Định hướng phát triển ngành công nghiệp điện lực Việt Nam đến năm 2010 - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Định hướng phát triển ngành công nghiệp điện lực Việt Nam đến năm 2010



Trữ lượng than đá của Việt Nam được đánh giá khoảng 3,5 tỷ tấn chủ yếu nằm ở bể than Quảng Ninh ( gần 95% trữ lượng ). Trong đó, trữ lượng chắc chắn khoảng 466 triệu tấn.
Ngoài than đá, Việt Nam còn có than nâu và than bùn với trữ lượng ước tính khoảng vài chục tỷ tấn. Mỏ than nâu ở khu vực đồng bằng sông Hồng ( khu vực tỉnh Hưng Yên ) hiện đang được Tổng Công ty than Việt Nam tích cực tìm kiếm thăm dò để có thể có các cách đánh giá chắc chắn về tiềm năng nguồn than này.
Về khả năng khai thác than hiện nay ngành than đang chuẩn bị phương án tăng sản lượng khai thác than đá lên mức 15 - 20 triệu tấn/ năm trong giai đoạn 2001 - 2020





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


lượng khách hàng ký hợp đồng mua bán điện trực tiếp với Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã tăng từ 1.923.839 khách hàng năm 1995 tới 3.193.806 khách hàng tại thời điểm tháng 5/2000, bình quân mỗi năm tăng 253.993 khách hàng.
4. Kết quả hoạt động tài chính:
So với các ngành khác, ngành điện có thuận lợi hơn, không phải cạnh tranh về thị trường, không cần quảng cáo sản phẩm của mình. Nhưng điều đó cũng tạo ra những tồn tại yếu kém của ngành, một ngành được coi là độc quyền.
Từ năm 1999 đến nay, tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty năm nào cũng có lãi, năm 1999 lãi 2004 tỷ đồng. Đồng thời, Tổng Công ty đã luôn thực hiện đủ nghĩa vụ Ngân sách Nhà nước, năm 1999 nộp 2086 tỷ đồng. Vốn kinh doanh được bảo toàn và phát triển từ năm 1999 là 22.274 tỷ đồng, đến năm 2000 ước lãi đạt khoảng 800 tỷ đồng.
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
-Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (%)
-Tỷ lệ tự đầu tư (%)
-Tỷ lệ thanh toán nợ (lần)
6,23
51,0
13,0
8,51
37,4
7,2
7,15
26,5
3,6
8,28
27,9
3,48
9,31
28,4
3,21
Nguồn: Vụ tổng hợp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Có thể nói, hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện chưa cao. Mặc dù ngành hoạt động rất tích cực và có lãi nhưng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn - một chỉ tiêu tài chính rất quan trọng để đánh giá một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thực sự hay không thì rất thấp.
Từ năm 1995 trở lại đây, do yêu cầu của công cuộc đổi mới, Nhà nước đã cho phép ngành điện tự lo cân đối tài chính, tự hạch toán kinh tế, tự trang trải nhằm phát triển vốn. Vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện cũng được cải tiến. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là năm 1998, do tình hình thời tiết bất lợi, các nhà máy thuỷ điện thiếu nước nên phải huy động tối đa công suất của các nhà máy nhiệt điện, tua-bin dầu và các tổ diesel, làm cho giá thành sản xuất điện năng tăng cao và ngành điện lực gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác, kinh tế trong nước lại bắt đầu bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực nên đã phát triển chậm lại. Đầu tư nói chung cho nền kinh tế giảm, năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm trong nước giảm, cộng thêm sự mất giá trị của các đồng tiền trong khu vực làm cho tình hình xuất khẩu trở nên khó khăn làm ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế nói chung và ngành điện lực nói riêng. Trước những khó khăn và thử thách gay gắt đó, ngành điện lực nói chung, đặc biệt là Tổng Công ty điện lực Việt Nam đã không ngừng vươn lên, sản xuất kinh doanh có hiệu quả đạt được lãi cao hơn so với kế hoạch đề ra và đã hoàn thành mọi kế hoạch nộp Ngân sách Nhà nước giao.
Bảng: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngành điện
Đơn vị : Tỷ đồng
TT
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
1
2
3
4
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Thuế doanh thu
Nộp NSNN
8.326,3
7.421,4
666,1
1.716,1
10.235,6
8.823,7
818,8
1.318,6
13.978,0
12.649,0
1.182
2.272
13.815,339
11.754,94
2.088,576
16. 072
709,895
