Một số kiến nghị về thương hiệu và giải pháp cho cá da trơn Việt Nam trên thị trường Mỹ và thị trường quốc tế - pdf 24

Download miễn phí Tiểu luận Một số kiến nghị về thương hiệu và giải pháp cho cá da trơn Việt Nam trên thị trường Mỹ và thị trường quốc tế



MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
PHẦN I: THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM TRÊN THỊ TRUỜNG QUỐC TẾ 3
I. Vai trò của thương hiệu trong kinh doanh 3
1. Khái niệm chung về nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm 3
2. Tầm quan trọng của nhãn hiệu sản phẩm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3
2.1Những lợi ích đem lại cho doanh nghiệp khi có một thương hiệu mạnh 3
2.2 Lợi ích của thương hiệu mang lại cho ngời tiêu dùng 5
3. Giá trị tài chính của thương hiệu 5
4. Quản lý và đánh giá thương hiệu 5
II. Thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế 6
1. Những vấn đề chung về thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế 6
2. Quan hệ Việt Nam và Mỹ sau chiến tranh 7
3. Xác định Mỹ là thị trờng đầy tiềm năng 7
PHẦN II: THỰC TRẠNG KINH DOANH CÁ DA TRƠN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRỜNG MỸ 8
I. Tình hình cá basa trên thị trường Mỹ 8
1. Sản phẩm cá tra, basa Việt Nam trên thị trờng Mỹ 8
2. Thương hiệu của cá da trơn Việt Nam trên thị trờng Mỹ 9
3. Cuộc chiến Catfish của Việt Nam trên thị trờng Mỹ 10
4.Những bất cập trong cuộc chiến Catfish 11
II. Luật chống phá giá của Mỹ với sản phẩm cá da trơn Việt 11
1. Vài nét về luật chống phá giá của Mỹ 11
2. Luật chống phá gía của Mỹ đợc áp dụng đối với cá da trơn của Việt Nam như thế nào? 13
III. Những thách thức với Việt Nam khi thị trờng Mỹ không còn 14
1. Ảnh hưởng đối với ngời nông dân nuôi trồng cá tra, basa 14
2. Ảnh hởng tới các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá 14
3. Phản ứng của Việt Nam và quốc tế 15
3.1 Phản ứng từ phía Việt Nam 15
3.2 Phản ứng của tổ chức Action Aid 16
3.3 Phản ứng của d luận Mỹ 16
PHẦN III: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁ DA TRƠN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRỜNG MỸ VÀ THỊ TRỜNG QUỐC TẾ
I. Việt nam có đủ điều kiện để xây dựng một thơng hiệu mạnh cho cá tra, basa 17
1 Cá Việt Nam rẻ hơn bởi điều kiện thiên nhiên ưu đãi 17
2 Cá Việt Nam rẻ hơn bởi giá nhân công rẻ 17
3 Giá thành sản xuất rẻ nên cá Việt Nam bán với giá thấp vẫn có lãi mà không cần bảo hộ 17
4 Những nguyên nhân làm giá cá nheo trên thị trờng Mỹ giảm 18
II. Những định hớng nhằm xây dựng và giải quyết vấn đề thơng hiệu cho cá basa 19
1 Thống nhất tên gọi cho cá tra, basa 19
2 Duy trì và phát triển thơng hiệu cá basa 19
III. Những giải pháp cho sản phẩm Việt Nam với luật chống phá giá của Mỹ 21
1 Đối với chính phủ Việt Nam 21
2 Đối với hiệp hội cá da trơn Việt Nam 21
3 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam 21
Kết luận 22
 
 
 
