Giải pháp marketing cho công ty cổ phần Thủy Tạ - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp marketing cho công ty cổ phần Thủy Tạ



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: BỐI CẢNH CỦA CUỘC NGHIÊN CỨU 2
I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG KEM HÀ NỘI 2
1.1. Quy mô, cơ cấu và tốc độ phát triển của thị trường kem Hà Nội 3
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng kem 4
II. TÌNH HÌNH CẠNH TRANH 5
III. ĐẶC ĐIỂM KHÁCH HÀNG 8
3.1. Đặc điểm khách hàng đại lý 8
3.2. Đặc điểm khách hàng người tiêu dùng 10
IV. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY TẠ 11
4.1.Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Thủy Tạ 11
4.2 Nguồn lực của công ty 13
4.2.1 Nguồn lực tài chính 13
4.2.2.Nguồn nhân lực 13
4.2.3.Cơ sở vật chất, kĩ thuật 15
4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Thủy Tạ 17
4.3.1 Doanh thu 18
4.3.2 Doanh thu từng mặt hàng 18
4.3.3 Lợi nhuận 19
4.4. Thực trạng hoạt động Marketing của công ty cổ phần Thủy Tạ 20
4.4.1 Chiến lược Marketing của công ty 20
4.4.2 Hoạt động Marketing – Mix của công ty cổ phần Thủy Tạ 21
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG KEM CỦA KHÁCH HÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 28
I. BỐI CẢNH CUỘC NGHIÊN CỨU 28
1.1.Lý do thực hiện cuộc nghiên cứu 28
1.2.Mục tiêu của cuộc nghiên cứu 29
1.3.Phương pháp, phạm vi, đối tượng nghiên cứu 30
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu: Để tìm kiếm thông tin phục vụ cho cuộc nghiên cứu người nghiên cứu đã xác định từng phương pháp phù hợp với loại dữ liệu cần thu thập 30
1.3.2.Phạm vi nghiên cứu 30
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 31
1.4.Quá trình thực hiện cuộc nghiên cứu 31
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
2.1.Đặc điểm tiêu dùng kem của khách hàng trên thị trường Hà Nội 32
2.1.1.Thông tin nhân khẩu 32
2.1.2.Đặc điểm về hành vi 35
2.1.2.1.Hành vi mua của khách hàng 35
2.1.2.2. Hành vi sử dụng của khách hàng 39
2.1.2.3. Đánh giá của khách hàng 44
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua của khách hàng 48
2.3.1. Tình hình kinh tế - Xã hội, điều kiện tự nhiên 48
2.3.2.Một số đặc điểm về nhân khẩu ảnh hưởng tới hành vi của khách hàng 49
2.3.3.Các đặc điểm về tâm lý ảnh hưởng tới hàng vi mua của nhóm khách hàng 51
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MARKETING CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY TẠ 54
I. GIẢI PHÁP MARKETING CHUNG 54
II. HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX 57
2.1. Sản phẩm 57
2.2. Giá cả 59
2.3. Kênh phân phối 59
2.4. Truyền thông 60
KẾT LUẬN 62

Theo xu hướng của thị trường ngày nay thì khách hàng luôn được xem là trung tâm là “thượng đế” bởi vì bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh nào cũng hiểu rằng Khách hàng là người nuôi sống mình, không có khách hàng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó sẽ không tồn tại. Thủy Tạ trước kia từng là một công ty sống nhờ sự bảo hộ của nhà nước nhưng giờ đây khi thực hiện cổ phần hóa làm ăn theo nền kinh tế thị trường thì cách nghĩ, cách làm cũng phải thay đổi. Hiện nay Thủy Tạ đang nỗ lực đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhưng trước hết để làm được điều này thì công ty cần nắm bắt được những nhu cầu và ước muốn đó. Chính vì vậy cần có một cuộc nghiên cứu thị trường tìm hiểu về hành vi tiêu dùng và ước muốn của khách hàng từ đó đưa ra các giải pháp Marketing chính xác và thích hợp. Cuộc nghiên cứu lần này được thực hiện vào khoảng tháng 3 – 4/2008 là thời gian sắp bước vào mùa hè - mùa vụ chính của sản phẩm kem tại thị trường Hà Nội do vậy những thông tin thu thập được sẽ rất hữu ích cho việc đưa ra các kế hoạch nhằm thu được thành công trong mùa vụ này cũng như phục vụ tốt trong những mùa vụ tiếp theo
Cấu trúc của bản báo cáo gồm có 3 chương
Chương I: Bối cảnh của cuộc nghiên cứu
Chương II: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng kem của khách hàng trên thị trường Hà Nội
Chương III : Giải pháp Marketing cho công ty cổ phẩn Thủy Tạ

