Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học - pdf 24

Tải miễn phí đồ án

NỘI DUNG BÁO CÁO

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II: TỔNG QUAN
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGUỒN NƯỚC THẢI NHÀ MÁY ĐƯỜNG
2.2 HIỆN TRẠNG
2.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦNG VI SINH VẬT CÓ KHẢ NĂNG XỬ LÝ
2.4 TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI VỀ VẤN ĐỀ
2.4.1 TRÊN THẾ GIỚI
2.4.2 TẠI VIỆT NAM

PHẦN III: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ
3.1 QUY TRÌNH
3.2 THUYẾT MINH QUÁ TRÌNH XỬ LÝ
3.3.1 ƯU ĐiỂM
3.3.2.NHƯỢC ĐiỂM

PHẦN IV : KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Phần I : Đặt vấn đề
Các hoạt động kinh tế, phát triển của xã hội đang là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi môi trường và khí hậu trên toàn thế giới. Những hoạt động đó, một mặt sẽ làm cải thiện đời sống của con người, nhưng mặt khác lại làm cạn kiệt, khan hiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm và suy thoái môi trường trên thế giới
Hệ thống thoát nước hiện tại không đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu thoát nước thải và nước mưa ở các khu đô thị, trung tâm công nghiệp và các khu vực nông thôn. Các thuỷ vực ao hồ, sông suối và kênh rạch cũng ngày càng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp. Nhiều chất ô nhiễm công nghiệp đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Việt Nam có tới 110 khu công nghiệp đang hoạt động, nhưng chỉ gần 1/3 trong số đó có hệ thống phù hợp để xử lý nước thải và các chất thải độc hại khác. Ngành sản xuất đường mía cũng nằm trong tình trạng đó, với một lượng lớn nước dùng để sản xuất và vệ sinh đã thải ra ngoài môi trường một lượng lớn nước thải, cùng với một lượng lớn khí thải và chất thải rắn.
Vấn đề nước thải đang trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết.Ở nước ta vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Trước tình hình đó, loài người đang tìm mọi giải pháp để bảo vệ môi trường.
Công nghệ xử lý nước thải ngày càng đi sâu vào áp dụng công nghệ sinh học và các biện pháp sinh học đã chứng minh hiệu quả triệt để, hơn hẳn những biện pháp xử lý hóa lý khác.
Hiện nay nhiều mô hình xử lý nước thải trong nhà nhà máy sản xuất đường đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng ở nhiều nơi trên thế giới cũng như trong nước, cụ thể là hệ thống xử lý bằng bể bùn hoạt tính; hệ thống xử lý kỵ khí kiểu UASB, kiểu tầng sôi; các kiểu dạng khác nhau của lọc sinh học kỵ khí và hiếu khí; hệ thống xử lý kết hợp kỵ khí/hiếu khí; hệ thống kết hợp xử lý bằng bùn hoạt tính với thực vật thuỷ sinh... Tuy nhiên, với mục đích nghiên cứu đề xuất mô hình xử lý nước thải sản xuất đường theo tiêu chí mô hình đơn giản, dễ vận hành, chi phí ít năng lượng, chúng tui xin đưa ra mô hình kết hợp quá trình kỵ khí và hiếu khí, trong đó, giai đoạn xử lý kỵ khí thực bằng thiết bị kiểu UASB còn bước xử lý hiếu khí bằng lọc nhỏ giọt có ống thông gió.
Phần II : Tổng Quan
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGUỒN NƯỚC THẢI NHÀ MÁY ĐƯỜNG
Công nghệ sản xuất đường là sử dụng lượng nước lớn cho nhiều mục đích khác nhau như ép, lắng trong, cô đặc và nấu đường, quá trình kết tinh chế biến đường và cho nồi hơi. Lượng nước cần cho chế biến một tấn mía biến động từ 20-21m3. Khoảng 80% lượng nước cấp trở thành nước thải .Đường có trong nước thải chủ yếu là đương sucroza và các loại đường khử như: glucose và fructose. Các loại đường này dễ thủy phân trong nước có khả năng gây hưởng đến vi sinh vật trong nước.
Các loại đường này dễ thủy phân trong nước có khả năng gây hưởng đến vi sinh vật trong nước. Theo điều tra cho tháy nước thải sản xuất đường có pH biến động lớn (nước thải khâu lọc có pH = 9,5), hàm lượng BOD5 và COD rất cao (BOD5 : 300-2000mg/l; COD : 600- 4350mg/l), hàm lượng cặn tổng số lên đến 870 -3.500mg/l- Nước thải từ khu ép mía :BOD cao,có chứa nhiều dầu mỡ.
Bảng 1: Lượng nước thải trong các quá trình sản xuất đường


Cmwz4a78ioz300G
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status