Bộ nhiễm sắc thể tế bào bò Hà - Ấn trong quá trình nuôi cấy và bảo quản tế bào - pdf 24

Download miễn phí Khóa luận Bộ nhiễm sắc thể tế bào bò Hà - Ấn trong quá trình nuôi cấy và bảo quản tế bào



MỤC LỤC
 Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Sự hình thành nhiễm sắc thể trong điều kiện in vivo 3
1.2 Những nghiên cứu nhiễm sắc thể trong điều kiện in vitro 9
1.2.1 Lược sử nghiên cứu chung về nhiễm sắc thể 9
1.2.2 Nghiên cứu tế bào in vitro và nhiễm sắc thể ở Việt Nam 12
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 14
2.1.1 Nguồn gốc tiến hoá của các giống bò 14
2.1.2 Đặc điểm một số giống bò 15
2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 17
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 17
2.2.2 Thời gian nghiên cứu 17
2.3 Phương pháp nghiên cứu 17
2.3.1 Mẫu vật nghiên cứu 17
2.3.2 Vật liệu thí nghiệm 17
2.3.3 Hoá chất 18
2.3.4 Nuôi và thu thập tế bào 18
2.3.5 Phương pháp làm tiêu bản nhiễm sắc thể 20
2.3.6 Đọc tiêu bản 21
2.3.7 Xử lý số liệu 21
2.3.8 Bố trí thí nghiệm 23
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
3.1 Số lượng nhiễm sắc thể bò Hà - Ấn cái trong nuôi in vitro 24
3.1.1 Kết quả nghiên cứu ở lần chuyển thứ 4 24
3.1.2 Kết quả nghiên cứu ở lần chuyển thứ 6 26
3.1.3 Kết quả nghiên cứu ở lần chuyển thứ 8 28
3.1.4 Kết quả nghiên cứu ở lần chuyển thứ 10 29
3.1.5 Kết quả nghiên cứu ở lần chuyển thứ 14 31
3.1.6 Kết quả nghiên cứu ở lần chuyển thứ 18 33
3.2 Sơ bộ về hình thái nhiễm sắc thể 37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
 
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ất giàu năng lượng khác nhau, các nucleotid, axitamin, enzym. Trong thời kỳ này tế bào chuẩn bị tăng gấp đôi các cấu trúc di truyền của nó.
_ Giai đoạn S (Synthese = tổng hợp) xãy ra sự nhân đôi vật chất di truyền, sự tái sinh của các phân tử ADN. Các protein và ARN được tổng hợp mạnh mẽ.
_ Giai đoạn G2 là giai đoạn sau tổng hợp, sự tổng hợp ARN vẫn tiếp tục các nhiễm sắc thể đã chứa hai bản sao của mình tức là các nhiễm sắc tử mang một phân tử ADN, hai sợi tế bào tích luỹ năng lượng và chuẩn bị cho sự phân chia tới, các nhiễm sắc thể xoắn lại và chia làm hai.
Dưới kính hiển vi quang học không quan sát thấy nhiễm sắc thể trong gian kỳ, nhưng theo các dấu hiệu thu được khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử thì thấy đa số nhân trong gian kỳ vẫn có hình dạng nhiễm sắc thể, tuy nhiên các nhiễm sắc thể rất mảnh nên dưới kính hiển vi quang học không thấy dược toàn bộ cấu trúc và hình dạng của nhiễm sắc thể mà chỉ thấy được chỗ vặn xoắn của chúng tạo nên các khối chất nhiễm sắc.
Các thời kỳ phân chia:
Kỳ đầu (Prophase): ở kỳ đầu nhân xuất hiện các sợi lúc đầu mảnh và dài, càng về sau mảnh hơn và ngắn hơn. Trứơc kia người ta cho rằng từ các hạt chất nhiễm sắc tập hợp lại thành sợi dài, về sau sợi đó bị đứt đoạn tạo thành các nhiễm sắc thể, ngày nay người ta đã khẳng định rằng các sợi trong kỳ đầu ngắn hơn và dày hơn các nhiễm sắc thể ở gian kỳ.