Để thực hiện được để tài này em xin chân thành Thank sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền và sự giúp đỡ của anh Nguyễn Thái Sơn trưởng phòng thị trường công ty cổ phần Thủy Tạ

CHƯƠNG I
BỐI CẢNH CỦA CUỘC NGHIÊN CỨU

I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG KEM HÀ NỘI
Vài nét vể thị trường kem Việt Nam: Theo số liệu thống kê của một công ty nghiên cứu thị trường Singapore năm 2004 thì tổng doanh số chung của thị trường kem Việt Nam vào khoảng 667 tỉ đồng/năm và tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 15 – 20%. Trung bình mỗi người dân Việt Nam tiêu thụ khoảng 0,3 lít kem/năm. Tuy đây là một con số chưa lớn so với thế giới nhưng theo dự báo của các nhà kinh doanh thì thị trường kem Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh vì nhiều lý do. Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2001 – 2005 là 7,45%. Mức tăng trưởng cao kéo theo sự tăng trưởng trong thu nhập của người dân và dẫn đến tăng trưởng nhu cầu về sản phẩm đồ tráng miệng đông lạnh, trong đó có kem. Thứ hai , sự gia tăng dân số và tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng trong những năm gần đây cũng tác động đến mức tiêu thụ kem
Dự báo của các chuyên gia kinh tế cũng cho hay, nền kinh tế Việt Nam từ năm 2007 – 2010 có thể đạt tốc độ tăng trưởng từ 7,5% - 8,5%/năm, dân số tiếp tục gia tăng với tốc độ 1,2%/năm. Bên cạnh đó, các sản phẩm từ sữa, kem cũng được Nhà nước khuyến khích sản xuất và áp dụng nhiều chính sách ưu đãi. Với tốc độ phát triển kinh tế - Xã hội và thu nhập của người dân như trên, nhu cầu sử dụng các sản phẩm chất lượng cao, được bảo quản tốt cũng tăng. Tuy nhiên cho đến nay các loại kem tên tuổi trên thị trường chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu, còn lại là phần của các loại kem bình dân, kem của các cơ sở nhỏ…Kem là thực phẩm được lảm từ đường, sữa, hương liệu nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Cơ sở sản xuất không đảm bảo vệ sinh, dây chuyền không khép kín chắc chắn sẽ không an toàn. Kem sạch, vì thế, hiện đang là vấn đề rất đáng quan tâm của người tiêu dùng và chính vấn đề này sẽ giúp cho các loại kem có nhãn hiệu, tên tuổi với chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường
1.1. Quy mô, cơ cấu và tốc độ phát triển của thị trường kem Hà Nội
Hà nội thuộc đồng bằng Bắc Bộ có diện tích: 920,97 km² với 9 quận và 5 huyện. Số dân tính đến năm 2007 là 3.398.889 người trong đó dân cư ở khu vực nông thôn chiếm 34,7% , thành thị chiếm 65,3%. Dân tộc chủ yếu là Kinh, ngoài ra còn có một số ít dân cư Tày Mường
Đây là một thị trường lớn và hấp dẫn không chỉ với sản phẩm kem mà rất nhiều các sản phẩm khác. Là một thị trường lớn bởi dân số Hà Nội rất đông, tính đến năm 2007 dân số khu vực này đã lên tới hơn 3 triệu người, mật độ dân cư là 3347 người/ km² và vẫn đang không ngừng tăng lên.Bên cạnh đó do là một đô thị lớn nên ngoài những cư dân sống ở đây thì người nhập cư vào chiếm một số lượng không hề nhỏ. Những người ở các tỉnh khác tới Hà Nội có thể là các sinh viên đang theo học tại các trường ĐH, CĐ cũng có thể là các nhân công vào đây để kiếm việc làm. Do đó số người ở độ tuổi từ 18 – 35 sẽ chiếm tỉ lệ lớn – Lớp người tiêu dùng trẻ chiếm số lượng lớn sẽ là một lợi thế cho ngành kem trên thị trường này