2.245
Năm 2000, doanh thu ước thực hiện được 16.072 tỷ đồng, tăng 16,33% so với năm 1999 trong đó sản xuất kinh doanh điện ước thực hiện là 15.076 tỷ đồng. Các khoản thu nộp Ngân sách ước thực hiện được 2.245,87 tỷ đồng tăng 7,5% so với năm 1999. Trong đó, thuế VAT ( đã khấu trừ đầu vào ) là 853,879 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp là 709,895 tỷ đồng, thu sử dụng vốn là 470,04 tỷ đồng, thuế tài nguyên là 162,22 tỷ đồng, thuế xuất nhập khẩu là 26 tỷ đồng.
Ước thực hiện lãi trong năm là 1.650 tỷ đồng, trong đó lãi do sản xuất kinh doanh điện ước thực hiện là 1.440 tỷ đồng.
5. Công tác tiếp nhận, phát triển và quản lý lưới điện nông thôn
Cho đến nay, công trình đưa điện về nông thôn đã đạt được các mục tiêu đề ra. Tính đến 31/12/2000, điện lưới Quốc gia đã được đưa tới 484 huyện (đạt 96,6%%), 7315 xã (đạt 81,9%), trong đó có nhiều huyện, xã thuộc vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. Có 9.414.375/12.817.743 hộ nông dân đã được dùng điện lưới, đạt tỷ lệ 73,5%, so với mục tiêu của Chính phủ vượt 13,5%. Đây thực sự là tiền đề quan trọng để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn.
Tuy nhiên, công tác phát triển và quản lý lưới điện nông thôn còn nhiều bất cập. Vấn đề phát triển lưới điện nông thôn là loại đầu tư kết cấu hạ tầng cơ sở nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, nhưng lại không có khả năng hoàn vốn vì mức vốn đầu tư để đưa điện về nông thôn đòi hỏi quá lớn, mức tiêu thụ điện lại không tương xứng, doanh thu tiền điện không đủ trang trải chi phí quản lý và khấu hao tài sản.
Do thiếu vốn nên lưới điện nông thôn được xây dựng trước đây, nhất là những nơi dân hay các tổ chức tập thể tự lo kinh phí, phần lớn là không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật làm cho tổn thất điện năng cao.
Mặt khác, do không được bảo trì, cải tạo, lưới điện xuống cấp nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giá bán điện đến hộ dân tăng cao. Do vậy, ngành điện không thể tiếp nhận quản lý lưới điện nông thôn một cách dễ dàng được.
Về tổ chức bộ máy quản lý điện nông thôn, do các công trình điện nông thôn xây dựng từ nhiều nguồn vốn nên hiện tại có 6 mô hình quản lý. Quy chế tổ chức hoạt động, phân công trách nhiệm không được rõ ràng, nghiêm túc nên quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc, bất hợp lý thậm chí có nơi còn nảy sinh tiêu cực, nhất là việc quản lý tài chính, giá điện dẫn đến việc đẩy giá điện đến các hộ dân tăng giả tạo. Riêng giá điện ánh sáng sinh hoạt nông thôn, các công ty điện lực bán buôn qua công tơ tổng với giá 360 đồng/KWh, (sau 6 lần điều chỉnh tăng giá nhưng giá điện này vẫn giữ nguyên) và giá bán lẻ theo giá Nhà nước quy định ở các xã quản lý bán điện trực tiếp đến hộ dân nông thôn. Các tổ chức quản lý điện do địa phương thành lập đã bán điện đến hộ dân theo các mức giá khác nhau. ở các địa phương mà chính quyền quan tâm ban hành được các quy định về sử dụng điện và giá điện thì ở đó giá điện hợp lý. Những nơi mà chính quyền ít quan tâm chỉ đạo, kiểm tra giám sát cho Ban điện xã hay cai thầu tư nhân thì phần lớn giá điện tăng cao do phải chịu nhiều khoản chi phí bất hợp lý. Theo số liệu điều tra năm 2000 thì cả nước có 4.843/7.251 xã giá điện từ 500-700 đ/KWh (tỷ lệ 66,8%), giá điện từ 700 đ/KWh đến 900 đ/KWh có 1.922/7.251 xã (tỷ lệ 26,5%), từ 900 đ/KWh trở lên có 486/7.251 xã (tỷ lệ 6,7%).
Về nguồn vốn đầu tư cải tạo tiếp nhận, các công ty điện lực không thể tiếp nhận nguyên hiện trạng lưới điện nông thôn như hiện nay mà không được đầu tư nâng cấp, sửa chữa tối thiểu vì sẽ không đảm bảo an toàn, chất lượng kém, tổn thất điện năng cao.
Phương án tiếp nhận có đầu tư tối thiểu là đúng đắn và cũng chỉ đạt ở mức độ vận hành an toàn, với các chỉ tiêu về kỹ thuật có thể chấp nhận để hỗ trợ cho việc giảm giá điện xuống bằng giá trần. Trong khi nguồn vốn ngân sách không có, vốn khấu hao tài sản quá hạn hẹp, việc dùng vốn sửa chữa lớn để củng cố lưới điện của nông thôn sau khi tiếp nhận là giải pháp...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status