Các giải pháp mở rộng tín dụng phát triển và đổi mới công nghệ tại Ngân hàng công thương Đống Đa - pdf 24

Download miễn phí Luận văn Các giải pháp mở rộng tín dụng phát triển và đổi mới công nghệ tại Ngân hàng công thương Đống Đa



MỤC LỤC
Lời Nói Đầu Trang 4
CHƯƠNG I : Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng
ngân hàng đối với quá trình phát triển và đổi mới công nghệ
I Tín dụng ngân hàng
1. Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng ngân hàng
1.1 Vài nét về hoạt động ngân hàng thương mại
1.2 Tín dụng ngân hàng
1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng với nền kinh tế
2. Các hình thức tín dụng ngân hàng
2.1 Phân loại theo nghiệp vụ
2.2 Phân loại theo kỳ hạn tín dụng
II Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với quá trình phát
triển và đổi mới công nghệ
1. Công nghệ
1.1 Khái niệm về công nghệ và các thành phần công nghệ
1.2 Đặc trưng công nghệ phần cứng
1.3 Phân loại công nghệ
1.4 Đổi mới công nghệ
2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với quá trình phát
triển và đổi mới công nghệ ở nước ta
2.1 Nhu cầu khách quan phải đổi mới công nghệ
2.2 Tín dụng ngân hàng, nguồn tài trợ quan trọng cho
 phát triển và đổi mới công nghệ
3. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng phục vụ đổi mới
 công nghệ
III Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân
hàng nhằm tăng cường phát triển và đổi mới công nghệ
1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
1.1 Quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước
1.2 Chính sách vĩ mô của Chính phủ
1.3 Chiến lược phát triển ngành, chiến lược phát triển
khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ
2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô
2.1 Các nhân tố thuộc về phía doanh nghiệp
2.2 Các nhân tố thuộc về phía ngân hàng
CHƯƠNG II Thực trạng hoạt động tín dụng Đổi mới công
nghệ tại NHCT Đống Đa
I khái quát hoạt động của NHCT Đống Đa
1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của
2. NHCT Đống Đa
3. Nghiệp vụ huy động vốn
4. Nghiệp vụ tín dụng
II Cơ sở pháp lý, môi trường kinh doanh đối với hoạt
động cho vay đổi mới công nghệ
1. Những quy định, chính sách của Chính phủ, Ngân hàng
2. Nhà nước
1.1 Quy định của Nhà nước về cho vay đổi mới công nghệ
1.2 Chính sách vĩ mô của Chính phủ
2. Khả năng cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng nước
ngoài trong cho vay đổi mới công nghệ
3. Khả năng cạnh tranh của của ngân hàng thương mại
 quốc doanh
III Thực trạng hoạt động tín dụng phục vụ đổi mới công
nghệ tại NHCT Đống Đa
1. Hoạt động cho vay đổi mới công nghệ tại NHCT Đống Đa
2. Tình hình nợ quá hạn
3. Kết quả hoạt động
IV Đánh giá hoạt động tín dụng phục vụ đổi mới công
nghệ tại NHCT Đống Đa
1. Điểm mạnh của NHCT Đống Đa trong cho vay đổi mới
công nghệ
2. Những hạn chế, tồn tại vướng mắc
2.1 Về phía ngân hàng
2.2 Về cơ chế chính sách
CHƯƠNG III Các giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ
đổi mới và phát triển công nghệ
I Định hướng hoạt động tín dụng đổi mới và phát triển
 công nghệ tại NHCT Đống Đa
II Một số giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ đổi mới và
phát triển khoa học công nghệ tại NHCT Đống Đa
1. Giải pháp đối với NHCT Đống Đa
1.1 Ngân hàng cần có hình thức huy động vốn thích hợp
 và đa dạng hoá hình thức huy động vốn.
1.2 Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá dài hạn
1.3 Cần phát triển chiến lược khách hàng trong cho vay
 đổi mới công nghệ
1.4 Vận dụng, đưa ra mức lãi suất mềm dẻo, linh hoạt
1.5 NHCT Đống Đa cần ban hành tài liệu tham khảo nội bộ
1.6 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
1.7 Thành lập bộ phận marketting ngân hàng
1.8 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
2. Giải pháp với các cơ quan cấp trên
2.1 Giải pháp đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
2.2 Giải pháp đối với NHCT Việt nam
KẾT LUẬN
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nhu cầu tín dụng ngày càng tăng lên của NHCT Đống Đa , mặt khác bổ sung nguồn vốn thiếu hụt của các chi nhánh ngân hàng khác thuộc NHCT Việt Nam bằng cách điều chuyển vốn lên NHCT Việt Nam và hưởng lãi suất cao hơn lãi suất huy động.
