Rủi ro và quản trị rủi ro đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Rủi ro và quản trị rủi ro đối với cách thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG 3
I.Giới thiệu chung về tín dụng xuất nhập khẩu 3
1. Khái niệm, đặc trưng của cách thanh toán tín dụng chứng từ 3
1.1. Khái niệm cách tín dụng chứng từ (TDCT) 3
1.2. Đặc điểm của cách tín dụng chứng từ 4
2.Thư tín dụng chứng từ (Letter of Credit - L/C) 5
2.1. Khái niệm thư tín dụng 5
2.2. Nội dung chủ yếu của thư tín dụng 6
2.3. Các loại thư tín dụng 8
II.Rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng 13
1. Rủi ro là gì? 13
2. Rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ và nguyên nhân của rủi ro 14
2.1. Rủi ro tín dụng 14
2.2. Rủi ro đạo đức 16
2.3. Rủi ro quốc gia 18
2.4. Rủi ro pháp lý 20
2.5. Rủi ro ngoại hối 20
2.6. Rủi ro về tác nghiệp 21
3. Chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ 23
3.1. Chỉ tiêu về định mức ký quỹ 23
3.2. Chỉ tiêu về cho vay bắt buộc 24
3.3. Chỉ tiêu về nợ quá hạn 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH DOANH TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT NAM HÀ NỘI 25
I.Vài nét về hoạt động của hệ thống NHNo&PTNT 25
1.Giới thiệu về hệ thống NHNo&PTNT 25
2.Hoạt động kinh doanh của hệ thống NHNo&PTNT 26
II.Thực trạng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội 29
1.Tình hình hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu 29
2.Thực trạng rủi ro tín dụng xuất nhập khẩu tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội 33
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 49
1.Định hướng hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội trong thời kỳ phát triển mới 49
1.1.Định hướng phát triển chung của Chi nhánh 49
1.2. Định hướng phát triển hoạt động TTQT theo cách TDCT tại Chi nhánh. 50
2.Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng xuất nhập khẩu đối với NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội 51
2.1. Nhóm giải pháp đối với Ngân hàng 52
2.2. Nhóm giải pháp đối với dịch vụ khách hàng 61
3.Kiến nghị 66
3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ 66
3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 68
3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. 71
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ất khẩu, Ngân hàng đã không phát hiện ra sai sót nhỏ trong mô tả hàng hoá rất phức tạp mà vẫn tiến hành thanh toán. Nhưng doanh nghiệp nhập khẩu đã căn cứ vào sai sót đó để trì hoãn việc thanh toán, gây thiệt hại lớn cho Ngân hàng.
* Rủi ro trong thanh toán L/C xuất khẩu
Mặc dù chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong thanh toán TDCT nhưng những rủi ro phát sinh trong nghiệp vụ này cũng không phải hiếm. Nguyên nhân của rủi ro cũng có nguồn gốc từ phía khách hàng và từ chính Ngân hàng, ngoài ra còn có những nguyên nhân khách quan khác.
Bộ chứng từ do khách hàng của Ngân hàng, nhà nhập khẩu lập cũng gặp nhiều sai sót. Đó cũng có thể là những sai sót đơn giản, hay những sai sót khá nghiêm trọng, ảnh hưởng tới qua trình thanh toán. Ví dụ như trường hợp Công ty HATRAPACO xuất khẩu tủ gỗ sang Công ty HOME DECOR của Italia với giá trị L/C là 25,145.00 USD, trong L/C quy định chuyển tải qua Hồng Kông, nhưng vì không thuê được tàu nên Công ty đã giao hàng chuyển tải qua Singapore, do đó bị nhà nhập khẩu từ chối thanh toán. Hay trong bộ chứng từ của Công ty AZIZ MOHAMMED TRADING lập để thanh toán L/C cho UNIMEX khi công ty này nhập khẩu gạo khi gửi sang NHNo & PTNT Nam Hà Nội chỉ có hai bản vận đơn gốc (trong UCP 500 quy định chứng từ phải có đủ 3 bản vận đơn gốc). Nói chung, số chứng từ có sai sót chiếm một tỷ lệ lớn, mà chứng từ không phù hợp với L/C thì việc thanh toán không thể thực hiện được, làm cho thời gian thanh toán luôn bị kéo dài do phải sửa chữa nhiều lần. Phần lớn những sai sót này được Ngân hàng phát hiện, thông báo cho nhà xuất khẩu để kịp thời sửa chữa, xử lý. Nhưng cũng có những lỗi không thể sửa chữa được mà phải chờ sự đồng ý của bên mua, làm kéo dài thời gian thanh toán, khiến cho nhà xuất khẩu không thể đáp ứng yêu cầu vòng quay của vốn. Hơn nữa, bên bán còn phải chịu phạt sai sót chứng từ theo quy định của L/C. Và những sai sót dù nhỏ trong chứng từ cũng có thể là lý do để người mua giảm giá hay từ chối thanh toán. Trong trường hợp này thì người bán phải chịu rủi ro lớn nhất, song với tư cách là người cố vấn và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, uy tín của Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng khi quá trình thanh toán không suôn sẻ, quyền lợi của khách hàng không được bảo vệ.
Trong nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu, với tư cách là Ngân hàng của nhà xuất khẩu, NHNo & PTNT Nam Hà Nội có nhiệm vụ kiểm tra L/C, thông báo L/C, kiểm tra bộ chứng từ hàng xuất và giải quyết bộ chứng từ sau khi đã kiểm tra. Cũng giống như đối với thanh toán L/C nhập khẩu, những rủi ro tác nghiệp rủi ro mà Ngân hàng thường gặp do nguyên nhân từ chính bản thân Ngân hàng hay phát sinh trong khâu kiểm tra chứng từ. Chỉ một sự thiếu cẩn trọng không phát hiện ra sai sót dù nhỏ trong bộ chứng từ cũng có thể khiến cho nhà xuất khẩu không được thanh toán, khiến cho uy tín của Ngân hàng bị giảm sút.
