Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh



MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Phần I: Lý luận chung về thuế GTGT 3
1. Một số nội dung cơ bản của luật thuế GTGT 3
1.1. Khái niệm về thuế GTGT 3
1.2. Sự cần thiết phải áp dụng thuế GTGT ở nước ta 3
1.3. Nội dung cơ bản của Luật thuế GTGT 7
1.3.1. Phạm vi áp dụng 7
1.3.2. Căn cứ tính thuế GTGT 8
1.3.3. Phương pháp tính thuế GTGT 9
1.3.4. Hoàn thuế GTGT 12
1.3.5. Quy định về hoá đơn, chứng từ mua bán hàng hoá, dịch vụ 13
1.3.6. Miễn, giảm thuế GTGT 13
2. Quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD 13
2.1. Đặc điểm và vai trò của các DNNQD 14
2.2. Thực trạng phát triển của DNNQD 16
2.3. Quy trình quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD 17
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT đối với
DNNQD 26
4. Ý nghĩa của việc quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD 27
Phần II: Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các NNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 29
1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh và các DNNQD 29
1.1. Tỉnh Hà Tĩnh 29
1.2. Các DNNQD 30
1.2.1. Các đối tượng thuộc DNNQD 30
1.2.2. Thực trạng phát triển 31
2. Thực trạng về vấn đề quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 34
2.1. Chức năng nhiệm vụ chính của phòng ban trong quá trình quản lý thu thuế đối với các DNNQD 34
2.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 37
2.2.1. Quản lý công tác đăng ký và cấp mã số thuế cho các DNNQD 37
2.2.2. Công tác xử lý tờ khai 38
2.2.3. Xác định số thuế GTGT phải nộp 39
2.2.4. Xử lý hoàn thuế 41
2.2.5. Quản lý hoá đơn, chứng từ 43
2.2.6. Quản lý việc thu nộp tiền thuế và miễn giảm thuế 44
2.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế 46
3. Đánh giá chung về công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 48
3.1. Kết quả đạt được 48
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 51
3.2.1. Những mặt hạn chế 51
3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế 52
Phần III: Một số kiến nghị trong công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 54
1. Định hướng hoạt động cục thuế Hà Tĩnh 54
2. Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn
 Hà Tĩnh 55
2.1. Tăng cường quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Tĩnh 55
2.2. Hoàn thiện công tác quản lý hoá đơn, chứng từ các DNNQD trên địa bàn tỉnh 56
2.3. Nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra về thuế 59
2.4. Phối hợp với các cơ quan hữu quan trong công tác quản lý thu thuế 60
2.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ thuế có trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm 61
2.6. Xây dựng và kiện toàn bộ máy thu thuế của ngành 62
2.7. Giải pháp thành lập phòng tư vấn thuế công 63
3. Một số kiến nghị 65
3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 65
3.1.1. Sửa đổi và bổ sung một số quy định về chính sách thuế GTGT 65
3.1.2. Tạo ra môi trường pháp lý về công tác kế toán đối với sự phát triển của các DNNQD 68
3.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Tổng cục thuế về việc quản lý hoá đơn, chứng từ 68
Kết luận 70
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


i của các DNNQD góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
DNNQD bao gồm các công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp; các HTX, các hộ kinh doanh công thương nghiệp. Các doanh nghiệp này có điểm chung về sở hữu là mang tính tư hữu về tư liệu sản xuất, quy mô sản xuất vừa và nhỏ, vốn ít và công nghệ còn lạc hậu. Loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay ở tỉnh Hà Tĩnh là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB và TMDV. Để làm rõ hơn chúng ta xem xét phần thực trạng phát triển các doanh nghiệp này.
1.2.2. Thực trạng phát triển
Trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi có luật DN ra đời, các chỉ tiêu thành lập doanh nghiệp đơn giản hơn thì tốc độ thành lập DN tăng nhanh. Theo số liệu thống kê tại Sở Kế hoạch Đầu tư và Phòng quản lý doanh nghiệp Ngoài Quốc doanh và Quốc doanh quận huyện - Cục thuế tỉnh thì đến ngày 31 tháng 1 năm 2003 đã có 375 doanh nghiệp được thành lập (con số đó vào năm 1999 là 130 doanh nghiệp). Cụ thể có 287 doanh nghiệp tư nhân, 72 công ty TNHH 2 thành viên; 6 công ty TNHH 1 thành viên, 10 công ty cổ phần trong đó phòng quản lý NQD quản lý 128 DN chiếm 34,3% trên tổng số và ở các chi cục là 217 doanh nghiệp chiếm 57,8%, số còn lại 30 doanh nghiệp chưa có cấp nào quản lý theo luật DN.
Trong số 345 doanh nghiệp đã đưa vào quản lý, khoảng 80 % doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, số doanh nghiệp còn lại thì vẫn còn nhiều chưa có báo cáo tài chính hàng năm, nếu có báo cáo tài chính thì không có quyết toán thuế hàng năm và ngược lại có quyết toán thuế thì không có báo cáo tài chính hay nộp báo cáo tài chính chậm so với luật định.
Về cơ cấu ngành nghề thì Hà Tĩnh chủ yếu là ngành nghề XDCB và TMDV trong khi thế mạnh chính của Hà Tĩnh là nông, lâm nghiệp thì lại chiếm một tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần, lĩnh vực công nghiệp, TTCN, được coi là một lĩnh vực quan trọng để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn lại chiếm một tỷ lệ không đáng kể và cũng có xu thế giảm dần). (Chi tiết xem ở biểu sau - biểu số 1).
