Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè tại Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001-2005 - pdf 24

Download miễn phí Luận văn Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè tại Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001-2005



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU . .1
CHƯƠNG1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ XUẤT KHẨU CHÈ-------------------------------------------------------------------------------3
I. Sự cần thiết của việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè-------------------3
1. Các lý thuyết về thương mại quốc tế - Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu------------3
1.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith------------------------------3
1.2. Lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo-------------------------6
1.3. Lý thuyết tỷ lệ các yếu tố Heckscher- Ohlin 8
1.4. Lợi thế cạnh tranh. 10
2. Xuất khẩu cây chè ở Việt Nam là phù hợp với lợi thế so sánh của Việt Nam-----------11
3. Vị trí của cây chè trong nền kinh tế quốc dân-------------------------------------------------14
4. Sự cần thiết của việc xuất khẩu chè trong nền kinh tế quốc dân----------------------------17
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu chè-------------------18
1. Nhân tố tác động đến chất lượng chè trong hoạt động xuất khẩu--------------------------18
2. Nhân tố tác động đến khối lượng chè xuất khẩu----------------------------------------------19
3. Nhân tố thị trường----------------------------------------------------------------------------------20
4. Những nhân tố về tổ chức quản lý và con người----------------------------------------------21
5. Nhân tố về mặt chính sách của Nhà nước------------------------------------------------------21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM-------------------------------------------------------------------------------23
I. Giới thiệu khái quát về Tổng Công ty chè Việt Nam------------------------23
1. Quá trình hình thành và phát triển---------------------------------------------------------------23
2. Chức năng nhiệm vụ của Tổng Công ty Việt Nam-------------------------------------------25
3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của Tổng Công ty----------------------------------25
II. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu chè của Tổng Công ty chè Việt Nam trong thời gian qua-------------------------------26
A. Kết quả sản xuất kinh doanh---------------------------------------------------------------------26
B. Thực trạng xuất khẩu của Tổng Công ty chè Việt Nam-------------------------------------33
1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu---------------------------------------------------------33
2. Thị trường xuất khẩu--------------------------------------------------------------------------35
3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu------------------------------------------------------------------40
4. Giá chè xuất khẩu của Tổng Công ty------------------------------------------------------42
5. Chất lượng chè xuất khẩu của Tổng Công ty---------------------------------------------43
C. Đánh giá chung về xuất khẩu chè của Tổng Công ty chè Việt Nam---------------------45
1. Các thành tích đạt được-----------------------------------------------------------------------45
2. Những mặt tồn tại-----------------------------------------------------------------------------48
3. Nguyên nhân của các tồn tại----------------------------------------------------------------51
3.1 Nguyên nhân chủ quan---------------------------------------------------51
3.2 Các nguyên nhân khách quan-------------------------------------------54
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001- 2005------57
I. Định hướng xuất khẩu cho ngành chè và Tổng Công ty chè Việt Nam trong thời gian qua--------------------------------------------------------------------57
1. Triển vọng thị trường chè thế giới và khả năng đáp ứng của Việt Nam-------------------57
1.1 Triển vọng thị trường chè thế giới 57
1.2 Khả năng đáp ứng của Việt Nam 61
2. Quan điểm định hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu của ngành chè Việt Nam----62
3. Mục tiêu phát triển của Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001- 2005------------63
4. Các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất và xuất khẩu chè của ngành chè và Tổng Công ty chè Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2005------------------------------------------------------------64
II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè----66
1. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm chè-------------------------------------------------66
2. Giải pháp về thị trường-----------------------------------------------------------------------------71
2.1 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường. 71
2.2 Chiến lược marketing. 74
2.3 Về nguồn hàng. 77
3. Giải pháp về vốn------------------------------------------------------------------------------------79
4. Giải pháp về tổ chức quản lý và công tác cán bộ----------------------------------------------81
4.1 Tổ chức quản lý. 81
4.2 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ công nhân viên. 82
III. Một số kiến nghị------------------------------------------------------------------84
1. Quy hoạch và phát triển vùng chè. .84
2. Phân công và tổ chức lại ngành chè. .86
3. Cần hoàn thiện một số chính sách.87
3.1 Chính sách đầu tư.----- 87
3.2 Chính sách tín dụng. 88
3.3 Chính sách tài chính. 89
3.4 Chính sách với con người. 90
3.5 Quản lý chất lượng cấp Nhà nước. 90
4. Một số vấn đề khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. .91
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hoảng cách này đã được cải thiện song nhìn chung vẫn còn thua thiệt về giá (Bảng 6).
