Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ



 Lao động là nguồn nhân lực quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và của trang trại nói riêng, đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Các chủ trang trại thường chọn những người có sức khoẻ, chịu khó, không có thói xấu, có kinh nghiệm và kiến thức thực tế. Nếu biết quản lý và sử dụng tốt, biết quan tâm thoả đáng đến lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động thì nó sẽ là nhân tố quan trọng làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho chủ trang trại.





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:



- Phương hướng sản xuất kinh doanh của trang trại
Với mục đích tìm ra mô hình sản xuất có hiệu quả nhất, phù hợp nhất với tình hình kinh tế của huyện, tui tập trung nghiên cứu phân tích đánh giá theo hình thức phân loại này.
BẢNG 2.6: Phương hướng sản xuất kinh doanh của các MH KTTT
Mô hình
Số lượng
Cơ cấu (%)
1. MH1
5
33,34
2. MH2
6
40
3. MH3
2
13,33
4. MH4
2
13,33
Tổng số
15
100
Qua bảng 2.6, số lượng trang trại mô hình 2 lớn nhất với 6 trang trại chiếm 40% tổng số trang trại điều tra. Các trang trại này chủ yếu là chăn nuôi lợn, ngoài ra còn chăn nuôi gia cầm, mô hình này cần có nguồn vốn đầu tư lớn và có kỹ thuật tốt.
Mô hình 1, với 5 trang trại chiếm 33,34% tổng số trang trại điều tra. Số trang trại chủ yếu trồng các loại cây có giá trị cao như: vải, nhãn, xoài…
Mô hình 3, là mô hình trang trại nuôi trồng thuỷ sản, với số trang trại điều tra là 2 trang trại, ở trang trại này chủ yếu là chăn thả cá trắm, trôi, mè…
Mô hình 4 là mô hình trang trại tổng hợp với số lượng là 2 trang trại, mô hình này phát triển sản xuất đa dạng vừa kết hợp chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản.
Tóm lại, các trang trại ở huyện Phù ninh đã phát triển nhanh, phản ánh đúng tình hình phát triển sản xuất của huyện, chuyển nền sản xuất tự túc tự cấp sang phát triển sản xuất hàng hóa, phù hợp với yêu cầu của thị trường.
- Lao động
Lao động là nguồn nhân lực quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và của trang trại nói riêng, đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Các chủ trang trại thường chọn những người có sức khoẻ, chịu khó, không có thói xấu, có kinh nghiệm và kiến thức thực tế. Nếu biết quản lý và sử dụng tốt, biết quan tâm thoả đáng đến lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động thì nó sẽ là nhân tố quan trọng làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho chủ trang trại.
Qua bảng 2.7, ta thấy số lao động làm việc trong các trang trại là khá cao, bình quân là 4,47 lao động / trang trại. Do yêu cầu của sản xuất nông nghiệp đồng thời việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, lao động đa số phải làm việc trực tiếp bằng những công cụ thô sơ như cuốc, xẻng, liềm… trong các việc như: dãy cỏ, phun thuốc, thu hoạch… Bình quân các trang trại có 4,91 người / hộ, cao hơn mức bình quân chung của toàn huyện là 4,19 người / hộ (2006).
Qua bảng 2.7, số lao động cao nhất thuộc về MH4 với 5,25 lao động / trang trại, trong đó lao động gia đình là 2 lao động, lao động thuê thường xuyên là 3 lao động và 0,25 lao động thuê thời vụ (quy đổi). Bởi đây là trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp với khối lượng công việc, diện tích khá lớn đòi hỏi cần nhiều nhân công, mà đặc biệt đến mùa thu hoạch là rất lớn. Công việc ở đây khá vất vả với nhiều loại cây trồng vật nuôi… Tiền công đối với người lao động thường xuyên được chủ trang trại trả với 2 mức đó là 350.000đồng / tháng (nuôi ăn) và 650.000đồng / tháng (không ăn). Công việc mà các lao động thuê thời vụ thường làm là khi chủ trang trang trại thu hoạch hoa quả, hái chè, phát cây… và tiền công được trả bình quân là 30.000đồng / ngày công.