 
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


doanh nghiệp.
Quan hệ Việt Nam và Mỹ sau chiến tranh
Chưa có một cuộc chiến tranh nào ở Mỹ mà giới báo chí lại tốn nhiều giấy mực như cuộc chiến tranh ở Việt Nam, cuộc chiến kéo dài 20 năm ấy giờ đây đã là quá khứ. Kể từ ngày cuộc chiến chấm dứt tới nay đã hơn một phần tư thế kỷ, cả hai dân tộc Việt Nam và Mỹ đều muốn khép lại quá khứ, mở ra một tương lai: hợp tác, hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi.
Đối với Việt Nam, chủ trương “bình thường hoá”, “đa dạng hoá”, “làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” luôn định hướng hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Cũng vậy, đối với Mỹ, nhất là trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, Mỹ cũng không đi chệch khỏi quỹ đạo khi quay lại làm bạn với một đất nước hình chữ S cách mình nửa vòng trái đất. Vì thế cả hai nước đều có những nỗ lực để cho tiến trình bình thường hoá trở thành hiện thực: Từ nới lỏng cấm vận, cho đến bỏ cấm vận, rồi bình thường hoá, thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ giữa hai nhà nước, giao dịch thương mại, đầu tư, viện trợ.....và đặc biệt là Hiệp định thương mại Việt – Mỹ chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2002 là minh chứng rõ ràng cho nỗ lực này.
Xác định Mỹ là thị trường đầy tiềm năng
Tuổi đời của nước Mỹ mặc dù còn rất trẻ xong những thành tựu kinh tế mà nó đạt được thì không một quốc gia nào có thể phủ nhận. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai làm cho nền kinh tế Nhật Bản, Đông Âu bị khủng hoảng nghiêm trọng, ngược lại, Mỹ giầu lên nhanh chóng nhờ việc buôn bán vũ khí với giá cao cho vay nặng lãi...Kể từ đó tới nay, dựa trên một tiềm lực kinh tế mạnh mẽ, thu hút được nhiều nhân tài từ mọi nơi trên thế giới, Mỹ đã gây đựng được một nền kinh tế hùng mạnh vào loại bậc nhất của Thế giới, với GDP hơn 9000 tỷ $ chiếm khoảng 22% GDP thế giới, có nền khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến
Với một diện tích rộng lớn, cùng với lượng dân cư đông đúc là một thị trường rộng lớn cho tất cả các mặt hàng. Hàng năm, nước Mỹ phải nhập khẩu một số lượng rất lớn các loại hàng hoá, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng cá nhân. Xúc tiến thương mại với Hoa Kỳ, sẽ tạo điều kiện tăng kim ngạch xuất khẩu cho nền kinh tế Việt Nam, gián tiếp tạo động lực thu hút nhiều hơn nữa các công ty nươc ngoài vào hoạt động đầu tư cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu ở Việt Nam.
Tăng cường giao dịch, buôn bán với Mỹ giúp Việt Nam ngày càng hoà nhập hơn nữa vào thị trường thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam có điều kiện để cải thiện hơn mạng lưới buôn bán của mình, điều này giúp Việt Nam theo kịp nhịp độ tự do buôn bán với các nước trong ASEAN, mở đường cho sự tham gia đầy đủ của Việt Nam vào các hoạt động hợp tác kinh tế với các nước thành viên của hiệp hội.
Tuy nhiên, môi trường kinh doanh ở đây cũng rất phức tạp, doanh nghiệp nào muốn đứng vững ở thị trường này, họ phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ khác. Để làm được điều đó, quả thực không hề đơn giản, ngoài việc cập nhật những kĩ thuật mới, họ còn phải nắm vững được những quy định mà Mỹ đặt ra; những quy định này là rất quan trọng, có thể nói nó có ý nghĩa sống còn với các nhà xuất khẩu. Tuy vậy, khi hiểu được những điều đó, nhà xuất khẩu sẽ mở ra cho mình một cơ hội kinh doanh với lợi nhuận cao.
Phần II: Thực trạng kinh doanh cá da trơn Việt nam trên thị trường Mỹ
I. Tình hình cá basa trên thị trường Mỹ
Sản phẩm cá tra, basa Việt Nam trên thị trường Mỹ