Bảng 1 : Tình hình huy động vốn.
Đơn vị : tỷ đồng
Nguồn vốn
Năm 1996
Năm 1997
Năm 1998
1. Tiền gửi tiết kiệm
VNĐ
Ngoại tệ (quy đổi)
630
515
115
760
630
130
970
120
250
2. Tiền gửi của TCKT
VNĐ
Ngoại tệ(quy đổi)
230
188
42
180
145
35
350
300
50
3. Kì phiếu
VNĐ
Ngoại tệ(quy đổi)
20,6
20,6
-
11
9,8
1,2
55
17
38
4. Tiền gửi khác
VNĐ
Ngoại tệ(quy đổi)
8
7,1
0,9
6,5
4,7
1,8
10
8
2
Tổng
888,6
957,5
1385
Nhìn vào bảng trên ta có nhận xét sau :
Tiền gửi tiết kiệm của dân cư là nguồn tiền gửi quan trọng nhất. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm khoảng từ 70 - 80% tổng nguồn vốn huy động trong 3 năm. Ngân hàng đã thực sự góp phần vào quá trình huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư để phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tổng nguồn vốn huy động tăng nhanh. Năm 1997, tổng nguồn vốn huy động tăng 7,75% so với năm 1996 và năm 1998 tăng 44,65% so với năm 1997. Đặc biệt, trong năm 1998 nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ của dân cư, các tổ chức kinh tế và kỳ phiếu ngoại tệ tăng rất nhanh. Nếu như năm 1997, tổng nguồn vốn ngoại tệ chỉ chiếm 17,5% tổng nguồn vốn huy động thì đến năm 1998, tổng nguồn vốn ngoại tệ đã đạt 25% tổng nguồn vốn huy động.
Có thể nói, ngân hàng đã khá thành công trong chính sách huy động vốn. Mặc dù lãi suất tiền gửi giảm đáng kể trong 3 năm nhưng nguồn vốn ngân hàng huy động vẫn tăng nhanh. Tổng nguồn vốn huy động tăng nhanh một phần do thu nhập dân cư tăng dẫn đến tiết kiệm tăng. Người dân thành phố đã tin tưởng vào sự ổn định giá trị đồng tiền. Tâm lý coi tích trữ vàng là một hình thức tiết kiệm an toàn của người dân thành phố không còn phổ biến.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan kể trên, ta có thể thấy chức năng động sáng tạo của ngân hàng đã đóng góp đáng kể cho thành công của chính sách huy động vốn. NHCT Đống Đa luôn đổi mới phong cách, lề lối làm việc, tôn trọng khách hàng, phục vụ niềm nở tận tình chu đáo, đáp ứng nhu cầu hợp lý của khách hàng. Thủ tục mở tài khoản nhanh gọn, không để khách hàng đi lại nhiều lần. Nhờ đầu tư công nghệ thanh toán hiện đại, NHCT Đống Đa thanh toán nhanh chóng, chính xác, đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của khác hàng như séc , ngân phiếu, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, L/C ... Chính vì vậy, số lượng tài khoản tiền gửi không ngừng tăng lên.
Ngân hàng mở rộng mạng lưới quỹ tiết kiệm để tăng cường huy động vốn từ dân cư. Ngân hàng cũng tăng cường tiếp thị, quảng cáo để nâng cao hình ảnh của ngân hàng trong con mắt người dân, làm cho họ hiểu những lợi ích khi gửi tiền vào NHCT Đống Đa .
Ngoài hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng đã phát triển hình thức huy động mới như phát hành kì phiếu, huy động tiền gửi bằng ngoại tệ... nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người gửi tiền tại thời điểm nào đó và ngân hàng sử dụng nguồn vốn này để phục vụ nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp.
3. Nghiệp vụ tín dụng
Đối với một ngân hàng , huy động vốn mà không sử dụng vốn có hiệu quả mà vẫn bảo đảm tính thanh khoản thì ngân hàng đó không thể coi là hoạt động có hiệu quả, thậm chí có thể phải ngừng hoạt động. Xuất phát từ nhận thức đó, NHCT Đống Đa rất coi trọng nghiệp vụ tín dụng, coi đó là nghiệp vụ cơ bản, quan trọng nhất của ngân hàng. Nghiệp vụ tín dụng phát triển, đạt chất lượng cao thì lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng và tạo điều kiện cho các nghiệp vụ khác phát triển.