Mô hình 3 có tổng số lao động tham gia sản xuất là 4,2 lao động / trang trại, ở loại hình này, lao động chủ yếu là lao động gia đình đảm nhiệm, tính bình quân là 3 lao động / trang trại, lao động thuê thường xuyên với 1lao động, thuê thời vụ (quy đổi) là 2 lao động. Mô hình này là chuyên về thuỷ sản là thả cá nên chăm sóc không cần nhiều người, chỉ bận rộn nhất là khi thả và thu hoạch nên mới cần thuê. Đối với lao động thường xuyên được trả bình quân là 630.000đồng / tháng.
Mô hình 2 với tổng lao động tham gia sản xuất là 4,57 lao động / trang trại, trong đó lao động gia đình là 2,33 lao động, lao động thuê thường xuyên là 2,17 lao động và lao động thời vụ (quy đổi) với số lượng ít nhất là 0,067 lao động. Với mô hình chăn nuôi, khi thu hoạch thì cũng không quá bận rộn nên tỷ lệ thuê lao động ngoài là không cao. Đối với lao động thuê thường xuyên thì trang trại thuê 1 người đã học qua trung cấp chăn nuôi để đảm bảo chăm sóc, vì đây là những người có kiến thức, chuyên môn. Tiền công chủ trang trại trả là 650.000đồng / tháng / lao động.
Mô hình 1 có tổng số lao động là 4,14 lao động / trang trại. Trong đó, lao động gia đình với 1,8 lao động / trang trại, lao động thuê là 2,34 lao động / trang trại, số lượng lao động thuê thời vụ (quy đổi) là cao nhất với 0,34 lao động / trang trại, lao động thuê thường xuyên với 2 lao động. Mô hình này vào thời gian thu hoạch là lúc cần đến nhiều lao động nhất vì sản xuất cây ăn quả cần thu hoạch nhanh, đúng vụ để tránh ảnh hưởng đến chất lượng và phẩm cấp của sản phẩm.
Các trang trại khi có khối lượng công việc lớn, lao động gia đình không đảm đương hết nhiệm vụ thì các chủ trang trại đều phải thuê mướn thêm lao động vào lúc đó và luôn có lao động thường xuyên từ 1 - 5 lao động. Mặc dù là một chỉ tiêu đánh giá trực tiếp công việc của trang trại, nhưng qua điều tra được các chủ trang trại cho biết vấn đề lao động không phải là vấn đề cấp thiết của họ, một mặt do quy mô sản xuất chưa đủ lớn mặt khác do lao động nông thôn hiện nay đang dư thừa cho nên việc thuê thêm lao động đối với các chủ trang trại không phải là điều khó khăn.
- Đất đai
Nguồn diện tích đất được sử dụng là một tư liệu đặc biệt và là yếu tố hàng đầu đối với nhu cầu của một tran trại, sự hình thành và phát triển của KTTT đồng nghĩa với quá trình tích tụ và tập trung đất đai. Tuy nhiên, quy mô đất đai lại tuỳ từng trường hợp vào từng loại hình trang trại mà có diện tích đất và sử dụng đất khác nhau.
Qua bảng 2.8, đối với mô hình 1 có diện tích trung bình là 4,75ha / trang trại thì đây là trang trại trồng cây ăn quả là chính như vải, xoài, hồng, bưởi… vì vậy nên diện tích dùng cho cây lâu năm chiếm lớn nhất là 4,56ha (chiếm 98,28%), còn lại 0,08 ha (chiếm 1,72%) dùng chủ yếu để trồng các loại cây ngắn ngày như đu đủ, chuối…
Mô hình 2 là loại hình có ngành sản xuất chính là chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi lợn, bên cạnh đó còn chăn nuôi gà, vịt,ngan. Mô hình này có quy mô diện tích đất nhỏ nhất trong các mô hình trang trại ở Phù ninh. Với mô hình này không cần diện tích quá lớn, tính bình quân thì diện tích của loại hình này là 0,73 ha / trang trại. Trong đó, dùng cho chăn nuôi là 0,62ha / trang trại, ngoài ra 0,04ha trồng rau và một số hoa màu khác, còn lại 0,06ha trồng cây lâu năm.
Mô hình 3 là mô hình chuyên về nuôi trồng thuỷ sản, quy mô diện tích trung bình là 3,602ha / trang trại, trong đó diện tich dùng cho nuôi trồng thuỷ sản chiếm 3,48ha / trang trại còn lại là diện tích đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm là 0,11ha (chiếm 3,05%).
Mô hình 4 là mô hình trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp bao gồm chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và cây ăn quả. Với tổng diện tích bình quân là 4,77ha / trang trại thì đây là mô hình có diện tích bình quân lớn nhất trong các mô hình trang trại mà tui ngh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status