Mâu thuẫn giữa sản xuất tiêu dùng hàng hoá. Liên hệ thực tế ở Việt Nam - pdf 24

Download miễn phí Tiểu luận Mâu thuẫn giữa sản xuất tiêu dùng hàng hoá. Liên hệ thực tế ở Việt Nam



 Trước những đòi hỏi và sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường nhà sản xuất muốn tồn tại thì phải hiểu nhu cầu hiện thời của khách hàng. Bởi lẽ: “ Sản xuất cũng trực tiếp là tiêu dùng và tiêu dùng cũng đồng thời là sản xuất”. Mỗi cái trực tiếp là mặt đối lập của cái kia nhưng đồng thời giữa hai cái đó có một sự vận động môi giới. Sản xuất tạo ra những vật liệu cho tiêu dùng, không có vật liệu này thì tiêu dùng không có đối tượng. Nhưng tiêu dùng cũng chính là môi giới của sản xuất, bởi vì chỉ có tiêu dùng mới tạo ra chủ thể cho sản phẩm. Sản phẩm chỉ đạt tới sự hoàn tất cuối cùng của nó trong tiêu dùng (Triết học Mac-Lênin,ĐH quản lý và kinh doanh Hà Nội trang 84-85).
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Lý luận kinh tế chính trị học
Đặt vấn đề
Bất cứ một hình thái xã hội nào muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào sản xuất. Mác nói : “Một xã hội dù phát triển đến đâu cũng phải dựa vào sản xuất . Xã hội đó sẽ bị diệt vong nếu ngừng sản xuất dù đó chỉ là một tuần”. Khẳng định tầm quan trọng của sản xuất là cội nguồn tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Xét đến chiều dài lịch sử của nhân loại , chúng ta đều nhận ra rằng xã hội hàng hoá đã có từ rất lâu , bắt nguồn từ thời chiếm hữu nô lệ khi “ có sự phân công lao động xã hội lớn đầu tiên”, nghề chăn nuôi tách khỏi nghề nông” đã làm nảy ra sự cần thiết và khả năng trao đổi sản phẩm một cách thường xuyên giữa các bộ lạc và sự phân công lao động xã hội lớn làn thứ hai “ nghề thủ công tách khỏi nghề nông” đã làm cho nền sản xuất hàng hoá tức là nền sản xuất nhằm mục đích và trao đổi ra đời” (Kinh tế học – Giáo sư Trần Phương ).
Nhưng phải đến tận Chủ nghĩa tư bản , nền sản xuất hàng hoá mới thật sự phát triển theo đúng nghĩa của nó.
Mặc dù vậy, sản xuất hàng hoá ngay từ lúc mới ra đời đã bộc lộ những mâu thuẫn ngay trong lòng nó . Vì sản xuất hàng hoá thực chất là nền sản xuất nhằm mục đích trao đổi , mà đã là trao đổi thì tất yếu phải có đánh giá và đo đếm về mặt giá trị hay giá trị sử dụng.
Bên cạnh đó thì trong sản xuất lại “ hình thành tam đoạn luận” sản xuất , phân phối , trao đổi , tiêu dùng.
Trong mối quan hệ đó sản xuất là gốc , nó diễn ra ở khâu đầu và tiêu dùng là khâu cuối cùng. Trình độ sản xuất sẽ quyết định đến tiêu dùng. Giữa sản xuất tiêu dùng có mối quan hệ khăng khít nhưng lại đối lập nhau. Chính từ thực tế đó đã khiến người viết mạnh dạn đưa ra nhận định của mình với đề tài “ Mâu thuẫn giữa sản xuất tiêu dùng hàng hoá. Liên hệ thực tế ở Việt Nam. “
Xin chân thành Thank sự chỉ bảo của thầy, cô giáo cũng như ý kiến đóng góp của các bạn đồng học. Qua đây, người viết xin chân thành Thank thầy giáo đã giúp đỡ và hướng dẫn hoàn thành bài viết này.
B/ giải quyết vấn đề
I/ Sản xuất hàng hoá:
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu thế nào là sản xuất hàng hoá?
Theo Lênin toàn tập, tập 1 trang 106 có định nghĩa rằng: “ Sản xuất hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội, trong đó sản phẩm đều do những người sản xuất cá thể, riêng lẻ sản xuất ra, mỗi người chuyên làm ra một sản phẩm nhất định, thành thử muốn thoả mãn các nhu cầu của xã hội thì cần có mua bán các sản phẩm. Vì vậy sản phẩm trở thành hàng hoá trên thị trường”. Vậy thì đặc điểm của sản xuất hàng hoá là sản phẩm sản xuất ra không phải để tự tiêu dùng mà để mua bán, trao đổi.
Xét về lịch sử, sản xuất hàng hoá ra đời cùng với sự ra đời của kinh tế hàng hoá khi con người có nhu cầu về trao đổi sản phẩm tiêu dùng.
Sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế xã hội gắn liền với hai điều kiện tiền đề đó là: Sự phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu tư liệu sản xuất.
