Biện pháp tăng cường tích luỹ vốn ở Việt Nam hiện nay - pdf 24

Download miễn phí Đề tài Biện pháp tăng cường tích luỹ vốn ở Việt Nam hiện nay



Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta bắt đầu từ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1960 đến 1964 do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đề ra. Quá trình này có thể được chia thành 2 thời kỳ: Thời kỳ 1960- 1985, CNH được tiến hành trong điều kiện cơ chế kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, từ 1986 đến nay, CNH gắn liền với quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
Từ năm 1986 đến nay, cùng với công cuộc đổi mới, mở cửa, các kênh huy động vốn cho CNH, HĐH cũng bắt đầu phong phú, linh hoạt hơn. Đối với nguồn vốn nước ngoài, ngoài hình thức cũ là vay nợ và viện trợ, đã có thêm hình thức đầu tư trực tiếp. Nguồn vốn trong nước cũng được bổ xung một số kênh mới, đặc biệt là từ khi có pháp lệnh Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và công ty Tài chính (từ 1 -10 -1998). Theo 2 pháp lệnh này, hệ thống ngân hàng một cấp ở nước ta đã chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Các NHTM có thể được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần và được phép thực hiện đa dạng hoá các nghiệp vụ. Đây là tiền đề pháp lý đầu tiên cho phép các NHTM Việt Nam có thêm nhiều khả năng thực hiện các nghiệp vụ tài chính, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn.
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


