Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON - pdf 24

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 3
I. Khái quát chung về hợp đồng 3
1. Khái niệm 3
2. Nội dung của hợp đồng 3
II. Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa 6
1. Khái niệm 6
2. Ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa 7
III. Chế độ thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 12
1. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 12
2. Quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 13
IV. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 20
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng 21
2. Phạt vi phạm 22
3. Bồi thường thiệt hại 23
4. Tạm ngừng thực hiện, đình chỉ thực hiện, hủy hợp đồng 24
V. Giải quyết tranh chấp 26
1. Thương lượng trực tiếp giữa các bên 26
2. Hòa giải 26
3. Trọng tài 27
4. Tòa án 27
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ CÔNG TRÌNH NGẦM FECON 28
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON 28
1. Giới thiệu chung 28
2. Hình thức sở hữu 29
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty FECON 29
4. Lĩnh vực hoạt động của công ty FECON 34
5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty FECON 35
II. Thực tiễn ký kết và thực tiễn áp dụng hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON 36
1. Các nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng 36
2. Căn cứ để ký kết hợp đồng 37
3. Các loại hợp đồng công ty đã ký kết 38
4. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa 43
5. Quá trình ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty FECON 45
6. Quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty FECON 46
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ CÔNG TRÌNH NGẦM FECON 51
I. Đánh giá chung việc áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON 51
1. Những kết quả đạt được 51
2. Những tồn tại, khó khăn 52
II. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam 54
1. Kiến nghị về phía Nhà nước 54
2. Kiến nghị về phía công ty 57
Kết luận 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO sau 8 năm đàm phán. Để chuẩn bị tham gia và chấp nhận những luật lệ chung cho hầu hết các nước trên thế giới, luật pháp Việt Nam đã có những thay đổi căn bản nhằm làm thu hẹp khoảng cách giữa luật Việt Nam và luật quốc tế, tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các bên tham gia vào hoạt động thương mại tại Việt Nam. Đáp ứng các yêu cầu đó, năm 2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nhiều đạo luật mới trong đó có bao gồm Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 thay thế cho Bộ luật dân sự và Luật thương mại cũ đồng thời chấm dứt hiệu lực của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Đây là một thay đổi lớn đối với toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng nói riêng.
Hợp đồng mua bán hàng hóa là quan hệ trao đổi hợp pháp mà hầu hết các cá nhân tổ chức kinh doanh đều phải thực hiện trong quá trình tồn tại và phát triển. Việc kí kết, thực hiện hợp đồng phải tuân theo đúng các quy định của pháp luật mới có thể giúp gắn chặt mối quan hệ hợp tác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đồng thời góp phần tăng cường hiệu quả quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế.
Với sự ra đời của các đạo luật nêu trên, quy định về pháp luật hợp đồng hiện nay đã khá đầy đủ và có hệ thống. Tuy nhiên việc áp dụng các chính sách mới trong việc kí kết và thực hiện hợp đồng vẫn đang có nhiều vấn đề cần bàn luận. Bài viết “Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON” dưới đây trình bày một cách khái quát về tình hình áp dụng pháp luật trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa ở Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON. Bài viết này bao gồm ba phần chính:

Chương I: Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa
Chương II: Thực tiễn áp dụng chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON
Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON


CHƯƠNG I: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA

I. Khái quát chung về hợp đồng
1. Khái niệm
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. (Điều 388 Bộ luật dân sự 2005).
Để quan hệ hợp đồng được xác lập một cách có hiệu lực, cần tồn tại các điều kiện sau:
- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
- Các bên tham gia ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện.
- Trong trường hợp pháp luật có quy định về hình thức giao dịch thì phải tuân theo đúng hình thức đã quy định đó.
(Điều 122 Bộ luật dân sự 2005)
2. Nội dung của hợp đồng
Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận. Các điều khoản đó xác định những quyền và nghĩa cụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng.
Điều 402 Bộ luật dân sự quy định:
“Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây:
1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hay không được làm;
2. Số lượng, chất lượng;
3. Giá, cách thanh toán;


y4pL9TeviY4wgq9
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status