Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty Dệt Minh Khai - pdf 23

Download miễn phí Luận văn Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty Dệt Minh Khai



MỤC LỤC
 
Lời nói đầu 1
Phần I. Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu 3
I. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu 3
1. Khái niệm bản chất của hoạt động xuất khẩu 3
2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 4
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 16
1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp 16
2. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp 19
III. ý nghĩa của việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu 21
1. Đốivới nền kinh tế quốc dân 21
2. Đối với doanh nghiệp 22
Phần II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai 24
I. Giới thiệu khái quát về công ty dệt Minh Khai: 24
1. Lịch sử hình thành của công ty: 24
2. Quá trình phát triển: 25
II. Những đặc điểm chủ yếu của công ty có ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu : 28
1. Tính chất và nhiệm vụ sản xuất: 28
2. Đặc điểm về sản phẩm và cơ cấu sản phẩm của công ty; 29
3. Đặc điểm thị trường xuất khẩu của công ty; 30
4. Đặc điểm máy móc thiết bị 32
5. Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất 33
6. Đặc điểm lao động: 34
7. Đặc điểm cơ cấu sản xuất và bộ máy quản lý của công ty: 36
III. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty 39
1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 39
2. Tình hình xuất khẩu của công ty trong thời gian qua 43
3. Tình hình thực hiện các công tác cơ bản nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện hoạt động xuất khẩu ở công ty dệt Minh Khai. 60
4. Chính sách giá xuất khẩu của công ty 65
5. Kênh phân phối trên thị trường xuất khẩu của công ty 66
IV. Đánh giá kết quả của việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai 67
1. Những đánh giá chung về kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai đã đạt được 67
2. Những thành tựu mà công ty đạt được 68
3. Những khó khăn tồn tại 70
Phần III. Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai trong thời gian tới 75
I. Cục diện cạnh tranh xuất khẩu trong thương mại hàng dệt may thế giới và định hướng của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 75
1. Cục diện cạnh tranh xuất khẩu thương mại hàng dệt may thế giới hiện nay 75
2. Định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 76
II. Phương hướng phát triển của công ty dệt Minh Khai 79
III. Một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai . 80
1. Tổ chức tốt công tác điều tra nghiên cứu thị trường 80
2. Hoàn thiện kênh phân phối xuất khẩu trên thị trường truyền thống, mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới - đồng thời củng cố vững chắc thị trường nội địa 84
3. Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm 88
4. Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng đội ngũ công nhân tay nghề cao tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý 91
IV. Một số kiến nghị 93
1. Kiến nghị với nhà nước 93
2. Kiến nghị với công ty 94
Kết luận 96
Danh mục tài liệu tham khảo 98
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


