Lạm phát và thực tiễn lạm phát ở Việt Nam - pdf 24

Download miễn phí Tiểu luận Lạm phát và thực tiễn lạm phát ở Việt Nam



Mục lục
Lời mở đầu
Phần nội dung
 I- Lạm phát. Nguyên nhân và hậu quả.
 1. Khái niệm về lạm phát.
 2. Phân loại lạm phát.
 2.1. Lạm phát vừa phải.
 2.2. Lạm phát phi mã.
 2.3. Siêu lạm phát.
 3.Nguyên nhân và hậu quả của lạm phát.
 3.1. Nguyên nhân gây ra lạm phát.
 3.2. Hậu quả của lạm phát.
 * Tác động theo hướng tiêu cực.
 * Tác động theo hướng tích cực.
II-Lạm phát ở Việt Nam và các giải pháp đối phó với lạm phát.
 1. Tình hình lạm phát ở Việt Nam.
1.1. Thời kỳ từ năm 1976 đến năm 1980.
1.2. Thời kỳ từ năm 1981 đến năm 1988.
 1.3. Thời kỳ từ năm 1988 đến năm 1991.
 1.4. Thời kỳ từ năm 1991 đến nay.
* Các giải pháp đối phó với lạm phát qua bốn thời kỳ
 2. Các giải pháp đối phó với lạm phát.
Kết luận
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Lời mở đầu
Lạm phát là một trong những vấn đề nhạy cảm hàng đầu trong đời sống kinh tế-xã hội. ảnh hưởng của lạm phát rất rộng lớn tới bối cảnh chung của nền kinh tế khu vực và thế giới. Hơn nữa lạm phát là vấn đề phức tạp luôn vận động và biến đổi. Nó tác động trực tiếp, hay gián tiếp, nhanh hay chậm, tích cực hay tiêu cực ở các mức độ khác nhau... tác động đến toàn bộ hoạt động của chính phủ, doanh nghiệp, quan hệ đối nội, đối ngoại của quốc gia cũng như trên thế giới. Vì vậy nghiên cứu lạm phát luôn có ý nghĩa thời sự cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Và việc kiểm soát lạm phát như thế nào đã và đang là một trong những vấn đề hàng đầu của các cuộc tranh luận về chính sách kinh tế.
Đề tài “Lạm phát và thực tiễn lạm phát ở Việt Nam” là một đề tài rộng và phức tạp. Vì vậy với sự hiểu biết hạn hẹp, trong quá trình làm bài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong có sự đóng góp ý kiến của thầy cô để hoàn chỉnh bài viết tốt hơn.
Em xin chân thành Thank các thầy cô giáo trong khoa Tài Chính đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
Phần nội dung
I- Lạm phát. Nguyên nhân và hậu quả.
Trong đời sống hàng ngày, lạm phát là một trong những vấn đề kinh tế vĩ mô, đã trở thành mối quan tâm lớn của các nhà chính trị, kinh tế và công chúng. Vậy lạm phát là gì? Do đâu có lạm phát? Tại sao người ta lại quan tâm đến lạm phát.
1- Khái niệm về lạm phát.
Lạm phát là một hiện tượng của tiền tệ, được biểu hiện ở sự mất giá(giảm giá) của tiền tệ, mà sự mất giá của tiền tệ biểu hiện rõ nhất là sự tăng giá bình quân của tất cả các loại hàng hoá. Lạm phát xảy ra khi giá cả mọi thứ hàng hoá, dịch vụ và chi phí đều tăng tuy với tốc độ và tỷ lệ không đồng đều, thứ tăng nhanh, thứ tăng chậm, thứ tăng nhiều, thứ tăng ít... nhưng nói chung mọi thứ đều tăng giá.
Trong nền kinh tế thị trường, thì dù là tiền vàng hay tiền giấy đều bị mất giá. Tiền vàng (tiền đúc bằng vàng hay tiền giấy đổi được lấy vàng theo tiêu chuẩn giá cả của nhà nước quy định làm đơn vị tiền tệ.), bị mất giá vàng hạ xuống và lên khi giá vàng cao lên.
Tiền giấy không đổi được lấy vàng nếu bằng số lượng vàng cần thiết cho lưu thông (M=PQ/V) thì giá trị thay mặt vàng của tiền giấy không thay đổi, giá cả hàng hoá vẫn ổn định. Nếu nhà nước phát hành ra mộ lượng tiền giấy lớn hơn lượng vàng cần thiết cho lưu thông (M>PQ/V) thì giá trị thay mặt vàng của mỗi đơn vị nhỏ đi, phải có một lượng tiền giấy nhiều hơn trước mới mua được lượng hàng hoá như trước.
Tóm lại, lạm phát là hiện tượng phát hành thừa tiền giấy so với lượng tiền cần thiết cho lưu thông làm giá cả mọi thứ hàng hoá đều tăng lên. Lạm phát càng cao thi đồng tiền mất giá càng nhiều.
Lạm phát được đo bằng chỉ số giá cả tức là trung bình của giá hàng hoá tiêu dùng hay giá cả sản xuất. Chỉ số giá cả phổ biến nhất là chỉ số hàng hoá tiêu dùng (viết tắt là CPI).
2-Phân loại lạm phát.