NHCT Đống Đa luôn tích cực mở rộng tín dụng gắn liền với hiệu quả và an toàn vốn. Nhiệm vụ của ngân hàng là : “Kinh tế phát triển, an toàn vốn, tôn trọng pháp luật, lợi nhuận hợp lý”. Ngân hàng coi sự phát triển của doanh nghiệp chính là sự phát triển của ngân hàng. Tình hình tín dụng doanh nghiệp được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2 : Tình hình tín dụng của NHCT Đống Đa
Đơn vị : tỷ đồng
Năm 1996
Năm 1997
Năm 1998
1. Doanh số cho vay
Quốc doanh
Ngoài quốc doanh
1397
909
488
1472
920
552
1850
1400
450
2. Doanh số thu nợ
Quốc doanh
Ngoài quốc doanh
1365
814
551
1404
880
524
1565
880
510
3. Tổng dư nợ bình quân
Quốc doanh
Ngoài quốc doanh
480
288
192
525
315
210
810
660
150
Từ bảng số liệu trên, ta rút ra nhận xét sau :
Thứ nhất : tổng dư nợ tăng nhanh
Năm 1996, tổng dư nợ là 480 tỷ đồng và tăng lên 525 tỷ vào năm 1997, 810 tỷ năm 1998. Tốc độ tăng năm 1997 là 9,4% và năm 1998 là 54,3%. Tổng dư nợ tăng nhanh do doanh số cho vay tăng nhanh. Năm 1998, ngân hàng đã cho vay 1850 tỷ so với 1472 tỷ của năm 1997. Kết quả đó đã khẳng định những biện pháp mở rộng tín dụng của ngân hàng đã đi đúng hướng. Cụ thể là :
- Ngân hàng đã thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng, tôn trọng quy định của nhà nước.
- Tăng cường quan hệ với các khách hàng quen.
- Tích cực nghiên cứu thị trường mới.
- Phân loại doanh nghiệp, có chiến lược thu hút khách hàng mới.
- Tìm kiếm những dự án đầu tư có sự tham gia của nhà nước để cấp tín dụng có hiệu quả.
- Rút ngắn thời gian thẩm định tín dụng để khách hàng không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
Thứ hai : doanh nghiệp quốc doanh là khách hàng quan trọng nhất.
Tổng dư nợ doanh nghiệp quốc doanh bao giờ cũng lớn hơn nhiều lần tổng dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh. NHCT Đống Đa thực sự giúp các doanh nghiệp nhà nước duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và tạo công ăn việc làm cho người lao động.Từ năm 1996- 1998, tổng dư nợ quốc doanh tương ứng là 288, 315, 660 tỷ đồng. Trong khi tổng dư nợ doanh nghiệp quốc doanh tăng 2,29 lần trong 3 năm 1996-1998 thì tổng dư nợ ngoài quốc doanh lại có xu hướng giảm. Kết quả là tổng dư nợ quốc doanh năm 1998 đã chiếm 81,5% tổng dư nợ.
Điều đáng chú ý ở đây là ngân hàng luôn cố gắng đa dạng hoá tín dụng phục vụ các thành phần kinh tế. Số lượng khách hàng ngoài quốc doanh lớn hơn nhiều so với khách hàng quốc doanh.
Lí do chính dẫn đến khách hàng quốc doanh là khách hàng quan trọng nhất của NHCT Đống Đa là doanh nghiệp quốc doanh đáp ứng tốt hơn các điều kiện tín dụng của ngân hàng. Các doanh nghiệp quốc doanh sau một thời gian bỡ ngỡ đã thích ứng được với cơ chế thị trường, tận dụng lợi thế để kinh doanh có hiệu quả cao. Nhiều doanh nghiệp quốc doanh có mối quan hệ lâu dài với ngân hàng. Nhìn chung, doanh nghiệp quốc doanh có nguồn vốn kinh doanh lớn hơn hẳn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tình hình tài chính lành mạnh hơn. Ngoài ra, một số dự án vay vốn của doanh nghiệp quốc doanh được sự hỗ trợ của chính phủ nên được hưởng lãi suất ưu đãi. Doanh nghiệp quốc doanh khi vay vốn không cần có tài sản thế chấp. Trong khi đó, nhu cầu tín dụng khu vực ngoài quốc doanh thu hẹp dần sau một thời gian bùng nổ tín dụng. Những doanh nghiệp kinh doanh không có kế hoạch, làm ăn chụp giật buộc phải thu hẹp kinh doanh hay giải thể. Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh kinh doanh không có hiệu quả nên không trả nợ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status