Nguyên nhân của tình trạng trên là do doanh nghiệp nhỏ ít vốn, thành lập theo lối mỳ ăn liền. XDCB chọn công trình nhỏ chủ yếu đào đắp, thuê mướn nhân công là chính không cần nhiều vốn, lao động là thủ công hoạt động thương nghiệp có thể mua chịu và bán chịu trong khi lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản và sản xuất tiểu thủ công nghiệp lại đòi hỏi vốn lớn, công nghệ hiện đại, mặt hàng có tính cạnh tranh cao, thị trường phải mở rộng quản lý phức tạp cho nên nhà đầu tư không muốn đầu tư vào sản xuất.
Về trình độ quản lý của các DNNQD thì trong số các doanh nghiệp được thành lập chỉ có khoảng 10% giám đốc doanh nghiệp có trình độ đại học, 50% có trình độ trung sơ cấp, còn lại khoảng 40% chưa qua một trường lớp đào tạo nào. Chính trình độ yếu kém như vậy nên việc thực hiện và thi hành luật thuế chưa được bảo đảm một cách nghiêm minh.
Còn nhiều doanh nghiệp được thành lập không có bộ phận kế toán chuyên trách, mà chủ yếu thuê kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp Nhà nước các DNNN để làm. Thậm chí, có những doanh nghiệp không có sổ sách, chứng từ kế toán mà cuối năm thuê một người có trình độ dựng lên một báo cáo tài chính rồi gửi đi cơ quan thuế. Một số bộ phận doanh nghiệp có kế toán thì chủ yếu trình độ trung cấp và vừa mới ra trường chưa biết làm tờ khai thuế, tình tự luân chuyển chứng từ, mở sổ sách kế toán. Do đó, càng gây khó khăn cho công tác quản lý thu thuế trên địa bàn, đặc biệt với việc quản lý thu thuế GTGT - một loại thuế mới mẻ, có những yêu cầu nghiêm ngặt về chế độ kế toán và sổ sách chứng từ. Còn có những doanh nghiệp chỉ thành lập ra không phải vì mục đích kinh doanh mà để dùng hồ sơ cho các doanh nghiệp khác đi thuê đấu thầu công trình. Bộ phận thương nghiệp dịch vụ thì không xuất hóa đơn, không kê khai hóa đơn đầu vào, không kê khai doanh số đầu ra để trốn thuế. Chính vì vậy mà việc nâng cao hiệu quả thu đối với các doanh nghiệp này là hết sức cần thiết, vừa hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đúng luật thuế, tránh vi phạm luật thuế. Vừa tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.
2. Thực trạng về vấn đề quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
2.1 Chức năng nhiệm vụ chính của các phòng ban trong quá trình quản lý thu thuế đối với các DNNQD
Hiệu quả của việc quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNN nói chung và DNNQD nói riêng phụ thuộc rất lớn vào bộ phận trực tiếp hành thu. Việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đối tượng đó là rất cần thiết, nhằm đảm bảo cho quá trình quản lý thu được chặt chẽ và theo đúng định hướng, mục tiêu mà Nhà nước đề ra.
Theo Quyết định 1368/TCT/QĐ/TCCB ngày 16-12-1998 các bộ phận chính trực tiếp thực hiện hành thu là các phòng: Phòng Quản lý thu các DNNQD, Phòng Kế hoạch KT-TK, Phòng máy tính, Phòng TT-XLTT. Chức năng; nhiệm vụ chính của các bộ phận này trong quá trình quản lý thu là:
+ Phòng quản lý thu:
Quản lý đối tượng nộp thuế: Theo dõi tình hình biến động về đối tượng nộp thuế trên lĩnh vực, địa bàn quản lý như: nắm số doanh nghiệp phát sinh, doanh nghiệp phá sản, giải thể, sát nhập, liên doanh, liên kết... Phân tích tình hình thu nộp, tham gia việc lập dự toán thu, khai thác nguồn thu trong lĩnh vực được giao quản lý. Tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Cục các biện pháp quản lý thuế.
- Hướng dẫn ĐTNT các thủ tục kê khai đăng ký thuế, kê khai thuế, lập hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và quyết toán thuế... Giải đáp các thắc mắc của ĐTNT liên quan đến việc tính thuế, thu nộp thuế. Lập và tổ chức lưu giữ hồ sơ các doanh nghiệp.
- Thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu kê khai các tờ khai đăng ký kinh doanh, kê khai nộp thuế, hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và quyết toán thuế. Liên hệ với ĐTNT để chỉnh sửa việc kê khai theo đúng quy định.
- Đề xuất và tham mưu cho lãnh đạo Cục giải quyết các trường hợp đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế. Lập các thủ tục xét miễn, giảm, hoàn thuế theo quy định. Kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế, xác định số thuế quyết toán của từng ĐTNT. Cung cấp các thông tin về kết quả xét miễn, giảm, hoàn thuế và quyết toán thuế cho bộ phận tính thuế.
- Thực hiện việc ấn định thuế cho các ĐTNT không nộp hay chậm nộp tờ khai thuế. Xác định các ĐTNT cần phát hành lệnh thu hay phạt hành chính thuế.
- Theo dõi tình hình nộp thuế để thực hiện việc đôn đốc, nhắc nhở nộp thuê đầy đủ và đúng hạn và ngân sách Nhà nước. Phối hợp với Phòng TT-XLTT thực hiện kiểm tra sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ mua, bán của các đối tượng có hiện tượng khai man thuế, trốn, lậu thuế, nợ đọng tiền thuế...
+ Phòng KH- TK và phòng máy tính
a) Căn cứ số liệu về tình hình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, phân tích số liệu thống kê thuế để lập dự toán thu hàng năm của toàn đơn vị. Phân bổ kế hoạch và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch của các chi cục và các phòng quản lý thu. Tham mưu cho lãnh đạo Cục về khai thác các nguồn thu, bồi dưỡng nguồn t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status