Có nhiều cách phân loại lạm phát:
- Xét về mặt định lượng:
Dựa trên độ lớn nhỏ của tỷ lệ % lạm phát tính theo năm, người ta chia lạm phát ra thành:
2.1-Lạm phát vừa phải (1 con số)
Đây là loại lạm phát xảy ra với tốc độ gia tăng giá cả chậm, chỉ ở mức 1 con số hay dưới 10%/năm. Loại lạm phát này phổ biến và tồn tại gần như thường xuyên ở hầu hết các nền kinh tế thị trường nhưng có thể chấp nhận được. Những tác động kém hiệu quả của nó là không đáng kể.
2.2-Lạm phát phi mã
Là loại lạm phát khi mức tăng giá cả tăng với tỷ lệ hai hay ba con số như 20%,100%,200%.../năm.
2.3-Siêu lạm phát
Siêu lạm phát là thời kỳ có mức lạm phát lớn. Hiện tượng này rất hiếm chỉ xảy ra vào thời kỳ chiến tranh hay chuyển đổi cơ chế kinh tế, khi tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã và vô cùng không ổn định. Ví dụ năm 1985, ở Bôlivia mức lạm phát lên tới 11.000% hay ở Đức đến cuối năm 1923 khối lượng tiền giấy lưu hành là 490.000.000.000.000.000.000.000 Mac, Trung Quốc, Hungari...
- Xét về mặt định tính:
2.4-Lạm phát cân bằng và không cân bằng
- Lạm phát cân bằng: khi nó tăng tương ứng với thu nhập, do vậy không ảnh hưởng tới cuộc sống của người lao động.
- Lạm phát không cân bằng: tỷ lệ lạm phát không tăng tương ứng với thu nhập.
2.5-Lạm phát đoán trước và lạm phát bất thường
- Lạm phát đoán trước: lạm phát xảy ra trong 1 thời gian tương đối dài với tỷ lệ lạm phát cho những năm tiếp sau.
- Lạm phát bất thường: lạm phát xảy ra có tính đột biến mà trước đó chưa từng xuất hiện. Lạm phát bất thường gây ra những cú sốc cho nền kinh tế và sự thiếu tin tưởng của người dân vào chính quyền đó.
3-Nguyên nhân và hậu quả của lạm phát.
3.1-Nguyên nhân gây ra lạm phát
Lạm phát là kết quả tổng hoà nhiều nguyên nhân kinh tế xã hội: mỗi loại lạm phát đặc trưng có những nhóm nguyên nhân đặc trưng riêng và bản thân những nguyên nhân đó cũng không giống nhau ở mỗi nhóm nước khác nhau về trình độ phát triển và cơ chế quản lý kinh tế. Tuy nhiên, dù đa dạng và khác nhau đến đâu, thì đều có thể quy tụ những nguyên nhân của lạm phát vào 1 số nhóm chủ yếu sau:
- Nhóm nguyên nhân liên quan đến sự bất cập và kém hiệu quả của chính sách điều tiết vĩ mô như phát hành tiền quá mức, chính sách thuế không đảm bảo nguồn thu, chính sách đầu tư sai lệch khiến cơ cấu kinh tế không hợp lý và kém hiệu quả...
-Nhóm nguyên nhân liên quan đến chi phí sản xuất trong nước gia tăng: chi phí quản lý, tiền lương lao động, nguyên liệu, vật tư...
-Nhóm nguyên nhân liên quan đến các điều kiện quốc tế: chiến tranh, khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới...
-Nhóm nguyên nhân liên quan đến thiên tai, lụt lội... khiến cung giảm đột ngột so với cầu...
3.2-Hậu quả của lạm phát
Lạm phát tác động trực tiếp đến nền kinh tế, làm thay đổi mức độ và hình thức sản lượng, đồng thời tạo ra sự phân phối lại thu nhập và của cải xã hội. Hơn nữa, lạm phát tác động đến nền kinh tế theo cả 2 hướng tích cực và tiêu cực.
* Tác động theo hướng tiêu cực
Do có 3 mức lạm phát khác nhau nên tác động của mỗi loại đối với nền kinh tế có khác nhau. Nếu loại lạm phát vừa phải không có tác động lớn đến nền kinh tế thì 2 loại lạm phát phi mã và siêu lạm phát lại có những tác động rất lớn như phân phối lại thu nhập và của cải giữa các tầng lớp khác nhau, đối cới toàn bộ nền kinh tế hay là sự biến dạng giá cả, sản lượng hàng hoá...
Trước hết, lạm phát tác động đến sự phân phối lại thu nhập và của cải: nó phát sinh từ những loại tài sản và nợ nần của nhân dân khác nhau. Những người lao động thì tiền lương thực tế giảm nghiêm trọng, người mắc nợ ngân hàng với lãi suất cố định thì được hưởng lợi. Những người cho vay hay có tai sản cầm cố đều ở trong tình trạng bất lợi...
Thứ hai, lạm phát tác động đến giá cả, việc làm, sản lượng. Lạm phát kéo dài làm cho lượng tiền tăng nhanh hơn tổng cầu tiền tệ, lương danh nghĩa, lãi suất danh nghĩa đều tăng, giá trị của tiền lại giảm, giá cả hàng hoá cao lên... dẫn đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status