Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá tại trung tâm Tiếp thị- Triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá tại trung tâm Tiếp thị- Triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam



Mục lục
Mở đầu 1
Chương I: Những lý luận chung về tiêu thụ nông sản hàng hoá. 3
I. Vị trí, vai trò, đặc điểm của tiêu thụ nông sản hàng hoá. 3
1. Thực chất của tiêu thụ nông sản hàng hoá. 3
2. Vị trí, vai trò của tiêu thụ nông sản hàng hoá. 4
2.1. Vị trí và vai trò của tiêu thụ nông sản hàng hoá. 4
2.2 Sự cần thiết của việc tiêu thụ nông sản hàng hoá ở thị trường nông thôn. 5
3. Đặc điểm của tiêu thụ nông sản. 6
3.1 Đặc điểm của tiêu thụ nông sản đối với thị trường trong nước. 6
3.2 Đặc điểm của tiêu thụ nông sản đối với thị trường nước ngoài. 7
3.3 Đặc điểm về nông sản. 8
4. Tình hình tiêu thụ nông sản của nước ta trong thời gian qua. 9
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ nông sản hàng hoá. 10
1. Nhân tố cung - cầu hàng hoá. 10
1.1. Nhân tố cung hàng hoá. 10
1.2. Nhân tố cầu hàng hoá. 11
2. Chất lượng hàng hoá. 12
3. Marketing. 13
4. Tổ chức kênh tiêu thụ. 13
5. Chính sách vĩ mô của nhà nước. 14
III. Sự cần thiết đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá thông qua hội chợ- triển lãm. 15
1. Thực chất và đặc điểm của hội chợ. 15
2. Vai trò của hội chợ đối với tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. 18
2.1 Lợi ích của các đơn vị tham gia Hội chợ triển lãm đối với tiêu thụ nông sản hàng hoá. 18
2.2 Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản. 19
2.3 Quảng cáo về sản phẩm nông sản. 20
2.4 Quảng cáo về thương hiệu, nhãn hiệu nông sản. 21
2.5 Định vị sản phẩm 21
2.6 Trao đổi và học tập kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong quá trình tham gia triển lãm hội chợ nhằm thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Thúc đẩy nhanh quá trình ký kết hợp đồng giữa các đơn vị mua-bán. 22
Chương 2: Thực trạng tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua triển l•m hội chợ của trung tâm tiếp thị triển l•m nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ( VAFEC). 24
I. Những vấn đề chung về trung tâm triển lãm hội chợ. 24
1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của trung tâm VAFEC. 24
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm VAFEC. 26
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm. 26
2.2. Các phòng chức năng: 27
3. Cơ sở vật chất và nhân lực của trung tâm. 30
4. Hoạt động của trung tâm trong thời gian qua. 31
4.1. Lĩnh vực hoạt động của trung tâm. 31
4.2. Kết quả hoạt động của trung tâm trong thời gian qua. 31
II. Thực trạng của việc tiêu thụ nông sản thông qua hội chợ triển lãm của trung tâm VAFEC. 34
1. Tình hình triển lãm hội chợ của Trung tâm. 34
1.1 Hội chợ triển lãm trong nước. 34
1.2 Tình hình hội chợ triển lãm quốc tế của trung tâm. 37
1.3. Tình hình tham gia hội chợ triển lãm phối hợp với đơn vị bạn. 37
1.4. Các hội chợ chính trong việc thúc đẩy tiêu thụ nông sản chính mà trung tâm thường xuyên thực hiện. 39
2. Kênh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá qua hội chợ. 39
2.1 Tình hình sản xuất và thu gom sản phẩm. 39
2.2 Tình hình tổ chức kênh tiêu thụ. 41
3. Tình hình tiêu thụ nông sản thông qua các cuộc triển lãm hội chợ tại trung tâm VAFEC. 43
3.1 Tình hình tiêu thụ nông sản thông qua các cuộc triển lãm trong nước. 43
3.2 Tình hình tiêu thụ nông sản thông qua các cuộc triển lãm ngoài nước. 46
3.3 Tình hình tiêu thụ nông sản thông qua việc liên kết với các đơn vị khác. 49
4. Đánh giá thực trạng của việc tiêu thụ nông sản của Trung tâm thông qua việc triển lãm- hội chợ. 50
4.1 Những kết quả đạt được. 50
4.2 Mặt hạn chế và nguyên nhân 52
Chương III: Những biện pháp nhằm tiêu thụ nông sản thông qua triển l•m hội chợ của VAFEC. 54
I. Phương hướng hoạt động của trung tâm trong thời gian tới. 54
II. Biện pháp nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa đối với việc tiêu thụ nông sản thông qua triển lãm hội chợ. 56
1. Tổ chức sản xuất, thu gom sản phẩm hàng hoá. 56
2. Mở rộng thị trường cho hoạt động hội chợ triển lãm. 57
3. Hoàn thiện hệ thống thông tin quảng cáo cho hội chợ triển lãm và tiêu thụ nông sản. 58
