Những biện pháp hạn chế rào cản từ liên minh châu âu (EU) của Việt Nam - pdf 24

Download miễn phí Luận văn Những biện pháp hạn chế rào cản từ liên minh châu âu (EU) của Việt Nam



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI VÀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) 4
1.1. Tổng quan về rào cản thương mại 4
1.1.1. Khái niệm rào cản thương mại 4
1.1.2. Nội dung rào cản thương mại của EU 4
1.2. Chính sách ngoại thương của EU 8
1.2.1. Một vài nét về EU 8
1.2.2. Chính sách ngoại thương của EU 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RÀO CẢN CỦA EU ĐỐI VỚI VIỆT NAM 22
2.1. Tổng quan về quan hệ EU – Việt Nam và chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam 22
2.1.1. Tổng quan về quan hệ EU – Việt Nam 22
2.1.2. Chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam 28
2.2. Các rào cản của EU đối với Việt Nam 33
2.2.1. Rào cản thuế quan của EU 33
2.2.2. Rào cản phi thuế quan 35
2.3. Những tác động của rào cản thương mại của EU đối với Việt Nam 41
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RÀO CẢN TỪ EU CỦA VIỆT NAM 45
3.1. Giải pháp về phía nhà nước 45
3.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp 48
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ản phẩm nội địa và hàng nhập khẩu. Ví dụ, các sản phẩm đang phải đương đầu với loại thuế này là đồ uống có cồn, thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá, và dầu khoáng sản được dùng làm nhiên liệu. Thuế tiêu thụ dánh vào dầu và các sản phẩm dầu bao gồm cả một loại “thuế xanh” để gây quỹ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Điều đó nhấn mạnh rằng thuế tiêu thụ không được hài hòa ở EU. Do vậy, mức thuế tiêu thụ đối với một sản phẩm nhất định có thể khác biệt giữa các nước thành viên.
- Thuế giá trị gia tăng
Tất cả các sản phẩm bán ở EU là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT). Nhìn chung, mức thuế thấp áp dụng đối với các sản phẩm tất yếu và mức thuế cao áp dụng đối với các sản phẩm xa xỉ. Mặc dù, mực tiêu ban đầu là hài hòa thuế quan, các miền thuế đã được thu hẹp nhưng sự khác biệt đáng kể vẫn còn tồn tại giữa các nước thành viên EU. Tuy nhiên, sự hài hòa thuế quan vẫn nằm trong Chương trình nghị sự và do vậy có thể nhận ra ở giai đoạn sau.
- Giấy phép nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu có thể được yêu cầu đối với hàng nhậy cảm và hàng chiến lược, trong số này có hàng dệt (theo các quy tắc của Hiệp định đa sợi - MFA), các sản phẩm thép, than đá và than cốc, và vũ khí. Giấy phép nhập khẩu thông thường được cấp không có quá nhiều khó khăn và nhà nhập khẩu có trách nhiệm viết đơn xin cấp giấy phép. Nếu số lượng sản phẩm giảm theo Hiệp định đa sợi (MFA) và là đối tượng của hạn ngạch nhập khẩu, thì nhà xuất khẩu phải cung cấp cho nhà nhập khẩu giấy phép xuất khẩu hay giấy chứng nhận xuất khẩu đẻ nhà nhập khẩu xin được giấy phép nhập khẩu.
- Hạn ngạch
Hạn ngạch là sự hạn chế về số lượng hàng nhập khẩu hay xuất khẩu và được sử dụng để điều chỉnh nguồn cung. Hạn ngạch phổ biến nhất ở EU là hạn ngạch số lượng, loại hạn ngạch này giảm xuống theo Hiệp định đa sợi. Theo như mô tả ở tren, Hiệp định đa sợi đang tiến hành hủy bỏ dần hạn ngạch. Do vậy, hệ thống hạn ngạch đang bị tháo dỡ ở một số bước thực hiện.
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
Các quy định về kiểm dịch thực vật có thể áp dụng đối với sản xuất các sản phẩm tươi như hoa quả. Điều đó có nghĩa là giấy chứng nhận kiểm dịch phải được cung cấp bởi nước có sản phẩm xuất khẩu trong điều kiện bảo đảm sức khỏe. Sản phẩm phải được giám định bởi cơ quan giám định thực phẩm có thẩm quyền của nước sản xuất để đảm bảo rằng không bị côn trùng và bênh tật.