Ngoài hai nguyên nhân chủ yếu trên, Ngân hàng còn gặp phải rủi ro tác nghiệp do một số nguyên nhân khách quan khác. Ví dụ như trường hợp Công ty XNK Điện Biên sau khi xuất hàng là gỗ giáng hương cho bên đối tác (TICHING CO. LTD đã xuất trình bộ chứng từ tại Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. Sau khi kiểm tra chứng từ thấy phù hợp, Ngân hàng gửi bộ chứng từ cho LAND BANK OF TAIWAN để yêu cầu thanh toán. Nhưng sau một thời gian hợp lý mà vẫn không nhận được tiền thanh toán từ phía Ngân hàng phát hành, Chi nhánh đã điện giục thanh toán và nhận được điện trả lời rằng họ đã nhận bảo lãnh và sẵn sàng thanh toán khi nhận được chứng từ. Sau khi kiểm tra với cơ quan chuyển phát nhanh, Ngân hàng mới biết rằng bộ chứng từ đã bị thất lạc trên đường đi. hay có trường hợp do đường truyền kém làm cho L/C nhận được không rõ ràng, thậm chí không đọc được và nhận sai số điện; hay khi thông báo L/C, cũng do đường truyền kém làm bức điện không rõ ràng, khiến Ngân hàng phát hành phải yêu cầu lập lại bức điện.
Có thể nói rằng, kiểm tra chứng từ là một khâu hết sức quan trọng trong thanh toán, cả L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu, hầu hết những rủi ro tác nghiệp đều phát sinh trong khâu này. Chính vì vậy, cán bộ Ngân hàng cần luôn luôn thận trọng để không bỏ qua sai sót của người lập chứng từ, nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng và cũng chính là bảo vệ cho uy tín của Ngân hàng.
b. Rủi ro tín dụng
Đây là loại rủi ro chủ yếu và dễ xảy ra nhất, đồng thời cũng để lại hậu quả nặng nề nhất cho các Ngân hàng. Lý do chủ yếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam còn yếu về thực lực tài chính cũng như thiếu về kinh nghiệm kinh doanh, hoạt động của họ chủ yếu dựa vào Ngân hàng nên kết quả kinh doanh của họ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín cũng như chất lượng tín dụng của Ngân hàng, khiến cho Ngân hàng luôn phải đối mặt với nguy cơ rủi ro tiềm ẩn.
* Rủi ro tín dụng trong thanh toán hàng nhập khẩu
Đối với NHNo & PTNT Nam Hà Nội nói riêng và với các NHTM Việt Nam nói chung thì hiện nay, doanh số thanh toán L/C cho hàng nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu so với tổng doanh số thanh toán L/C của Chi nhánh. Chính vì thế, những rủi ro tín dụng rất dễ xảy ra với nghiệp vụ thanh toán này. Người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá mức độ rủi ro này.
Chỉ tiêu đầu tiên để xác định nguy cơ rủi ro của Ngân hàng là doanh số L/C chưa thanh toán, nó phản ánh số L/C mà Ngân hàng đứng ra bảo lãnh nhưng chưa tất toán được, thường là L/C trả chậm. Trong những năm vừa qua, doanh số thanh toán L/C nhập tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội liên tục tăng nhưng doanh số chưa thanh toán lại giảm đáng kể khiến cho tỷ trọng doanh số chưa thanh toán có xu hướng giảm rõ rệt:
Bảng 3: Doanh số L/C chưa thanh toán (2003 - 2005)
tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội
Đơn vị: USD
Năm
Doanh số thanh toán L/C nhập
Doanh số L/C chưa thanh toán
Tỷ trọng
(%)
Số món
Số tiền
2003
17,867,666
23
5,132,412
28.7
2004
28,789,743
11
1,755,191
6.1
2005
47,748,444
2
1,264,038
2.6
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại 2002 - 2004)
Năm 2003, nguy cơ rủi ro đối với Chi nhánh là rất cao khi doanh số chưa thanh toán lên tới 5,132,412 USD, chiếm 28.7% tổng doanh số thanh toán L/C nhập. Nguyên nhân chính của tình trạng này là trong năm đó có nhiều khách hàng mở L/C trả chậm, sau khi đã nhận hàng lại kinh doanh thua lỗ nên đến hạn không thể thanh toán cho Ngân hàng. Rút kinh nghiệm, sang năm 2004, Chi nhánh đã quy định những điều kiện chặt chẽ đối với các doanh nghiệp để hạn chế mở L/C trả chậm, đó là:
- Doanh nghiệp phải có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán L/C trong thời hạn cam kết đã quy định trong L/C.
- Trường hợp ký quỹ dưới 100% giá trị L/C thì phải có cam kết bằng văn bảo đảm bảo số dư tài khoản của doanh nghiệp mở tại Chi nhánh vào thời điểm thanh toán đủ để Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho nước ngoài.
- Tại thời điểm xin mở L/C, doanh nghiệp không vi phạm cam kết dẫn đến chậm trễ trong thanh toán hay buộc Ngân hàng phải ứng trước tiền để thanh toán cho các L/C trả chậm trước đó.
- Có bảo đảm hợp pháp bằng một hay nhiều hình thức (ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản…) cho việc mở L/C trả chậm theo yêu cầu của Ngân hàng.
Nhờ đó mà doanh số chưa ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status