán thì có thể làm ách tắc quá trình lưu thông hàng hoá, gây ra hàng loạt các hậu quả xấu. Vì thế điều tiết tốt lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế là rất quan trọng.
Có hai loại CSTT: CSTT mở rộng (lỏng) là chính sách được thực hiện nhằm mục tiêu tăng lượng cung tiền trong nền kinh tế, làm cho nền kinh tế trở nên sôi động hơn, đầu tư tăng lên và sản xuất kinh doanh mở rộng vì trong giai đoạn đầu thì lãi suất vốn vay ngân hàng có thể giảm và các nhà đầu tư dự tính tới một nền kinh tế mạnh hơn, dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống, sau đó lãi suất có thể tăng vì người tiêu dùng tính rằng việc tăng lượng tiền có thể dẫn tới lạm phát, họ tiêu dùng nhiều hơn....; ngược lại, CSTT thắt chặt (chặt) nhằm làm cho giảm mức cung tiền trong nền kinh tế, dẫn tới những hiệu ứng trái ngược với CSTT mở rộng.
2. Các tác nhân trong quá trình cung ứng tiền tệ
Quá trình cung ứng tiền tệ có bốn tác nhân: Ngân hàng trung ương (NHTƯ), các ngân hàng thương mại (NHTM- hay tổ chức nhận tiền gửi), những người gửi tiền, và những người vay tiền.
Trong một quốc gia thì CSTT có thể do NHTƯ xây dựng và quyết định, cũng có thể do cơ quan khác quyết định tuỳ theo trình độ phát triển của công nghệ ngân hàng và cơ cấu tổ chức Nhà nước của quốc gia đó. Tuy nhiên trong mọi nền kinh tế hiện đại thì CSTT luôn là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng của Nhà nước, và là hoạt động cơ bản nhất của NHTƯ. Lịch sử hình thành các NHTƯ cũng dựa trên hai cơ sở là do nhu cầu của các NHTM (là “ngân hàng của các ngân hàng”) và nhu cầu của quản lý Nhà nước. Hoạt động của NHTƯ nhằm hai mục đích chính là ổn định giá trị đồng nội tệ và đảm bảo cho hoạt động của các ngân hàng trong nước được an toàn và hiệu quả. Khi NHTƯ độc lập với Chính phủ, độc lập và có thể cho vay với Kho bạc nhà nước thì nó thực hiện chức năng ổn định giá cả đồng tiền thông qua các biện pháp nghiệp vụ, bao gồm cả việc quyết định CSTT. Còn trong điều kiện NHTƯ không độc lập với Chính phủ (Thống đốc NHTƯ là một thành viên của Chính phủ) thì việc thông qua CSTT phải được sự đồng ý của Chính phủ.
Các ngân hàng và tổ chức nhận tiền gửi khác nhận tiền gửi từ các cá nhân và tổ chức và thực hiện cho vay đến các đối tượng trong nền kinh tế. Tại các nước có trình độ công nghệ ngân hàng cao thì các tổ chức nhận tiền gửi có thể bao gồm các NHTM, các công ty tiết kiệm và cho vay, các ngân hàng tiết kiệm tương trợ, và các liên hiệp tín dụng. Còn tại các nước có trình độ công nghệ ngân hàng thấp hơn thì loại hình tổ chức nhận tiền gửi kém đa dạng hơn do khả năng quản lý kém hơn.
Những người gửi tiền là các cá nhân và tổ chức có quyền chiếm hữu và định đoạt với tiền gửi ở ngân hàng, còn ngân hàng chỉ có quyền sử dụng vốn huy động được cho hoạt động tín dụng và đầu tư khác của ngân hàng ngoài phạm vi tiền dự trữ bắt buộc.
Những người vay tiền là mọi cá nhân và tổ chức vay tiền từ các tổ chức nhận tiền gửi hay từ các tổ chức phát hành trái khoán, các trái khoán đó được các tổ chức nhận gửi mua.
Điều hành chính sách tiền tệ là do NHTƯ của mỗi quốc gia, nhưng không thể không xem xét trong mối quan hệ tác với các tác nhân này.
3. Mục tiêu của CSTT
Việc thực hiện CSTT ở bất kỳ một quốc gia nào cũng nhằm vào những mục tiêu cơ bản sau:
3.1. Tăng việc làm.
Mọi quốc gia đều cần tính đến mục tiêu tăng việc làm nhằm ổn định xã hội, giảm bớt các tệ nạn do tình trạng thất nghiệp gây ra như trộm cắp, ma tuý, ... và tận dụng các tài nguyên về con người cũng như vật chất của đất nước, ngày càng nâng cao mức sống của người dân. Tuy nhiên tỷ lệ công ăn việc làm cao không phải ở quốc gia nào cũng như nhau. Những quốc gia có nền kinh tế phát triển cao có thể xem xét đến tỷ lệ thất nghiệp (hay tỷ lệ có việc làm) nên là bao nhiêu để vừa kích thích sự phát triển của nền kinh tế, vừa tạo ra động lực cạnh tranh cho người lao động- vì nếu không có thất nghiệp thì sẽ không có sự cạnh tranh trong lực lượng lao động và do đó làm giảm năng suất lao động- tỷ lệ này gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Sức ép phải giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đây không lớn như ở các nước cùng kiệt vì mức thu nhập bình quân đầu người của họ đã cao hơn nhiều so với nhu cầu để duy trì cuộc sống. Còn các nước đang phát triển kinh tế chưa thể xem xét đến tỷ lệ đó, mà mục tiêu của mọi chính sách kinh tế là làm sao để giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống càng thấp càng tốt. Khi đó để tạo ra thêm công ăn việc làm cần thực hiện CSTT lỏng, làm giảm lãi suất, tăng hoạt động đầu tư vào sản xuất kinh doanh,... từ đó tăng dần lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế.
3.2. Mục tiêu ổn định lãi suất, giá cả, thị trường tài chính và thị trường ngoại hối.
Mục tiêu ổn định lãi suất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư trong việc tính toán mua bán lâu dài các tài sản lớn và tiện cho các doanh nghiệp trong việc khảo sát nhu cầu thị trường để dự báo lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Với xu hướng phát triển loại hình mua bán trả góp để tăng nhanh vòng quay vốn và tạo công ăn việc làm cho người lao động thì việc ổn định lãi suất ngày càng quan trọng.

skL260hOzHYtaz7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status