Nhưng trong quá trình sản xuất hàng hoá đã diễn ra sự cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá trên thị trường. Do vậy, người ta đã phân chia việc trao đổi hàng hoá căn cứ vào giá trị. Vì thế, ở đâu có sản xuất hàng hoá thì ở đó quy luật giá trị tác dụng thông qua sự lên xuống của giá cả.
Đặc biệt trong sản xuất hàng hoá quy luật giá trị đã phát sinh như là một lực lượng điều tiết sản xuất mà nhờ có nó sản xuất đã có được những tỉ lệ cân đối cần thiết.Ngay như ở nước ta mấy năm trước đây,do giá cà phê trên thị trường tăng cao nên ở nhiều nơi đã đổ xô trồng cà phê,dẫn đến chỉ sau một thời gian ngắn, giá cà phê giảm mạnh gây thiệt hại rất lớn với người nông dân. Do vậy, họ đã phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên, sự cân đối trong sản xuất chỉ là tương đối và không lâu dài.
Bên cạnh đó, do các nhà sản xuất muốn chạy theo giá trị thặng dư siêu ngạch để thu được nhiều lợi nhuận hơn, họ đã tích cực cải tiến kỹ thuật và ra sức bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê hòng làm cho hàng hoá của mình hạ hơn hàng hoá của địch thủ để thu được nhiều lời hơn. Nhưng vì lòng ham muốn mà nhà sản xuất nào cũng đều ra sức cải tiến kỹ thuật do vậy kỹ thuật mới sẽ nhanh chóng phổ biến.Một khi kỹ thuật mới phổ biến thì giá trị của hàng hoá phải hạ thấp. Thị trường nước ta là một ví dụ, do yêu cầu đi lại tăng cao, các nhà sản xuất xe gắn máy đã đáp ứng thị trường bằng các loại xe phù hợp với thị hiếu và túi tiền của người tiêu dùng. Nhưng do sự tăng quá nhanh số lượng hàng hoá của mặt hàng này khiến cho giá thành của nó bị hạ thấp gây kém chất lượng ở một vài chủng loại xe. Đặc biệt là xe máy Trung Quốc…
Một lý do khác cũng giúp ta thái được mâu thuẫn là: khi mà các nhà sản xuất tập trung vào một mặt hàng này thì các mặt hàng khác lại không được chú ý nhiều đến. Ví dụ như việc trồng cà phê. Khi nhiều người tập trung vào trồng cà phê thì lúa gạo hay một số cây trồng khác sẽ bị thu hẹp dẫn đến giá cà phê thì giảm mạnh nhưng giá cả của các loại cây trồng khác tăng cao. Do vậy, cán cân cung cầu luôn bấp bênh, chênh lệch; giá trị của hàng hoá lên hay xuống một phần lớn cũng là do nguyên nhân này.
Mặt khác, từ sản xuất đến tiêu dùng còn trải qua giai đoạn phân phối và lưu thông hàng hoá. Đây cũng là một khâu rất quan trọng vì sản xuất ra và làm thế nào để đua đến tận tay người tiêu dùng còn là cả một quá trình. Tâm lý muốn dùng hàng tốt nhưng giá cả phải thấp chính là một yêu cầu cao đối với nhà sản xuất, đặt nhà sản xuất vào vị trí của người tiêu dùng.
II/ Tiêu dùng hàng hoá:
Trước những đòi hỏi và sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường nhà sản xuất muốn tồn tại thì phải hiểu nhu cầu hiện thời của khách hàng. Bởi lẽ: “ Sản xuất cũng trực tiếp là tiêu dùng và tiêu dùng cũng đồng thời là sản xuất”. Mỗi cái trực tiếp là mặt đối lập của cái kia nhưng đồng thời giữa hai cái đó có một sự vận động môi giới. Sản xuất tạo ra những vật liệu cho tiêu dùng, không có vật liệu này thì tiêu dùng không có đối tượng. Nhưng tiêu dùng cũng chính là môi giới của sản xuất, bởi vì chỉ có tiêu dùng mới tạo ra chủ thể cho sản phẩm. Sản phẩm chỉ đạt tới sự hoàn tất cuối cùng của nó trong tiêu dùng (Triết học Mac-Lênin,ĐH quản lý và kinh doanh Hà Nội trang 84-85).
Thực chất trong quá trình sản xuất và tiêu dùng thì người tiêu dùng và các nhà sản xuất tác động lẫn nhau trên thị trường để xác định một hệ thống giá cả thị trường, lợi nhuận thu nhập…. Các doanh nghiệp sẽ sản xuất những mặt hàng đem lại lợi nhuận cao nhất bằng những kỹ thuật sản xuất rẻ nhất và tiêu dùng của các hộ gia đình được xác định bởi số lượng tiền công có được nhờ vào lao động và lợi tức thu được nhờ sở hữu tài sản của mình. Họ có ảnh hưởng rất lớn đối với quyết định về việc sản xuất cái gì trong nền kinh tế vì họ mua và tiêu dùng phần lớn sản phẩm. Và họ muốn đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status