- Lệnh cấm
EU ban hành lệnh cấm đối với một số sản phẩm, điều này có nghĩa là nhập khẩu bị cấm hay chỉ cho phép theo những điều kiện nhất định. Các lệnh cấm được áp dụng chủ yếu đối với việc mua bán các sản phẩm nguy hiểm, như phế thải hóa chất . Thuốc tân dược, thuốc trừ sâu, thực phẩm, sản phẩm điện, cây trồng và vật nuôi nhập khẩu có thể cung là đối tượng bị cấm trên cơ sở cân nhắc về an toàn và sức khỏe. Các luật quan trọng về những sản phẩm này là luật về chất thải hóa chất và công ước về thương mại quốc tế về các loại hàng hóa gây nguy hiểm
Chương 2
Thực trạng rào cản thương mại của EU đối với Việt Nam
2.1. Tổng quan về quan hệ EU – Việt Nam và chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam
2.1.1. Tổng quan về quan hệ Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU)
- Thời kỳ 1975 – 1990
Từ năm 1975 – 1979, EU đã có những cuộc tiếp xúc chính trị với Việt Nam là 109 triệu USD, trong đó viện trợ trực tiếp là 69 triệu USD. Tháng 7/1979 do vấn đề Campuchia nảy sinh, quan hệ giữa hai bên lắng xuống, EU tuyên bố đình chỉ các khoản viện trợ cho Việt Nam, kể cả khoản viện trợ 3 triệu USD đã đợc thông qua.
Đến giữa những năm 80, bầu không khí chính trị trên thế giới được cải thiện, chuyển từ trạng thái đối đầu sang hòa dịu. Các nước thúc đẩy giải quyết các xung đột trong khu vực và thế giới. Từ cuối 1984, EU bắt đầu nối lại quan hệ và tiếp tục viện trợ cho Vệt Nam.
Trong xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế ngày một mạnh mẽ, từ năm 1986 Việt Nam bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế theo hướng mở cửa. Đặc biệt là từ năm 1989, Việt Nam thực hiện chính sách đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại để từng bước hòa nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Từ năm 1985 – 1990, số viện trợ của EU là 700.000 ECU.
Ngày 22/10/1990, hội nghị ngoại trưởng EC đã quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu một bước chuyển biến mới trong quan hệ hai bên. Việc quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam trong chính sách của EU đối với khu vực Châu á - Thai Bình Dương trong đó Việt Nam được đánh là “cửa ngõ” để đi vào các nước trong khu vực.
- Quan hệ Việt Nam – EU từ khi thiết lập ngoại giao chính thức
Nhận thức rõ tiềm năng phát triển của Việt Nam, nhiều nước thành viên của EU đã cử nhiều đoàn cấp cao tới thăm Việt Nam và nối lại viện trợ phát triển tăng từ 16,6 triệu ECU năm 1991 lên 27,7 triệu USD năm 1992. Trong 3 năm từ 1992 – 1994, EU đã tài trợ khoảng 8,5 triệu USD cho các dự án vừa và nhỏ ở Việt Nam thông qua các tổ chức phi chính phủ; 16 triệu ECU cho các trương trình hợp tác kỹ thuật.
Tháng 12/1990, thay mặt của ủy ban Châu Âu và chính phủ Việt Nam đã thỏa thuận chương trình giúp đỡ ngới Việt Nam ra đi bất hợp pháp về tác hòa nhập trên nguyên tắc hồi hương tự nguyện. Đây là giai đoạn của một trương trình “EU – Việt Nam” trong đó EU cho vay tín dụng, đào tạo nghề và cho xây dựng những dự án nhỏ phục vụ cuộc sống với số vốn 12,5 triệu USD. Tháng 2/1992 thỏa thuận về giai đoạn hai của trương trình này đã được ký kết, giá trị vốn vay là 34,5 triệu USD.
Đã có hàng loạt cuộc viếng thăm và những văn bản ký kết với một số nước Tây Âu do đoàn đại biểu cấp cao của chính phủ Việt Nam thực hiện 12/1991 và tháng 10/11/1992 cho thấy quan hệ của Vịêt Nam với EU có nhiều triển vọng tốt đẹp. Cuộc đi thăm một số nớc Tây Âu và EU cuối tháng 6/1993 của đoàn đại biểu và chính phủ Việt Nam do cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt dẫn đầu cùng kết quả những cuộc đàm phán, những hiệp định hợp tác EU – Việt Nam được ký kết là biểu hiện sự mở rộng quan hệ Việt Nam – EU.
Hai sự kiện quan trọng đánh dấu những thành công của hai bên đã gặt hái được kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức là: Hiệp định hàng dệt may cà Hiệp định khung Việt Nam – EU đợc ký kết tại Bruxen ngày 15/12/1992 và 23/5/1995 cùng thời điểm Việt Nam gia nhập ASEAN.
Đối với Việt Nam, đệt may là ngành đang có tiềm năng sản xuất khá lớn và có nhu cầu tìm kiếm thị trường. Việc ký hiệp định mở rộng hàng dệt may giai đoạn 1998 – 2000, Việt Nam – EU ký 11/1997 là đỉnh cao của mối quan hệ buôn bán ngày càng phát triển giữa hai bên Trong đó EU cam kết nâng cao hạn ngạch trung bình hàng năm cho mặt hàng đệt may của Việt Nam lên 40% và giảm các mặt hàng phải chịu giới hạn của ta từ 53 xuống 21. Đến 3/2000 hiệp định bổ xung quy định hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt trong ba măn (2000 - 2003) và gia hạn đến 2003 với m...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status