Báo cáo Thực tập tại tổng công ty xăng dầu khu vực III - pdf 24

Download miễn phí Báo cáo Thực tập tại tổng công ty xăng dầu khu vực III



MỤC LỤC:
MỞ ĐẦU: 3
Phần I: AN TOÀN LAO ĐỘNG 4
Phần II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ KHO XĂNG DẦU 5
II.1/ Nguyên tắc các bồn bể chứa: 5
II.1.1.Yêu cầu đối với bể chứa xăng dầu: 5
II.1.2. Phân loại bể chứa xăng dầu: 5
II.1.3. Một số bể chứa xăng dầu thường dùng 6
II.1.4. Các thiết bị của bể chứa 7
II.2/ Vấn đề hao hụt, nguyên nhân và biện pháp phòng chống: 9
II.2.1) Tính cấp bách của vấn đề chống hao hụt xăng dầu: 9
II.2.2) Các dạng hao hụt và nguyên nhân gây ra các hao hụt đó : 9
II.3/ Vận chuyển xăng dầu: 14
II.3.1) Vận chuyển xăng dầu bằng đường ống ngầm: 14
II.3.2) Vận chuyển xăng dầu bằng tàu thuỷ: 15
II.3.3. Vận chuyển xăng dầu bằng ôtô xitec: 16
II.3.4. Vận chuyển xăng dầu bằng wagon xitec: 17
II.4/ An toàn cháy nổ trong các công trình xăng dầu 17
II.4.1. Đặc điểm nguy hiểm về cháy nổ trong công trình xăng dầu 17
II.4.2) Đặc điểm nguy hiểm cháy nổ xăng dầu: 18
II.4.3) Nguyên tắc dập tắt đám cháy của cơ sở 19
II.4.4. Các loại chất chữa cháy và phương tiện chữa cháy 19
Phần III. Các phương pháp phân tích chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm xăng dầu
III.1.Thành phần cất phân đoạn. 22
III.2.Độ xuyên kim 23
III.3. Nhiệt độ chớp cháy. 23
III.4. Độ nhớt 24
III.5. Áp suất hơi bão hòa 25
III.6. So màu Sayball 26
III.7. Ăn mòn tấm đồng: 26
Phần IV: DẦU MỠ BÔI TRƠN VÀ PHỤ GIA.
IV.1. Vai trò của phụ gia 27
IV.2. Pha chế dầu nhờn thương phẩm: 32
IV.3. Các chỉ tiêu của dầu nhờn 33
Phần V: TÌM HIỂU VỀ LPG
V.1. Giới thiệu chung. 41
V.2. Nguồn gốc thành phần tính chất của khí đồng hành 41
V.3.Một số đặc tính hoá lý thương mại 42
V.4.Ứng dụng của LPG . 47
KẾT LUẬN: 50

MỞ ĐẦU:
Từ thời cổ xưa con người đã biết đến dầu mỏ. Dầu mỏ được dùng làm nhiên liệu để đốt cháy, thắp sáng từ thế kỷ XVIII. Sang đến thế kỷ thứ XIX, dầu được coi như là nguồn nhiên liệu chính cho mọi phương tiện giao thông và cho nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, dầu mỏ đã trở thành nguồn năng lượng quan trọng nhất của mọi quốc gia trên thế giới. Khoảng 6570% năng lượng sử dụng đi từ dầu mỏ, chỉ còn 2022% năng lượng đi từ than, 56% từ năng lượng nước và 812% từ năng lượng hạt nhân.
Bên cạnh đó, dầu mỏ còn cho những sản phẩm hết sức quan trọng và đa dạng đi từ quá trình tổng hợp hữu cơ - hoá dầu trong công nghiệp như: cao su, chất dẻo, tơ sợi tổng hợp, các chất hoạt động bề mặt, phân bón, thậm chí cả protein,....
Hiệu quả sử dụng dầu mỏ còn được thể hiện trên nhiều lĩnh vực từ các phân đoạn chưng cất dầu thô, kể cả cặn chưng cất, điều này phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của các quá trình chế biến, mà các quá trình xúc tác giữ một vai trò then chốt. Từ đó hiệu quả sử dụng của dầu mỏ được nâng cao rõ rệt, tiết kiệm được trữ lượng dầu thô trên thế giới.
Là những sinh viên ngành công nghệ Hữu cơ - Hoá dầu, việc hiểu biết về các quá trình và sản phẩm chuyên ngành là hết sức cần thiết, đặc biệt là bản chất của chúng. Nhằm hướng tới mục đích trên, kỳ thực tập kỹ thuật này là một yếu tố hết sức quan trọng cho sinh viên chúng em, giúp sinh viên chúng em có cơ hội được hiểu biết hơn về những ứng dụng thực tiễn của dầu mỏ, việc giữ và bảo quản các sản phẩm xăng dầu,...cũng như những thông số hoá lý đặc trưng của chúng có tác động trực tiếp đến quá trình sử dụng sau này.
Qua quá trình đi thực tế và tìm hiểu qua tài liệu, bản thân em rút ra được những kết quả nhất định, và em xin trình bày một số kết quả mà em thu được qua đợt thực tập tại TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC III.
Em xin chân thành Thank sự giúp đỡ của cô giao Đinh Thị Ngọ và sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các đơn vị trong thời gian chúng em thực tập cho em hoàn thành đợt thực tập này.

