Thực trạng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Thực trạng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế



MỤC LỤC
lỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
I. BẢN CHẤT, VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI VỚI QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ CỦA VIỆT NAM . .2
1. Một vài khái niệm. 2
1.1. Toàn cầu hoá kinh tế quốc tế. 2
1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế . 3
2. Bản chất của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. 4
3. Bản chất và vai trò của thương mại Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế. 5
3.1. Bản chất kinh tế của thương mại. 5
3.2. Vai trò của Thương mại Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế. 6
II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG QÚA TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ . .7
1. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 7
1.1. Mục tiêu: 7
1.2. Tiến trình. 7
1.3. Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế. 8
2. Cơ hội và thách thức của thương mại Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế. 9
2.1. Cơ hội. 9
2.2. Thách thức: 10
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QÚA TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM . .11
1.1. Hệ thống luật pháp chính sách-Vai trò của nhà nước. 11
1.2. Bản thân các doanh nghiệp 13
2. Các nhân tố khách quan. 14
2.1. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất 14
2.2. Thể chế kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ. 14
2.3. Sự phát triển mạnh mẽ của các Công ty xuyên quốc gia. 15
2.4. Vai trò của các định chế kinh tế tài chính quốc tế. 16
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .18
I. ĐẶC ĐIỂM, QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP . . .18
1. Thương mại Việt Nam trước năm 1985 18
2. Thương mại Việt Nam từ năm 1986 đến nay: 19
II. THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP HIỆN NAY .21
1. Những thành tựu đã đạt được. 21
2. Những hạn chế cần khắc phục 25
III. NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA QUA NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .28
1. Về kết quả đạt được: 28
2. Về hạn chế và tồn tại 29
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .31
I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .31
1. Mục tiêu: 31
2. Phương hướng phát triển: 32
II. NHỮNG GIẢI PHÁP CHO THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP . . 33
1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế thương mại 33
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh 33
3. Hoàn thiện chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế 35
4. Đào tạo nguồn nhân lực: 35
5. Đẩy mạnh đàm phán gia nhập WTO: 36
6. Mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài: 37
III. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TRÊN: 39
1. ổn định về chính trị và kinh tế, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị với các nước trong khu vực và trên thế giới. 39
2. Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện khung Pháp luật phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 39
3. Tăng cường việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. 41
4. Đẩy mạnh cải cách hành chính và bộ máy quản lý. 41
KẾT LUẬN .42
PHỤ LỤC 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .50
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ủa các định chế kinh tế tài chính quốc tế là nhằm thúc đẩy qúa trình toàn cầu hoá kinh tế.
Các định chế kinh tế quốc tế có vai trò quan trọng trong qúa trình toàn cầu hoá kinh tế là WTO, IMF, WB và các liên kết kinh tế khu vực như EU, NAFTA,...
Hoạt động của WTO nhằm thúc đẩy tiến trình tự do hoá thương mại hàng hoá và dịch vụ, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các quốc gia thành viên, nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các quốc gia thành viên...
Các định chế tài chính tiền tệ quốc tế như WB, IMF,... tham gia vào điều chỉnh quan hệ tài chính tiền tệ giữa các quốc gia thành viên và thực hiện cho vay để hỗ trợ qúa trình phát triển kinh tế - xã hội. WB cho vay theo các dự án chương trình phát triển dài hạn, IMF chủ yếu cho các nước bị thâm hụt cán cân thanh toán vay ngắn hạn và trung hạn. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thúc đẩy các quốc gia trong khu vực tiến tới những chuẩn mực chung trong qúa trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và thực chất là thúc đẩy phân công lao động quốc tế sâu sắc trong nội bộ tổ chức. Ngoài ra nó thúc đẩy việc hình thành một thị trường thống nhất trong khu vực.
chương Ii
thực trạng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
I. Đặc điểm, quá trình phát triển của thương mại việt nam trong quá trình hội nhập
1. Thương mại Việt Nam trước năm 1985
Trong phần này chúng ta sẽ chỉ đề cập đến thương mại Việt Nam từ khi đất nước thống nhất đến năm 1985 tức là giai đoạn 1975-1985.
Sau khi thống nhất đất nước ta đứng trước rất nhiều khó khăn do trình độ phát triển kinh tế của cả nước còn thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, nền kinh tế còn bị lệ thuộc chủ yếu về bên ngoài. Bên cạnh đó chiến tranh đã để lại những hậu quả kinh tế nặng nề.
Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để khôi phục và phát triển kinh tế. Ngày 18/4/1977 Chính phủ đã ban hành điều lệ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Kim ngạch xuất khẩu thời kỳ này có tăng qua từng năm nhưng ở tốc độ chậm. Năm 1976 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta là: 1,2 tỷ USD đến năm 1985 là 2,6tỷ USD.
Nhược điểm của cơ chế kế hoạch hoá tập trung ngày càng thể hiện rõ nét, bên cạnh đó chúng ta mắc một số sai lầm trong cải cách nên khủng hoảng kinh tế xã hội diễn ra gay gắt nhất là những năm cuối của giai đoạn này.