4.038.000 USD tức là chỉ bằng 95% so với năm 2001 (4.240.000USD). Điều này có thể giải thích bằng các nguyên nhân sau:
Kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2002 giảm do giá khăn xuất khẩu của công ty giảm đi nhiều so với năm 2001 khoảng 10-15%. Sở dĩ giá xuất khẩu của công ty giảm là do có sự cạnh tranh về giá giữa các công ty xuất khẩu hàng dệt may ở Việt Nam, các công ty này liên tục tự giảm giá để cạnh tranh, giành quyền được ký hợp đồng xuất khẩu. Mặt khác các đối tác phía Nhật Bản khi sang đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu thường đưa ra mức giá giao dịch rất rẻ là mức giá mà Trung Quốc xuất khẩu vào Nhật Bản để gây sức ép buộc công ty phải giảm giá theo họ.
Do chính phủ Nhật Bản hiện nay đang có ý định hạn chế nhập khẩu mặt hàng dệt nên Bộ Thương Mại Việt Nam đã yêu cầu các công ty Việt Nam xuất khẩu sản phẩm dệt vào thị trường Nhật Bản phải hạn chế số lượng xuất khẩu để phía Nhật Bản không áp dụng biện pháp tự vệ tức là hạn chế nhập khẩu nữa. Chính vì vậy mà số lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty bị giảm đi dẫn đến kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này bị giảm xuống.
Qua phân tích tình hình xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản của công ty, chúng ta có thể thấy trở ngại lớn nhất của công ty đối với việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đó là vấn đề khả năng cạnh tranh của công ty Trong những năm qua thông qua việc xuất khẩu sản phẩm khăn bông công ty đã chiếm lĩnh được thị trường Nhật Bản với một thị phần không nhỏ chính bởi vì chất lượng sản phẩm của công ty. Thị trường Nhật Bản là một thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng mẫu mã, giá cả, thời gian giao hàng. Sản phẩm hàng hoá xuất khẩu sang Nhật Bản muốn tồn tại và phát triển được phải có chất lượng cao bao bì hấp dẫn để có thể chỉ ra cho người mua biết ngay đó là sản phẩm tốt, an toàn đồng thời phải thoả mãn tốt các tiêu chuẩn do người tiêu dùng đòi hỏi và các quy định khác từ chất lượng, nhãn mác, an toàn vệ sinh. Sản phẩm khăn bông của công ty sản xuất ra đã đảm bảo được các yêu cầu về thông số kỹ thuật cũng như về mẫu mã chủng loại dó đó đã tạo được uy tín đối với khách hàng Nhật Bản và sản phẩm của công ty được người tiêu dùng Nhật Bản rất ưa chuộng.
Song không phải duy nhất công ty là nhà cung cấp khăn bông trên thị trường Nhật Bản mà còn rất nhiều các đối thủ cạnh tranh khác. Hiện tại công ty đang phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp xuất khẩu khăn bông của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia...đặc biệt là từ Trung Quốc. Các sản phẩm khăn bông của Trung Quốc mặc dù có chất lượng không cao hơn so với chất lượng sản phẩm cuả công ty nhưng lại có lợi thế là giá cả xuất khẩu rẻ hơn. Trung Quốc là nước đông dân, nguồn lao động dồi dào do đó chi phí lao động cho một sản phẩm dệt thấp. Hơn nữa, Trung Quốc lại hầu như tự cung cấp được các loại thiết bị máy móc để sản xuất, tự cung cấp được tới 80% nguyên liệu và hoá chất cho sản phẩm dệt, đồng thời chính phủ Trung Quốc lại tạo mọi điều kiện ưu đãi cho ngành dệt may nên sản phẩm của Trung Quốc có giá thành hạ. Trong khi đó để sản xuất khăn bông xuất khẩu công ty phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài, hơn nữa phải đầu tư nhiều để đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất nên chiphí giá thành sản xuất sản phẩm mới đội lên cao, làm cho sản phẩm của công ty có giá bán cao.
Đặc biệt là Trung Quốc vừa mới gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới WTO nên thuế xuất khẩu các sản phẩm của Trung Quốc cũng dược giảm nhiều.Đây là một bất lợi lớn đối với toàn ngành dệt may Việt Nam cũng như đối với công ty, buộc công ty phải có biện pháp đối phó với vấn đề này.
Lợi thế của công ty trong xuẩt khẩu sản phẩm khăn bông sang thị trường Nhật Bản đó là chất lượng sản phẩm. Do hầu hết phải nhập khẩu các nguyên liệu hoá chất và máy móc thiết bị của nước ngoài nên sản phẩm có giá thành cao nhưng nhờ thế mà sản phẩm của công ty lại có được chất lượng tốt, sản phẩm làm ra có độ bền cao, thấm nước, mịn, màu sắc đẹp nên đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng do đó sản phẩm rất được người tiêu dùng Nhật Bản ưu chuộng.
Mặc dù biết sản phẩm của công ty có chất lượng cao hơn xong các công ty thương mại Nhật Bản vẫn dựa vào giá cả sản phẩm của Trung Quốc để gây sức ép buộc công ty phải giảm giá xuất khẩu. Bất lợi của công ty ở đây là dù công ty xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Nhật Bản nhưng sản phẩm của công ty chưa tới thẳng tay người tiêu dùng mà phải qua các công ty thương mại trung gian do đó sản phẩm của công ty khi đến được với người tiêu dùng thì giá cả cũng bị tăng lên do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty.
Một vấn đề nan giải đối với công ty và cũng là bài toán khó đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đó là vấn đề thương hiệu. Sản phẩm của công ty mặc dù đã chiếm lĩnh được thị trường Nhật Bản, người tiêu dùng Nhật Bản đã biết đến sản phẩm của công ty, tuy nhiên không dưới thương hiệu của công ty mà phải thông qua thương hiệu của các nhà phân phối là các công ty thương mại Nhật Bản. Vấn đề thương hiệu là yếu tố hết sức quan trọng có thể giúp công ty đứng vững được trên thị trường Nhật Bản. Một thương hiệu tốt sẽ ra uy tín và hình ảnh đẹp cho công ty trong con mắt người tiêu dùng. Trong tương lai công ty nhất định phải giải quyết được vấn đề này để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản.
Thị trường EU
Quan hệ thương mại Việt Nam EU đang ngày càng phát triển và có triển vọng tốt đẹp. Hiện nay EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam. Từ những năm 1980 Việt Nam đã thực hiện xuất khẩu hàng dệt may sang một số nước thành viên EU như Đức, Pháp, Anh... xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đặc biệt phát triển mạnh từ khi có hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam EU. Sau khi hiệp định này được ký vào ngày 15/12/1992 và có hiệu lực vào năm 1993 từ chỗ hầu như bị cấm vận, hàng dệt may xuất khẩu vào EU đến năm 1999 đã gần 700triệu USD và năm 2000 tăng thêm khoảng 150 triệu USD. Hiện nay xuất khẩu hàng dệt may sang EU chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may hàng năm của Việt Nam.
Tuy nhiên xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU chủ yếu là dựa vào hạn ngạch mà EU quy định cho Việt Nam. Do đó công tác marketing trên thị trường này chưa được doanh nghiệp Việt Nam chú trọng, thiếu thông tin về thị trường giá cả thị hiếu và chủng loại hàng dệt may được ưa chuộng tại các thời điểm trong năm.
Đối với công ty dệt Minh Khai thị trường EU chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường của công ty. Theo đánh giá của công ty phần tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU chỉ đạt khoảng 3-5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Công ty xuất khẩu sang thị trường EU các mặt hàng khăn tắm, khăn mặt, khăn ăn, thảm chùi chân, áo choàng tắm và một số loại khăn Jacquard.
Thông...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status