Phần I: AN TOÀN LAO ĐỘNG

Trong khi đi vào nhà máy chúng ta phải hết sức chú ý đến vấn đề an toàn. Vì đây là các nhà máy về xăng, dầu, gas do xăng, dầu, gas đều có sự nở khối nên các thiết bị chứa đựng không được quá 95% thể tích trống của thiết bị, mặt khác ở bất kỳ nhiệt độ nào xăng dầu cũng bay hơi, hơi xăng dầu bay lên khoảng không bể chứa thiết bị chứa đựng xăng dầu dần dần tự bão hoà với không khí trong khoảng đó và có thể tạo thành môi trường nguy hiểm gây cháy nổ. Nhưng không phải ở bất kỳ nhiệt độ nào của chất lỏng, hỗn hợp hơi của nó với không khí cũng có thể xảy ra cháy, do đó yếu tố về an toàn là rất cần thiết và quan trọng. Để có thể gây ra cháy cần có tác nhân gây ra tia lửa và được gia nhiệt đến nhiệt độ bắt cháy, cho nên việc để các bồn bể chứa xa tác nhân gây ra tia lửa là việc bắt buộc đối với bất kỳ một nhà máy xí nghiệp nào do đó các yêu cầu về an toàn lao động khi làm việc là:
ã Không đi giầy đinh, và mang bất cứ vật dụng phát ra tia lửa vào gần nơi để xăng dầu.
ã Các bồn, bể, chứa, cũng như phòng thí nghiệm phải bố trí riêng biệt, có chu vi bảo vệ.
ã Bên dưới các bồn, bể chứa phải trồng cỏ xanh hay rải sỏi để giải toả nhiệt và chống ngọn lửa lan ra các nơi khác khi xảy ra hoả hoạn.
ã Phải bố trí các loại bình chữa cháy ngay bên cạnh các bồn, bể chứa.
ã Trong lúc làm việc nhân viên công tác, công nhân phải đeo tạp dề cao su, mang găng tay và đi ủng cao su, đeo kính.
ã Không sờ mó vào các máy móc đang vận hành đặc biệt là không được ngắt cầu dao, không đi lung tung trong nhà máy, đồng thời phải vào ra theo đúng giờ quy định của các cơ quan như một nhân viên.
ã Khi ra vào nhà máy cần thực hiện đúng các hướng dẫn của người hướng dẫn và các quy định khác của cơ quan.

Phần II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ KHO XĂNG DẦU
II.1/ Nguyên tắc các bồn bể chứa:
II.1.1.Yêu cầu đối với bể chứa xăng dầu:
Người ta có thể chứa xăng dầu vào các bể bằng thép, bể chứa không phải bằng thép (bể phi kim loại) hay chứa xăng dầu vào các phuy, can nhỏ. Các phương tiện chứa đựng xăng dầu này phải đảm bảo các yêu cầu:
- Tránh và giảm bớt hao hụt về số lượng và chất lượng xăng dầu
- Thao tác thuận tiện.
- Đảm bào an toàn phòng độc và phòng cháy
II.1.2. Phân loại bể chứa xăng dầu:
- Dựa vào chiều cao xây dựng người ta chia ra:
+ Bể ngầm: Bể chôn dưới đất.
+ Bể nửa ngầm nửa nổi: Một phần hai chiều cao bể nhô lên khỏi mặt đất.
+ Bể nổi: Làm trên mặt đất
- Dựa vào áp suất người ta chia ra:
+ Bể cao áp: Bể có áp suất chịu đựng trong bể p > 200mm cột nước
+ Bể có áp lực trung bình: áp suất chịu đựng trong bể P = 20 200 mm cột nước
+ Bể thường áp: có áp suất trong bể P 20mm cột nước
- Dựa vào vật liệu xây dựng có các loại bể:
+ Bể chứa kim loại (bể bằng thép )
+ Bể phi kim loại (bể không bằng thép).
- Dựa vào hình dạng kết cấu chia ra:
+ Bể hình trụ (trụ đứng, nằm ngang )
+ Bể hình cầu
+ Bể hình giọt nước

II.1.3. Một số bể chứa xăng dầu thường dùng

Bể hình trụ nằm ngang : Người ta thường chế tạo loại 10 m3, 15m3, 25m3,75m3
Câu tạo của loại bể này: Thành bể bao gồm những tấm thép cps chiều dày từ 4- 5 mm cuận lại thành hình trụ có đường kính nhất định. Đầu bể cũng làm bằng thép tấm dày 4- 5 mm
Tuỳ theo kết cấu bể mà người ta có thể chia ra
. Bể nằm ngang đầu bằng
. Bể nằm ngang đầu chỏm cầu

14Mk3dqxliw59Lb
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status