Nghiên cứu cấu trúc-kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ - pdf 24

Download miễn phí Khóa luận Nghiên cứu cấu trúc-kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ



MỤC LỤC
Mở đầu 1
Phần I: Địa chất khu vực: bể Cửu Long 4
Chương I: Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu 4
I. Vị trí địa lý 4
II. Điều kiện địa lý tự nhiên 4
1. Địa hình địa mạo 4
2. Khí hậu 5
3. Chế độ hải văn 5
Chương II: Lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực 7
I. Giai đoạn trước năm 1975 7
II. Giai đoạn từ 1975 đến nay 7
Chương III: Đặc điểm địa chất khu vực 11
I. Địa tầng khu vực nghiên cứu 11
1. Đặc điểm về địa tầng 11
1.1. Móng trước Kainozoi 11
1.2. Trầm tích Kainozoi 12
2. Đặc điểm về magma trong Pliocen - Đệ tứ 16
II. Cấu trúc - kiến tạo khu vực 16
1. Vị trí kiến tạo bể Cửu Long 16
2. Đặc điểm về cấu trúc 17
2.1. Cấu trúc đứng 17
2.1.2.1. Tầng cấu trúc Oligocen 17
2.1.2.2. Tầng cấu trúc trên (bồn trầm tích Miocen) 18
2.2. Cấu trúc ngang 18
2.3. Đặc điểm về đứt gãy (bảng 3.1) 20
III. Lịch sử phát triển địa chất khu vực (hình 3.3) 22
1. Thời kỳ Mesozoi muộn đầu Kainozoi sớm (thời kỳ trước tạo bồn) 22
2.Thời kỳ Oligocen (tạo bồn trầm tích) .23
3. Thời kỳ Miocen (sụt võng của bồn) 24
4. Thời kỳ Pliocen - Đệ Tứ 24
IV. Tiềm năng dầu khí mỏ Bạch Hổ 25
1. Đá mẹ 25
2. Đá chứa 25
3. Đá chắn 27
4. Các dạng bẫy 27
Phần II: Cấu trúc-kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng oligoxen mỏ bạch hổ 28
Chương IV: Hệ Các phương pháp nghiên cứu cơ bản 28
I. Các phương xác định danh giới địa tầng địa chấn 28
II. Phương pháp phục hồi lịch sử tiến hóa kiến tạo khu vực nghiên cứu 32
Chương V: Đặc điểm Cấu trúc-kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng oligoxen mỏ bạch hổ trên cơ sở phân tích bản đồ đẳng dày sử dụng các phần mềm chuyên dụng GIS và CPS -3 35
I. Ứng dụng công nghệ thông tin thành lập bản đồ đẳng dày và nghiên cứu cấu trúc tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ trên cơ sở sử dụng CPS-3 35
1. Sự phát triển của công nghệ thông tin đặc biệt cho ngành dầu khí 35
2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin ở công ty dầu nói chung và ở cơ sở thực tập nói riêng. 35
3. Nguồn tài liệu 36
4. Chuyển đổi 36
5. Thực hiện vẽ bản đồ 36
II. Sử dụng phương pháp GIS trong nghiên cứu cấu trúc địa chất và thành lập bản đồ đẳng dày tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ 40
1. Gắn các giá trị thuộc tính 42
2. Thiết lập bề mặt 43
3. Chồng các lớp thông tin 43
III. Kết quả 43
1. Cấu trúc-kiến tạo 43
1.1. Kiến tạo 44
1.2. Cấu tạo 45
Kết luận 46
Tài liệu tham khảo 49
Mở đầu
Khóa luận tốt nghiệp nằm trong chương trình đào tạo bắt buộc của Khoa Địa Chất Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên-Đai Học Quốc Gia Hà Nội. Với chương trình đào tạo của bộ môn địa chất dầu khí, đề tài khóa luận này chọn hướng nghiên cứu trong lĩnh vực dầu khí.
Công nghiệp dầu khí nước ta là một nghành công nghiệp non trẻ, nhưng nó là một ngành công nghiệp mũi nhọn, góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu. Tháng 11 năm 2001 vừa qua, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro đã khai thác tấn dầu thô thứ 100 triệu trên thềm lục địa Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt lớn trong nền công nghiệp dầu khí nước nhà cũng như trong nền kinh tế quốc dân.
Trong suốt hơn 20 năm hoạt động, ngành dầu khí đã đem lại cho nền kinh tế Việt Nam một nguồn ngoại tệ lớn và là ngành công nghiệp trọng điểm được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm phát triển. Nhiệm vụ của ngành công nghiệp dầu khí hết sức nặng nề là phải tăng cường hoạt động tìm kiếm thăm dò để gia tăng trữ lượng dầu khí 50 triệu tấn dầu thô/năm trong giai đoạn 2001-2005. Chính vì vậy, công tác thăm dò và nghiên cứu dầu khí không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất to lớn trong việc đẩy mạnh và phát triển công nghiệp dầu khí đạt hiệu quả cao.