Là một thị trường hấp dẫn bởi Hà Nội là khu vực đô thị nên thu nhập bình quân đầu người rất cao, mức sống ổn định do đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm phục vụ cho vui chơi, giải trí lớn. Theo thống kê năm 2007 GDP bình quân của người dân khu vực Hà Nội là 31,8 triệu đồng/người/năm. Đây là một con số khá cao so với mức thu nhập bình quân toàn quốc là 13,4 triệu đồng/người/năm. Cũng theo thống kê thì tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm của Hà Nội ước tính khoảng 12%/năm. Với mức thu nhập cao và không ngừng tăng lên sẽ dẫn tới sự tăng trưởng về sản phẩm đồ tráng miệng đông lạnh, trong đó có sản phẩm kem
Tuy nhiên thị trường cũng là một thị trường cạnh tranh rất khốc liệt. Có rất nhiều những nhà cung cấp lớn có mặt tại đây đó là Tràng Tiền, Kido’s, Vinamilk, Thủy Tạ. Mỗi nhà cung cấp lại có rất nhiều đại lý trong kênh phân phối bao phủ đến tận ngõ ngách khắp khu vực Hà Nội do đó các hãng dường như giành dật từng khách hàng của nhau làm cho môi trường cạnh tranh trở nên hết sức sôi động. Hiện nay Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO cánh cửa tự do hóa thương mại mở ra thị trường Hà Nội sẽ đón chào nhiều thương hiệu nổi tiếng khắp Thế Giới và sẽ có những thương hiệu cung ứng kem. Điều này hứa hẹn một môi trường cạnh tranh càng khốc liệt hơn trên thị trường này
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng kem
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng kem của khách hàng trên thị trưởng Hà Nội. Các yếu tố này sẽ được làm rõ vào phần sau tuy nhiên có thể kể tới là:
+ Điều kiện tự nhiên: Kem là sản phẩm đông lạnh có tính mùa vụ, nhu cầu sử dụng sản phẩm này chủ yếu vào mùa hè do đó ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện tự nhiên. Hà Nội nằm ở bắc bộ nên kiểu khí hậu chủ yếu là nhiệt đới gió mùa, một năm có 4 mùa rõ rệt trong đó mùa hè thời tiết nắng nóng là lúc nhu cầu dùng kem là cao nhất
+ Điều kiện kinh tế: Hà Nội là khu vực đô thị, là một trong 2 đầu tàu kinh tế của đất nước nên điều kiện sống của người dân cao, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm tráng miệng đông lạnh trong đó có sản phẩm kem rất lớn
+ Yếu tố văn hóa – Xã hội: Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến nên có một nền văn hóa lâu đời, một nền ẩm thực đa dạng và phong phú. Người dân khu vực này có những phong cách riêng biệt trong cách thưởng thức và cảm nhận các món ăn. Điều này vẫn được lưu giữ qua thời gian và ảnh hưởng tới đặc điểm hành vi của khách hàng hiện tại trong đó có hành vi tiêu dùng sản phẩm kem. Ngoài những nét văn hóa cốt lõi thì người dân khu vực này hàng ngày còn tiếp nhận rất nhiều nét văn hóa của các nước trên thế giới tạo ra sự giao lưu, pha trộn văn hóa rất rõ rệt

HU0LK6zv2hTBVpj

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status