Vào cuối kỳ đầu, màng nhân và hạch nhân biến mất. Số trung thể tăng lên gấp đôi, mỗi nửa số trung thể di chuyển tới các cực đối lập của tế bào. Xung quanh trung thể xuất hiện các tia nên trông các trung thể giống như những ngôi sao. Từ nguyên liệu của bào tương hình thành nên các sợi của thoi vô sắc. Thoi gồm các sợi không bắt màu đi từ sao nọ sang sao kia. Thoi này có chứa protein giàu lưu huỳnh, ARN, lipoprotein và ATP.
Kỳ giữa (Metaphase): Tại kỳ giữa nhiễm sắc thể có hình dạng đặc trưng xuất hiện các sợi thoi toả ra từ hai cực đối diện của tế bào dính với trung tử nằm ở hai cực. Các sợi thoi lần lượt dính với các tâm động của nhiễm sắc thể. Các nhiễm sắc thể tập trung ở mặt phẳng xích đạo của tế bào, mỗi cặp sợi nhiễm sắc. Nghĩa là mỗi nhiễm sắc thể con kết xoắn cực đại.
Kỳ sau (Anaphase): ở kỳ sau các đôi nhiễm sắc thể tách ra thành các nhiễm sắc thể đơn thể quay ngược đầu rời xa đường xích đạo tiến về hai cực của tế bào, đó là vai của nhiễm sắc thể đơn. Thoi vô sắc biến đi, bào tương ở xung quanh dày và co thắt mạnh hơn. Càng về sau vai của nhiễm sắc thể càng mờ đi không thấy rõ nữa vì các sợi nhiễm sắc đã cởi xoắn.
Kỳ cuối (Telophase): Sự vận chuyển của các nhiễm sắc thể con về hai cực của tế bào kết thúc. Như vậy 2 nhóm nhiễm sắc thể ở hai cực có số lượng và thành phần giống nhau. Màng nhân hình thành bao bọc bởi mỗi nhóm nhiễm sắc thể. Các nhiễm sắc thể dãn xoắn, hình thành nhân con. Các sợi thoi biến mất, tế bào chất được phân chia bao lấy nhân ở hai cực tế bào.
Trong thời kỳ phân bào, các bào quan phân phối từng đôi đều cho các tế bào con. Ty thể thường phân ra thành các hạt bé hơn đôi khi lại kéo dài ra, bộ máy golgi cắt ra từng đoạn phân bào nguyên phân trải qua hai quá trình chia nhân và chia bào tương. Trong quá trình phân chia nhân mỗi nhiễm sắc thể tạo ra hai nhiễm sắc thể con từ gian kỳ song chúng chưa tách rời nhau.
Đến cuối kỳ đầu hai nhiễm sắc thể con mới bắt đầu tách rời nhau. Như vậy số lượng nhiễm sắc thể là 2n đi về mỗi cực của tế bào cho nên kết thúc kỳ phân chia, mỗi tế bào con có đủ bộ lưỡng bội 2n giống tế bào mẹ về cả số lượng, hình thái, kích thước.
Theo Ford (1973) khi nuôi cấy tế bào trong chu kỳ phân chia tế bào, thời kỳ G1 chiếm khoảng 12 - 24 giờ, thời kỳ S chiếm khoảng 7 giờ, thời kỳ G2 chiếm khoảng 4 - 6 giờ. Thời gian phân chia nguyên phân rất ngắn khoảng 1 giờ 30 phút trong đó:
Kỳ đầu 30 phút
Kỳ giữa15 phút
Kỳ sau 15 phút
Kỳ cuối 30 phút
Nghiên cứu nhiễm sắc thể là dựa vào việc xác định rõ các giai đoạn phân chia của tế bào để có thể thu được kết quả tốt như kỳ giữa của quá trình nguyên phân. Tuy nhiên trong quá trình sinh sản và phát triển cá thể không phải lúc nào tế bào cũng duy trì được hoàn toàn chính xác về số lượng và hình dạng nhiễm sắc thể mà sẽ có những biến động. Những biến đổi của nhiễm sắc thể chia thành hai loại:
_ Biến đổi về số lượng nhiễm sắc thể
_ Biến đổi về cấu trúc nhiễm sắc thể
1.2 Những nghiên cứu nhiễm sắc thể trong điều kiện in vitro
1.2.1 Lược sử nghiên cứu chung về nhiễm sắc thể
Nghiên cứu nhiễm sắc thể người và động vật đã được nhiều nhà khoa học chú ý tới, đặc biệt là vật nuôi. Nghiên cứu nhiễm sắc thể động vật nói chung và động vật nông nghiệp nói riêng được tiến hành từ đầu thế kỷ XIX.
