Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội



Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội căn cứ vào tính chất đặc điểm và chức năng trong chỉ đạo, điều hành thực hiện các ngiệp vụ kinh doanh trên địa bàn hoạt động. Khi mới thành lập cơ cấu tổ chức của Ngân hàng còn rất đơn giản. Nhưng từ đó đến nay, chi nhánh đã không ngừng đổi mới cơ cấu nhằm đạt được một mạng lưới hoạt động phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ư có hiệu quả.
Các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái có mối quan hệ mật thiết với các hình thức mậu dịch của một nước. Tỷ giá hối đoái quá cao, không phản ánh tình hình cán cân thanh toán dài hạn của đất nước, sẽ khuyến khích nhập khẩu, làm cho hàng hoá nhập khẩu rẻ hơn, vì thế nó luôn luôn đi kèm với mức thuế quan rất cao, hay với các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu hay cả hai biện pháp đó. Ngược lại, một chính sách tỷ giá hối đoái thấp để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu sẽ tạo đà cho các doanh nghiệp đã có thị trường tieu thụ ổn định có nhu cầu vốn tăng lên và sự hỗ trợ của ngân hàng là rất cần thiết để doanh nghiệp thực hiện chính sách của nhà nước.
Chính sách tiền tệ: ổn định tiền tệ là một điều kiện để tăng mạnh dầu tư vào công nghiệp. Tuy nhiên, không nên hy sinh tăng trưởng để đạt được ổn định tuyệt đối của giá cả. Các nhà doanh nghiệp có vẻ phát đạt hki giá cả tăng lên từ từ, nhưng khi tỷ lệ lạm phát gia tăng thi sự rủi ro trong kinh doanh cũng tăng lên, và toàn bộ cơ cấu kinh doanh có thể bị nguy hại. Khi đó buộc phải tiến hành các biện pháp cho phép như: Đánh giá lại vốn cho phù hợp với sự mát giá của đồng tiền nhằm tránh sự xói mòn nó, tỷ giá hối đoái cần giảm xuống thường xuyên, tiền lương và các khoản thanh toán cố định phải xem xét lại một cách thường xuyên. Nếu không thực hiện các biện pháp đó thì những xí nghiệp công nghiệp được lợi trong giai đoạn đầu của thời kỳ lạm phát do nhận được các khoản vay với lãi suất thấp và có thị trường cung ổn định sẽ đóng cửa.
Công cụ lãi suất và tỷ giá hối đoái cũng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Lãi suất tiền gửi của các tổ chức tín dụng có tác đọng đến việc thu hút các khoản tiền tiết kiệm còm tạm thời nhàn rỗi, tạo nguồn vốn cho đầu tư. Do đó để tăng vốn đầu tư phát triển sản xuất cần xác định lãi suất thích hợp, đảm bảo lãi suất thực tế dương cho người gửi và đảm bảo lợi nhuận so với chi phí cơ hội cho các nhà đầu tư. Việc xác định tỷ giá lại có tác động điều hoà hoạt động xuất nhập khẩu. Khi giảm giá đồng tiền trong nước sẽ làm cho hàng hoá xuất khẩu sang nước khác rẻ hơn và hàng hoá nhập khẩu vào sẽ đắt hơn, do đó có tác động tích cực đến xuất khẩu hàng hoá. Ngược lại, khi tăng giá đồng tiền trong nứoc thì hàng hoá xuất khẩu sang nước khác đắt hơn, hàng hoá nhập khẩu vào trong nước rẻ hơn sẽ tao thuận lợi cho nhập khẩu và kích thích tiêu dùng trong nước
Chương II: Thực trạng cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội
2.1 Giới thiệu về ngân hàng nông và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
a. Lịch sử hình thành
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt nam. Là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến cuối năm 2003, vốn tự có của NHNo & PTNT VN là 5200 tỉ VNĐ. Tổng tài sản có trên 1200 nghìn tỉ VNĐ, 1800 chi nhánh được bố trí rộng khắp trên toàn quốc với 28000 cán bộ công nhân viên. Ngân hàng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến.
Đứng trước tình hình đổi mới của nền kinh tế, nhu cầu về vốn ngày càng tăng, Ngân hàng đã mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hoá các dịch vụ Ngân hàng từ đó NHNo &PTNT VN đã thành lập thêm nhiều chi nhánh trên cả nước đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,Huế , Gia Lai…Trên địa bàn Hà Nội ngày 27/6/1988 căn cứ theo quyết định số 51/QĐ-NH của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã qyuết định thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội
-Tên viết tắt : NHNo & PTNT Hà Nội
-Tên giao dịch : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn Hà Nội
-Tên giao dịch quốc tế : VietNam Bank for Agriculture and Rural
Development HaNoi branch
-Trụ sở chính : Số 77 Lạc Trung – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Tổng nguồn vốn khi thành lập là 18tỉ VNĐ, dư nợ 10 tỉ VNĐ và biên chế cho 1182 cán bộ công nhân viên. Nằm trên diện tích đất gần 1000m2 Ngân hàng gồm hai khu nhà bốn tầng chia thành hai khu; khu phía trước chủ yếu dùng để giao dịch với khách hàng và bao gồm một số phòng quan trọng như: phòng Giám đốc, phòng Phó giám đốc, phòng tổ chức cán bộ…,khu phía sau gồm một số phòng còn lại và khu nhà để xe cho cán bộ nhân viên, nhà kho, nhà ăn. Ngay từ khi thành lập chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội đã được phép thực hiện mọi hoạt động kinh doanh, được thanh toán trong và ngoài nước, tham gia các hoạt động mua bán ngoại tệ. Ngân hàng hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Hà Nội, đóng vai trò tao lập vốn tập chung cho vay các thành phần kinh tế trong và ngoài quốc doanh cung cấp các loại hình dịch vụ Ngân hàng hiện đại, đáp ứng nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn thủ đô, góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của hệ thống NHTM quốc doanh. Là ngân hàng đầu tiên hoàn thành giai đoạn 1 của Dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán khách hàng ( IPCAS ) do Ngân hàng thế giới tài trợ. Hiện nay Ngân hàng đã kết nối mang vi tính từ trụ sở chính đến hàu hết các chi nhánh trên toàn quốc và một hệ thống các dịch vụ Ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Đến nay NHNo & PTNT VN đã hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại tiên tiến cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.
Với tư cách là một chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT VN, chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội là một đại diên được uỷ quyền của NHNo & PTNT VN, có quyền tự chủ kinh doanh và phải chịu sự rầng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi với NHNo & PTNT VN. Về pháp lí chi nhánh có con dấu riêng, có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế, dân sự, chủ động kinh doanh, tổ chức nhân sư theo phân cấp uỷ quyền của NHNo & PTNT VN. Sau 15 năm hoạt động NHNo & PTNT Hà Nội đã tự hoàn thiện mình, luôn phát huy những kinh ngiệm, biết tiếp thu, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để phát triển kinh doanh có lãi.
b. Quá trình phát triển
Khi mới thành lập chi nhánh, cơ cấu tổ chức chỉ gồm có 6 phòng ban là: phòng Tín dụng, phòng Kế hoạch, phòng Tiền tệ kho quỹ, Văn phòng, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Tiết kiệm và Nguồn vốn. Mạng lưới khi đó bao gồm 12 chi nhánh Ngân hàng huyện trực thuộc bao gồm các chi nhánh Ngân hàng huyện: Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Từ Liêm, Mê Linh, Sóc Sơn, HoàI Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Sơn Tây, Phúc Thọ, Ba Vì. Đến ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status