Thời gian qua giá chè thế giới bình quân ở mức 2 USD/kg thì Việt Nam chỉ xuất được với giá bình quân 1,45 USD/kg.
Bảng 6: Giá chè xuất khẩu của Việt Nam so với thế giới từ 1996- 2000
Đơn vị: USD/1kg
Năm
Giá chè xuất khẩu của Việt Nam
Giá chè xuất khẩu của thế giới
1996
1,45
1,98
1997
1,48
2,205
1998
1,6
2,32
1999
1,3
1,7
2000
1,4
1,8
Nguồn: Vụ kế hoạch và quy hoạch bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Giá chè xuất khẩu Việt Nam không cao và bấp bênh chủ yếu do chè Việt Nam được xuất khẩu nhiều dưới dạng sơ chế, bán thành phẩm, chất lượng đạt trung bình trong khi các nước xuất khẩu chè khác vừa có chất lượng cao lại chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thành phẩm. Chỉ có phần xuất sang Iraq, Đài Loan, Nhật Bản, Nga là khá cao và ổn định như Công ty chè Sông Cầu xuất cho Nhật Bản giá 1,48-4,6 USD/kg, Công ty chè Mộc Châu xuất cho Đài Loan giá 1,8 – 1,95 USD/kg, xuất khẩu chè xanh cho Đài Loan giá 1,9-2,2 USD/kg.
5. Chất lượng chè xuất khẩu của Tổng Công ty.
Chất lượng sản phẩm là thuộc tính cơ bản của sản phẩm, ít nhiều bị chi phối bởi các yếu tố như con người, giống, kỹ thuật, chế biến, thiết bị. Sản phẩm có chất lượng cao thì sức cạnh tranh mới cao. Nó quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì chất lượng sản phẩm phải thoả mãn được nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng trong và ngoài nước.
Hiện nay nước ta đang từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế, cũng đã tham gia đàm phán gia nhập tổ chức thương mại trong khu vực. Năm 2006, nước ta sẽ mở cửa hoàn toàn, xoá bỏ hàng rào thuế quan, sự bảo hộ hàng nội địa sẽ bị hạn chế. Lúc đó chất lượng sản phẩm sẽ là yếu tố chính để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường tự do. Sức ép của hàng ngoại nhập, của người tiêu dùng trong và ngoài nước sẽ buộc các nhà quản lý doanh nghiệp ngay từ bây giờ phải có phương hướng đúng đắn để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.
Trong những năm 1996-1998, Tổng Công ty chè Việt Nam thực hiện mua chè theo mức chất lượng, trên cơ sở đánh giá tổng số điểm của các chỉ tiêu cảm quan. Trong bối cảnh lúc đó, đã khuyến khích đước các đơn vị sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt và chất lượng sản phẩm chè được nâng lên hơn so với trước. Chè đen Việt Nam có hương vị khá, được thấy lại ở sản phẩm của các công ty chè: Mộc Châu, Trần Phú, Phú Sơn, Thanh Niên…
Trong 2 năm 1997-1998 do sản lượng chè xuất khẩu được tăng lên mạnh, khiến cho các công ty chè chỉ chú trọng chạy theo năng suất sản lượng, không quan tâm đến chất lượng. Thực tế đã chấp nhận một số lượng sản phẩm chè của các xưởng chế biến thủ công. Tỷ lệ chè có mức chất lượng loại 2 (>10 điểm) đạt thấp có 30%, còn đa phần là chè có mức chất lượng loại 3 (8-10 điểm) đạt 60%. Quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm của toàn ngành chè Việt Nam bị chững lại.
Sang những năm 1999-2000, để nâng cao chất lượng chè, Tổng Công ty chè Việt Nam chỉ đạo chỉ mua một mức chất lượng loại 2 trở lên. Điều này đã khiến cho các công ty chè phải thay đổi suy nghĩ và cách làm, phải phấn đấu tiến bộ hơn, nguyên liệu búp tươi phải mua non hơn, làm ra sản phẩm đúng với mức chất lượng và tên gọi của chúng.