Tóm lại, cùng với sự phát triển của các ngành trong cả nước, ngành công nghiệp dầu khí đã và đang đóng góp đáng kể trong nền kinh tế quốc dân từ vai trò thực tế của sản phẩm từ dầu khí, sự thu hút lao động, đầu tư từ nước ngoài, đến việc điều hoà kinh tế các vùng, điều hoà cán cân thương mại và làm tăng GDP của đất nước, vì vậy chúng ta thấy rõ được tầm quan trọng của ngành công nghiệp dầu khí.
Nội dung-mục đích ý nghĩa thực tiễn của khoá luận
Sau khi kết thúc khoá học tại nhà trường, cũng như mọi sinh viên, để chuẩn bị tốt nghiệp và được phép của nhà trường và ban lãnh đạo công ty PIDC. tui đã thực tập tại phòng Thăm Dò từ ngày 01-03-2003 đến ngày 30-05-2003. Để tổng kết lại kiến thức đã học cùng với một khái niệm ban đầu về công việc sau này của một cử nhân địa chất dầu khí, phù hợp với chuyên môn đào tạo, dưới sự hướng dẫn của PGS-TSKH Phan Văn Quýnh, THS Nguyễn Văn Đài, chú Nguyễn Đức Hoà (cán bộ phòng thăm dò-công ty PIDC), tui được giao đề tài:
Nghiên cứu cấu trúc-kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ
Khóa luận đã giúp sinh viên hoàn thiện tay nghề trong nghiên cứu địa chất dầu khí. Ngoài các phương pháp nghiên cứu cơ bản, sinh viên đã đi sâu vào phương pháp sử dụng công nghệ tin học xử lí số liệu địa chất dầu khí, cụ thể ở đây là lập bản đồ đẳng dày. Sử dụng phương pháp GIS chồng ghép các lớp thông tin đẳng sâu, xây dựng các bản đồ đẳng dầy và các cấu trúc kiến tạo hệ quả của hệ thông tin này. Ngoài ra sinh viên còn sử dụng các phần mềm dầu khí chuyên dụng cho mục đích trên.
Cấu trúc khoá luận ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm hai phần:
Phần I
Địa chất khu vực: Bể Cửu Long
ChươngI: Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu
ChươngII: Lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực
Chương III:Đặc điểm địa chất khu vực
Phần II
Chuyên đề
Cấu trúc-kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ
Chương IV: Hệ các phương pháp nghiên cứu cơ bản
Chương V: Đặc điểm cấu trúc-kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ trên cơ sở phân tích bản đồ đẳng dày sử dụng các phần mềm chuyên dụng GIS và CPS-3.
Mục đích của khoá luận nhằm nghiên cứu cấu trúc kiến tạo trên cơ sở đó đánh giá tiềm năng dầu khí và xây dựng các tiền đề định hướng cho việc tìm kiếm thăm dò và khai thác sản phẩm có hiệu quả.
Việc khai thác nguồn dầu khí thiên nhiên nhờ có phương pháp nghiên cứu hợp lý sẽ là mục đích và thành công của ban lãnh đạo cùng cán bộ công nhân viên ngành dầu khí. Công việc khai thác luôn đòi hỏi tính hiệu quả, nên việc nắm vững về cấu trúc kiến tạo của các vùng mỏ là cần thiết. Song việc nghiên cứu về cấu trúc kiến tạo mỏ cần được kết hợp với nghiên cứu tướng đá cổ địa lý, tiến hoá môi trường trầm tích trên cơ sở đó đánh giá tiềm năng dầu khí thì sẽ đưa ra đuợc phương pháp nghiên cứu hợp lý đảm bảo cho công việc khai thác có hiệu quả cao. Khoá luận chưa giải quyết được vấn đề nêu trên do thời gian thực tập và nguồn thu thập tài liệu còn hạn chế, nhưng cũng đã nêu được một số khía cạnh.
Do trình độ và thời gian có hạn,và chưa qua thực tiễn sẩn xuất. Khoá luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế sinh viên làm tốt nghiệp hy vọng nhận được sự tham gia đóng góp của các thầy cô, các cán bộ và các bạn đồng môn để tích luỹ thêm kiến thức và mong rằng sẽ được tiếp tục nghiên cứu và có chút đóng góp trong tương lai.

ji8459yVL56725x

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status