4. Nâng cao năng lực cho các cán bộ công nhân viên trong trung tâm. 60
5. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho trung tâm. 60
5.1 Tìm được sự hỗ trợ tối đa của Nhà nước. 60
5.2 Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật của gian hàng trong hội chợ. 60
5.3 Tăng cường các trang thiết bị cho các cán bộ công nhân viên trong trung tâm. 61
6. Thường xuyên tổ chức trao đổi tiếp xúc giữa các doanh nghiệp với nhà tổ chức. 61
7. Hoàn thiện công tác tổ chức tiếp thị sản phẩm. 62
8. Thông qua triển lãm tiêu thụ sản phẩm có tác động hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất hàng hoá phù hợp nhu cầu thị trường 64
Kết luận 64
Danh mục tài liệu tham khảo 65
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thành công ty tiếp thị và đầu tư Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT).
Căn cứ vào Quyết định số 2218/QĐ/BNN-TCCB ngày 08/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc tổ chức lại công ty Tiếp thị đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn. Dựa trên cơ sở quyết định đó thì công ty tiếp thị và đầu tư NN&PTNT chia tách thành: chuyển một bộ phận vào Tổng công ty vật tư nông nghiệp (chức năng kinh doanh), một bộ phận ở lại chuyên làm công tác hỗ trợ tiêu thụ cho ngành nông nghiệp và PTNT đó là Trung tâm tiếp thị và triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn (viết tắt là VAFEC) trực thuộc Bộ NN&PTNT. Tủng tâm là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo chi phí.
Ngoài những lý do trên thì sự ra đời của trung tâm còn do nhiều nguyên nhân khác như tình hình trong nước và quốc tế, thực trạng của nghành nông nghiệp nước ta.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nền kinh tế Việt Nam đã và đang gặp phải nhiều thuận lợi cũng như thách thức to lớn. Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là những nước có mặt hàng nông nghiệp giống ta. Đồng thời với thách thức thì việc hội nhập kinh tế thế giới cũng góp phần mở rộng thị trường cho hàng nông sản của chúng ta. Trong tình hình như hiện nay thì hàng hoá nước ta đâng phải đối phó gay gắt và cạnh tranh về nhiều mặt của hàng nông sản như: số lượng, chất lượng, thương hiệu, mẫu mã...Từ tình hình thực tiễn đó mà chính phủ chỉ đạo cho nghành nông nghiệp và PTNN thành lập một đơn vị chuyên trong lĩnh vực tiếp thị xúc tiến thương mại và triển lãm hội chợ cho nghành nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đó Trung tâm tiếp thị triển lãm NN&PTNT ra đời. Từ khi thành lập đến nay trung tâm đã thực hiện được các chỉ tiêu mà Bộ NN&PTNT đề ra góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các cá nhân, đơn vị sản xuất, kinh doanh trong ngành nông nghiệp...
Bộ giao cho nhiều nhiệm vụ, cục chức năng quản lý theo dõi, đôn đốc các nhiệm vụ kinh tế chính trị của Trung tâm. Cụ thể là các đơn vị sau: vụ kế hoạch, Vụ tổ chức cán bộ, Vụ pháp chế, Vụ tài chính và Vụ khoa học công nghiệp, Văn phòng Bộ.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm VAFEC.
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm.
Trung tâm hoạt động theo hình thức đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo chi phí, hạch toán độc lập, có tài khoản 129757000- tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long, có mã số riêng. Đây là hình thức hoạt động mới, khá linh hoạt giúp cho đơn vị phát huy tính chủ động và sáng tạo của mình. Để quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm bộ máy quản lý được tổ chức như sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Phó giám đốc
(Nghiệp vụ)
Phó giám đốc (Nội chính)
Giám đốc
Phòng tổ chức
Hành chính
Phòng tài chính
kế toán
Phòng triển lãm
Hội chợ
Phòng xúc tiến
Thương mại
Phòng
Kế hoạch
Kinh doanh
Tổ
nước ngoài
Ban quản lý chợ
Tổ
dịch vụ
Tổ
trong
nước
Tổ thiết kế dàn dựng
Tổ
bảo vệ
Giám đốc trung tâm do Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Giám đốc là thay mặt pháp nhân của trung tâm, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và trước pháp luật về mọi hoạt động của Trung tâm. Ngoài việc uỷ quyền cho phó giám đốc còn chỉ đạo trực tiếp thông qua các trưởng phòng, phó phòng, tổ trưởng.