_ Năm 1665 Robert - Hooke nhà nghiên cứu người Anh đã tạo ra kính hiển vi quang học đầu tiên trên thế giới. Bằng chiếc kính hiển vi đơn giản ông đã có một số quan sát làm cho người ta hiểu rằng các mô, các cơ quan của cây cối và động vật đều có nền tảng và cấu trúc chung.
_ Năm 1838 - 1839 nhà thực vật học Slayden và nhà động vật học Schwan ở Đức đã phát hiện ra cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ các tế bào, học thuyết tế bào ra đời. Theo Enghen đây là một trong ba phát minh vĩ đại nhất của khoa học tự nhiên ở thế kỹ 19.
_ Năm 1831 Robert Braum tìm thấy thể nhiễm sắc trong nhân
_ Từ năm 1862 - 1915 Beveri (Đức) và Wilsen (Mỹ) cho rằng nhiễm sắc thể khác nhau mang trong nó tính di truyền khác nhau.
_ Năm 1869 lần đầu tiên nhà sinh vật học người Thuỵ Sỹ F.Misher đã phát hiện ra axit nucleic trong nhân tế bào.
_ Từ năm 1887 - 1902 Beveri phát triển lý luận về nhiễm sắc thể.
_ Năm 1927 Kalinte công bố số lượng nhiễm sắc thể ở bò là 2n = 60
_ Năm 1956 Tjo và Levan dùng kỹ thuật nuôi cấy tế bào của bào thai và dùng sốc nhược trương đã đếm chính xác số lượng nhiễm sắc thể của người là 2n = 46.
Trong thời gian này với phương pháp nghiên cứu nhiễm sắc thể khác như: nuôi cấy bạch cầu máu ngoại vi, nuôi cấy tuỷ xương,...đã có nhiều tác giả công bố số lượng và hình thái nhiễm sắc thể ở gia súc và gia cầm.
Dựa vào sự phân tích nhiễm sắc thể trong nguyên phân và phân tích nhiễm sắc thể lớn ở loài Anopheles sundaicus, S. Sukowati và V. Baimai (1996) đã kết luận rằng: loài Anopheles sundaicus gồm ba dạng, ba dạng này đều có kiểu nhân trong nguyên phân là giống nhau là 2n = 6.
Thành tựu đầu tiên về nghiên cứu nhiễm sắc thể người do Chrustchoft và Berlin dùng tế bào bạch cầu, tế bào máu ngoại vi nuôi cấy môi trường tổng hợp.
Năm 1935 Chrustchoft và cộng sự đã công bố phương pháp nuôi cấy tế bào bạch cầu đa nhân.
Nghiên cứu nhiễm sắc thể trên người đã được phát triển sớm ở nhiều phòng thí nghiệm ở nhiều nước. Một số lượng lớn các mẫu đã được nghiên cứu, phân tích, sự phát hiện dị dạng nhiễm sắc thể và mối liên quan của nó tới quá trình sống đã giúp cho sự phát triển ngành tế bào học và di truyền người thu được những thành tựu đáng kể như ngày nay. Bên cạnh đó các nhà khoa học Nhật Bản và Tây Âu đặc biệt quan tâm nghi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status