* Một số đặc điểm của thương mại Việt Nam trong thời kỳ này là:
Thứ nhất: Các doanh nghiệp thương mại quốc doanh và tập thể hoàn toàn kiểm soát khâu phân phối lưu thông hàng hoá. Hoạt động thương mại được thực hiện theo địa chỉ cụ thể và theo giá cả, chỉ tiêu kế hoạch.
Thứ hai: Hoạt động kinh doanh các loại hàng hoá được phân chia theo tính chất sử dụng như: Tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, lưu thông trong nước, lưu thông nước ngoài. Ngoài ra còn có hệ thống kinh doanh thương mại những vật tư hàng hoá tiêu dùng của các Bộ, Ngành theo nguyên tắc sản xuất - tiêu dùng.
Thứ ba: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại - dịch vụ chưa thống nhất, còn phân tán ở các Bộ như: Bộ ngoại thương, Bộ vật tư, Bộ nội thương.
Thứ tư: Thương mại thời kỳ này chỉ đóng vai trò là "người nội trợ trung thành" của nhân dân. Hoạt động thương mại chủ yếu nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu của nền kinh tế với đặc trưng là mang nặng tính bao cấp và phi lợi nhuận. Bất kỳ hành vi nào có tính chất trục lợi đều bị người đời nhìn với con mắt ghẻ lạnh, bị coi là "con phe", về mặt pháp lý, bị coi là hành vi bất hợp pháp. Các hoạt động buôn bán, kinh doanh để hưởng chênh lệch giá ở thời kỳ này không đượcn thừa nhận và do đó không có chính sách khuyến khích thương mại phát triển. Bản chất của thương mại, của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận, là vì mục đích chính đáng của những ai muốn làm giầu và làm giầu một cách hợp pháp thật quá xa lạ với mọi người dân, mọi tổ chức, mọi đoàn thể và với cả Nhà nước. Các hoạt động thương mại lúc đó không phải do những thương nhân - những người hành nghề thương mại thực hiện mà do Nhà nước độc quyền.
2. Thương mại Việt Nam từ năm 1986 đến nay:
Đại hội Đảng lần thứ VI đã đánh dấu một bước ngoặc trong đổi mới cơ chế, chính sách và quản lý kinh tế nói chung và thương mại - dịch vụ nói riêng.
Tình hình kinh tế xã hội 5 năm sau Đại hội VI diễn biến phức tạp, khó khăn: Ba năm liền lạm phát ở mức 3 con số, nhiều Xí nghiệp quốc doanh thua lỗ sản xuất cầm chừng, đời sống nhân dân khó khăn. Trong tình hình ấy Đảng và Nhà nước đã ra sức khắc phục khó khăn, giữ vững ổn định chính trị, từng bước đưa Nghị quyết Đại hội VI và cuộc sống.
Từ một nước thiếu hụt lương thực, đến năm 1989 nước ta đã xuất khẩu những tấn gạo đầu tiên, hàng tiêu dùng ngày càng đáp ứng được nhu cầu của xã hội, lạm phát giảm dần. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dần được hình thành.
Tuy vậy, phải đến năm 1991, sau khi có Nghị quyết Đại hội VII, cơ chế chính sách của mô hình thị trường cũ mới cơ bản bị phá vỡ . Điều này tạo điều kiện cho sự phát triển thị trường và thương mại, dịch vụ. Các hàng rào cản trở lưu thông hàng hoá bị xoá bỏ, liên doanh liên kết kinh tế được khuyến khích.
Nhận thức được vai trò quan trọng của XNK Nhà nước đã ban hành nghị định 114/HĐBT ngày 7/4/1992 và tiếp đó là Nghị định 33/CP ngày 19/4/1994 thay thế Nghị định trên nhằm đổi mới quản lý Nhà nước trong XNK theo hướng bảo đảm sự quản lý Nhà nước thống nhất đối với XNK, nới lỏng cơ chế quản lý để khuyến khích phát triển xuất khẩu ở vùng còn khó khăn, mở rộng quyền trực tiếp xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất.
Đối với chính sách tự do lưu thông hàng hoá, Nhà nước đã ban hành các Nghị định về tổ chức lại công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn lậu và quy định về hàng hoá cấm kinh doanh và hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện (Nghị định 02/CP ngày 05/01/1995).
Ngày 03/01/1996 Nhà nước ban hành nghị định về xử phạt quy định hành chính trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và Nghị định số 11/CP ngày 3/3/1999 của Chính phủ về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.
Để khuyến khích xuất khẩu Chính phủ ban hành nghị định 75/CP ngày 31/7/1998 cho phép các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế mở rộng kinh doanh XNK. Theo hướng thúc đẩy xuất khẩu và từng bước giảm bảo hộ thị trường nội địa cho phù hợp với các cam kết Quốc tế. Ngày 4/4/ 2001 Nhà nước ban hành Quyết định số 46/2001/QĐ - TTg về quản lý XNK hàng hoá thời kỳ 2001 -2005. Trong quá trình mở cửa nền kinh tế chúng ta đã và đang tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế khu vực và Quốc tế, ký hiệp định thương mại với nhiều Quốc gia trên thế giới.
Ngày 17/7/1995 nước ta và liên minh Châu âu đã ký hiệp định chung về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật. Ngày 28/7/1995 nước ta trở thành thành viên thứ 7 ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status