Theo thông báo của phía Mỹ trong năm 2001, xuất khẩu cá tra, cá basa của ta sang thị trường Mỹ đạt 50 triệu $, riêng hai tháng đầu năm 2002, xuất khẩu cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ đạt khoảng 30 triệu $. Còn theo báo cáo của Bộ Thuỷ sản, trong những tháng đầu năm 2002, xuất khẩu loại cá này vào thị trường Mỹ tăng 20%, chiếm 52.8% tổng xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam.
Theo số liệu của công ty tư vấn Mỹ Willkie Farr và Gallagher cung cấp, Việt Nam bắt đầu xuất cá tra, cá basa sang Mỹ: năm 1998 với sản lượng 261.352 kg; năm 2001 con số này tăng lên đạt 7.765.319 kg, chiếm 94.54% thị phần nhập khẩu loại cá này của Mỹ.
Từ đầu năm 2001 tới tháng 3/2002 khối lượng cá da trơn nhập khẩu vào Mỹ có xu hướng giảm nhẹ, tuy nhiên, xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam sang Mỹ vẫn tăng. Đến nay đã chiếm tới 99.49% thị phần nhập khẩu cá da trơn. Như vậy Việt Nam hầu như là nước duy nhất xuất khẩu loại cá này cho thị trường Mỹ.
Năm 2000 mức giá trung bình của cá da trơn tại thị trường Mỹ có xu hướng giảm, giá cá của Việt Nam về cơ bản đã ở mức tương đương với giá trung bình của các nước nhập khẩu vào Mỹ.(khoảng 3.3$/kg). Đến năm 2001, mức giá trung bình có xu hướng giảm xuống mức 2.77 $/kg và giá cá của ta cũng giảm theo ở mức này. Đến tháng 3/2002, mức giá trung bình của ta và các nước khác đều ở mức 2.65 $/kg. Tuy nhiên theo báo cáo gần đây nhất của Bộ Thương Mại, hiện nay giá cả của Việt Nam tại thị trường Mỹ đã tăng từ 2.6 $/kg đến 3.7$/kg. Việc xuất khẩu cá basa, cá tra của Việt Nam vào thị trường Mỹ tiếp tục tăng là do trong những tháng đầu năm cá nheo của Mỹ chưa tới vụ thu hoạch nên cung thiếu. Đồng thời, luật 107-76 về ngân sách nông nghiệp 2002 của Mỹ (có hiệu lực từ tháng 10/2001 đến 30/9/2002) chỉ không cho dùng tên Catfish khi làm thủ tục nhập khẩu, chứ không cấm việc sử dụng tên gọi này ở các khâu tiêu thụ (bán buôn, bán lẻ, dịch vụ, nhà hàng) tại thị trường Mỹ. Mặt khác, việc chính phủ Mỹ và các doanh nghiệp sản xuất cá da trơn sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng tại Mỹ để tuyên truyền cho phong trào hạn chế nhập khẩu cá da trơn của ta vào Mỹ đã có phần nào tác dụng quảng cáo cho cá của ta tới đông đảo người tiêu dùng Mỹ.
2. Thương hiệu của cá da trơn Việt Nam trên thị trường Mỹ
Cá da trơn Việt Nam đưa vào thị trường Mỹ có tên gọi Catfish, và đó cũng là tên chữ cái tiếng Anh chỉ tất cả các loài cá da trơn (không có vẩy), bao gồm cá trê, cá nheo, cá tra, cá basa, cá lăng, cá bông lau...Theo hệ thông phân loại ngư học, tất cả các loài cá nói trên đều thuộc về Bộ cá nheo có tên gọi (Siluriformes) gồm khoảng 2500 đến 3000 loài cá khác nhau, phân bổ trong các thuỷ vực nước ngọt, mặn và lợ trên khắp thế giới. Các loài cá này được xếp vào các họ cá khác nhau, trong đó có họ cá nheo Mỹ (Ictaluridae) và họ cá da trơn Châu á (Pangasiidae). Loài cá nheo được nuôi ở Mỹ (Ictalurus punctatus) thuộc họ cá nheo Mỹ, còn cá tra (Pangasius hypophthalmus) và cá tra, cá basa (Pangasius bocourti) được nuôi phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long thuọoc họ cá da trơn Châu á.
Tuy nhiên, khi sử dụng tên Catfish cho các sản phẩm này, Việt Nam đã bị Hiệp hội cá da nheo Mỹ (CFA) phản đối vì họ cho rằng sản phẩm này đã sử dụng nhãn hiệu của họ. Nhưng trên thực tế, đây là tên sản phẩm chứ không phải tên nhãn. Mặc dù vậy, dưới sức ép của CFA, sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam trên thị trường Mỹ cũng đã gặp phải những bất lợi lớn.
Đáng chú ý nhất là trong cuộc chiến Catfish ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status