Đặc biệt năm 2000 chất lượng sản phẩm đã được nâng lên rõ rệt kể cả ngoại hình và nội chất, giữ được mức chất lượng tốt từ đầu đến cuối năm. Ngoại hình: sản phẩm chè nhập kho của Tổng Công ty chè Việt Nam có độ đồng đều cao hơn trước, cánh chè xoăn và đen hơn, thể hiện ở các mặt hàng chè cấp cao OP và P. Độ chắc cũng được nâng lên, thể hiện ở các mặt hàng chè cấp thấp PS và BPS. Mặt hàng chè FBOP tương đối chắc, đen và ít mảnh hơn. Tỷ lệ vụn bụi được bảo đảm theo đúng theo tiêu chuẩn ở tất cả các mặt hàng. Nội chất: chất lượng có tiến bộ rõ rệt. Các khuyết tật nặng như khê khét, chua thiu không còn. Sản phẩm chè có mùi lai không được nhập vào kho.Tuy nhiên sản phẩm chè có mùi thơm tự nhiên lại ít đi, kể cả chè Mộc Châu hương thơm cũng giảm. Sản phẩm chè nhập kho đa phần có mùi thoáng ngốt, thoáng cao lửa.
Mặc dù vậy chất lượng chè xuất khẩu còn nhiều khiếm khuyết biểu hiện: chất lượng hàng năm chưa ổn định, bởi trong sản phẩm còn một số khuyết tật gây ảnh hưởng rất đáng chú ý là các dạng lá già, râu xơ, nhiều cọng. Nhiều nơi vẫn chưa có đủ điều kiện để xoá bỏ tình trạng héo cưỡng bức để chuyển sang héo bằng máng. Khu vực tư nhân do quy trình thu hái không đảm bảo nên chất lượng không đồng đều. Điều này cũng là vấn đề mà Tổng Công ty cũng cần có sự quan tâm để chè Việt Nam có chất lượng ngày càng cao có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
C. Đánh giá chung về xuất khẩu chè của Tổng Công ty chè Việt Nam.
1. Các thành tích đạt được.
Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
Sản lượng xuất khẩu chè trong 6 năm qua tăng từ 8,3 nghìn tấn (1996) lên 29,8 nghìn tấn (2001), tăng 359% (bình quân 59,8%/năm). Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 17,6 triệu USD (1996) lên 37,8 triệu USD (2001), tăng 214,8%, bình quân 35,8%/năm. Như vây, sản lượng và kim ngạch tăng liên tục là thành tích đáng mừng cho Tổng công ty chè Việt Nam. Mặc dù tốc độ tăng sản lượng cao hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (do ngoài yếu tố phá giá chung của thị trường nông sản thế giới trong đó có chè, mặt khác chất lượng chè của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu thay đổi nhu cầu, thị hiếu của khác hàng, đặc biệt chủ yếu là bán chè dưới dạng nguyên liệu, sản lượng chè thành phẩm chiếm tỷ trọng không đáng kể).
Về thị trường
Với 90% sản phẩm của các đơn vị trong Tổng Công ty đã có mặt trên thị trường quốc tế vì vậy vấn đề thị trường là vấn đề hết sức quan trọng, các hoạt động nghiên cứu tiếp thị dã và đang được hết sức chú trọng. Tổng Công ty đã cử đội ngũ cán bộ đi nghiên cứu khảo sát ở nhiều nước sản xuất cũng như xuất khẩu chè, từ đó tiếp thu đươc những kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật tiến tiến, tiếp cận công nghệ kỹ thuật hiện đại nắm bắt nhu cầu thị trường để có phương án sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Năm 1996 Tổng công ty chè Việt Nam có thị phần ở 13 quốc gia đến năm 2001 đã có thị phần ở 21 quốc gia.
Tổng Công ty đã thực hiện tốt là đầu mối xuất nhập khẩu của mình mở ra các thị trường mới không chỉ các đơn vị thành viên mà còn cho cả các doanh nghiệp chè khác. Nhiều đơn vị thành viên thoát khỏi tình trạng thua lỗ thu không đủ bù chi.
Điều quan trọng là Tổng Công ty đã giữ được chữ tín với khách hàng thông qua việc giữ chữ tín với khách hàng về chất lượng hàng hoá, thời hạn giao hàng và đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, tận tuỵ với công việc. Các thị trường truyền thống được giữ vững như Nga, Iraq, Nhật và các thị trường mới được mở ra như: Iran, Libi. Tát cả các sản phẩm làm ra đều được tiêu thụ kịp thời không còn tình trạng tồn đọng sản phẩm. Ngày nay, sau khi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam và trong nhưng năm gần đây chúng ta đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status