Phó giám đốc chuyên môn: do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Phó Giám đốc có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc và cùng chỉ đạo các bộ phận được phân công, uỷ quyền , các vấn đề kỹ thuật sản xuất, kinh doanh, tiếp thị, đàm phán kinh doanh ngoại giao. Phó giám đốc chị trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công thực hiện.
Phó Giám đốc nội chính: do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Phó giám đốc có nhiệm vụ giúp cho Giám đốc, tham mưu và trực tiếp chỉ đạo các bộ phận được phân công uỷ quyền. Thường trực xử lý các công việc khi Giám đốc đi vắng bên cạnh đó còn giúp Giám đốc điều hành và quản lý nhân sự, phụ trách kiểm kê tài sản, thanh tra, kiểm tra, phụ trách thi đua, khen thưởng và kỷ luật.
2.2. Các phòng chức năng:
a) Phòng tổ chức hành chính:
- Quản lý nhân sự, theo dõi thực hiện nội quy, quy chế người lao động đảm bảo mọi lợi ích cho người lao động.
- Đề nghị điều động, đề nghị bổ nhiệm, tuyên truyền công tác đối với người lao động trong trung tâm.
- Tham mưu cho Ban Giám đốc công tác thi đua, khen thưởng hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
- Tổ chức lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, tổ chức lực lượng phòng chống thiên tai, phòng chống cháy nổ...
- Mua sắm quản lý và phân bổ thiết bị văn phòng, máy tính, máy photo, máy fax- cho các phòng, ban.
- Công tác văn thư, tạp vụ: tiếp nhận công văn đến, gửi công văn đi, đưa đón khách, chăm lo cho các phòng làm việc của Giám đốc, phòng họp.
- Duy trì, bảo vệ, tu sửa tài sản nhỏ của trung tâm.
Tổ bảo vệ: Do đặc thù hoạt động của đơn vị nên lực lượng bảo vệ đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao, số lượng lớn (chiếm 20% trong tổng số cán bộ công nhân viên của Trung tâm). Tổ bảo vệ được đào tạo kiến thức anh ninh ( vì trung tâm thường xuyên đón các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, Chính phủ ), đồng thời cũng được đào tạo cơ bản về phòng cháy chữa cháy.
b) Phòng tài chính kế toán:
Thực hiện phản ánh và giải quyết một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và trung thực tình hình tài chính của Trung tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hàng tháng quý, hàng năm để cho Ban giám đốc nắm được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong mỗi chu kỳ hạch toán.
Báo cáo công tác kế toán hàng tháng, quý gửi về Vụ Tài chính của Bộ.
Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước (nộp thuế ).
c) Phòng Triển lãm hội chợ:
- Xây dựng kế hoạch Triển lãm hội chợ dài hạn, trung hạn và cho từng cuộc hội chợ trong nước và ngoài nước.
- Làm công tác tổ chức cho từng cuộc hội chợ và triển lãm.
- Mời khách hàng trong và ngoài nước tham gia hội chợ và triển lãm. Đây là phòng quan trọng, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Trung tâm, hàng năm thực hiện khá tốt các đơn đặt hàng của Nhà nước và ngành nông nghiệp trong việc tổ chức các cuộc hội chợ và triển lãm trong nước và quốc tế. Phòng được hình thành từ 3 tổ như sau:
Tổ trong nước: chuyên xây dựng và tổ chức các cuộc triển lãm hội chợ, hội thảo trong nước.
Tổ nước ngoài: Chuyên xây dựng và tổ chức đưa đón các doanh nghiệp Việt Nam đi tham gia Triển lãm hội chợ, hội thảo và tham quan du lịch ở nước ngoài.
Tổ thiết kế dàn dựng: Chuyên thiết kế, thi công trang trí tổng thể, dàn dựng các gian hàng cho các cuộc hội chợ và triển lãm, các hoạt động hội nghị hội thảo trong nước và nước ngoài.
d) Phòng kế hoạch.
- Tập hợp, tìm kiếm thông tin và căn cứ vào kế hoạ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status