t định, nên mỗi vật phẩm đều được dùng hay để tiêu dùng cho cá nhân hay để tiêu dùng cho sản xuất; có những vật phẩm vừa có thể tiêu dùng cho sản xuất, vừa có thể tiêu dùng cho cá nhân, nhưng nhất định chỉ có thể dùng vào một trong hai mục đích đó.
Do đó, sản xuất xã hội được phân thành hai khu vực lớn: khu vực I là khu vực sản xuất tư liệu sản xuất, khu vực II là khu vực sản xuất tư liệu tiêu dùng. Trong tái sản xuất giản đơn, điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội là nhà tư bản dùng toàn bộ giá trị thặng dư cho tiêu dùng cá nhân. Còn muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải thuê thêm công nhân, mua thêm tư liệu sản xuất, do đó, số giá trị thặng dư tích luỹ được phải chia làm hai phần: một phần để mua thêm tư liệu sản xuất, một phần để thuê thêm công nhân. Muốn có thêm tư liệu sản xuất để mở rộng sản xuất, khu vực I phải sản xuất nhiều tư liệu sản xuất hơn số lượng cần thiết trong tái sản xuất giản đơn.
Sau khi nghiên cứu lý luận về tái sản xuất của Mac và Lê-nin, chúng ta có thể thấy rằng một trong những điều kiện để thực hiện tái sản xuất mở rộng thì phải tích luỹ ở cả hai khu vực, tích luỹ ở khu vực I quyết định tích luỹ ở khu vực II, vì không có tư liệu sản xuất của khu vực I sản xuất ra, thì khu vực II không thể mở rộng sản xuất được. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, khu vực I cũng không thể sản xuất được, nếu quy mô của khu vực II không được mở rộng.
Paul A.Samuelson cho rằng thực chất của tích luỹ : “chúng ta thường chịu bỏ tiêu dùng hiện nay để tăng tiêu dùng trong tương lai.Bắt ít cá đi hôm nay dành cho lao động làm lưới để bắt được nhiều cá hơn ngày mai. Như vậy xã hội đầu tư, hay nhịn tiêu dùng hiện tại, mà chờ để thu được kết quả hay lợi tức do đầu tư đó tạo ra. Với nghĩa chung nhất, thu hoạch này-nhịn tiêu dùng hiên tại để có tiêu dùng tương lai nhiều hơn-là lợi tức của tư bản”.
2./ Động cơ:
Động lực thúc đẩy tích luỹ tích luỹ tư bản là quy luật kinh tế tư bản của chủ nghĩa tư bản. Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa,để đạt được mục đích đó các nhà tư bản phải không ngừng tích luỹ để mở rộng sản xuất. Mặt khác, do cạnh tranh, các nhà tư bản buộc phải không ngừng làm cho tư bản của mình tăng lên, bằng cách tăng nhanh tư bản tích luỹ. Nói như vậy hình như có mâu thuẫn giữa phần tiêu dùng của nhà tư bản và phần tích luỹ. Thật ra, trong buổi đầu của sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự ham muốn làm giàu của các nhà tư bản thường chi phối tuyệt đối, nhưng đến một trình độ phát triển nhất định, sự tiêu dùng xa phí của các nhà tư bản ngày càng tăng lên theo sự tích luỹ tư bản.
Yêu cầu khách quan của tích luỹ vốn đã được Mac khẳng định do những nguyên nhân sau: “Cùng với sự phát triển của cách sản xuất tư bản chủ nghĩa thì quy mô tối thiểu mà một tư bản cá biệt phải có để có thể kinh doanh, trong điều kiện bình thường, cũng tăng lên .”(4). Từ đó, Mac đã khẳng định : “ Sự cạnh tranh bắt buộc nhà tư bản, nếu muốn duy trì tư bản của mình thì phải làm cho tư bản ngày càng tăng lên mãi và hắn không thể nào tiếp tục làm cho tư bản đó ngày một tăng lên được, nếu không có một sự tích luỹ ngày càng nhiều thêm.”(5).
II./ Các nhân tố quyết định đến quy mô tích luỹ:
1./ Tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng:
Thật ra giá trị thặng dư không phải chỉ là quỹ tích luỹ, mà là cả hai. Một phần giá trị thặng dư được nhà tư bản tiêu xài với tư cách là thu nhập, còn phần khác thì được nhà tư bản dùng làm tư bản, hay được tích luỹ lại. Với một khối lượng giá trị thặng dư nhất định, một trong hai phần đó càng lớn thì phần kia càng nhỏ. Nếu những điều kiện khác không thay đổi, thì tỷ lệ phân chia đó quyết định đại lượng tích luỹ. Nhưng người thực hiện sự phân chia đó là người sở hữu giá trị thặng dư, tức nhà tư bản, vì vậy nó là một hành vi tuỳ từng trường hợp vào ý chí của nhà tư bản. Mà động cơ của nhà tư bản không phải là giá trị sử dụng và sự hưởng thụ, mà là giá trị trao đổi và việc làm tăng thêm giá trị trao đổi. Và như ta đã biết cạnh tranh buộc nhà tư bản phải không ngừng mở rộng tư bản để giữ được tư bản và nhà tư bản chỉ còn cách tích luỹ tư bản ngày càng nhiều hơn mà thôi.
2./ Khối lượng giá trị thặng dư:
Nếu tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản và thu nhập không thay đổi thì rõ ràng trong đại lượng của tư bản tích luỹ sẽ do đại lượng tuyệt đối của giá trị thặng dư quyết định. Do vậy, tất cả các trường hợp quyết định giá trị thặng dư đều có tác dụng quyết định đại lượng tích luỹ. Trong thực tế Chủ nghĩa Tư bản có rất nhiều biện pháp làm tăng khối lượng giá trị thặng dư như: tăng cường độ lao động, tăng năng suất lao động,... Ngoài ra quy mô tích luỹ còn phụ thuộc vào sự chênh lệch ngày càng lớn giữa tư bản cố định sử dụng và tư bản cố định tiêu dùng, quy mô của tư bản ứng trước.
(4).Các Mác: TB Q’I . Tập III – NSB Sự thật, HN, 1964, tr43
(5). Các Mác: TB Q’I . Tập III – NSB Sự thật, HN, 1975, tr116,117
Ta nhớ rằng, tỷ suất giá trị giá trị thặng dư được quyết định, trước hết là do mức độ bóc lột sức lao động. Khoa Kinh tế Chính trị đánh giá rất cao vai trò đó đến nỗi lắm khi nó đồng nhất hoá việc đẩy nhanh tích luỹ nhờ nâng cao sức sản xuất của lao động, với việc đẩy nhanh tích luỹ nhờ bóc lột công nhân. Việc ép giá hạ tiền công xuống thấp hơn giá trị lao động thực tế đã đem biến quỹ tiêu dùng cần thiết của công nhân thành quỹ tích luỹ của tư bản. Các nhà tư bản tìm mọi cách để nâng cao trình độ bóc lột sức lao động như tăng cường độ lao động. Nhờ tính co giãn của sức lao động nên lĩnh vực tích luỹ được mở rộng mà trước đó không cần tăng thêm tư bản bất biến
Một nhân tố quan trọng khác nữa cuả tích luỹ tư bản là mức năng suất lao động xã hội. Sức sản xuất của lao động mà tăng lên thì khối lượng sản phẩm, biểu hiện giá trị nhất định và đó là biểu hiện một giá trị thặng dư nhất định, cũng tăng lên. Với một tỷ suất giá trị thặng dư không thay đổi hay thậm chí đang giảm xuống thì khối lượng thặng dư vẫn tăng lên, miễn là tỷ xuất giá trị thặng dư giảm xuống chậm hơn mức tăng sức sản xuất của lao động. Vì vậy, với một tỷ lệ phân chia sản phẩm thặng dư thành thu nhập và tư bản phụ thêm không thay đổi, sự tiêu dùng của nhà tư bản vẫn có thể tăng lên mà không cần giảm quỹ tích luỹ. Trình độ, năng suất lao động xã hội tăng thì giá cả, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt sẽ giảm. Vì vậy với một khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích luỹ sẽ tăng, đồng thời năng suất lao động tăng lên sẽ có thêm những yếu tố vật chất để biến giá trị thặng dư thành tư bản mới.
Sự phát triển sức sản xuất của lao động cũng làm ảnh hưởng đến số tư bản hiện đã nằm trong quá trình sản xuất. Lao động đem giá trị của những tư liệu sản xuất mà nó đã tiêu dùng chuyển vào sản phẩm. Mặt khác,...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status