Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động



 Mục lục Trang
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG INHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 6
1.1 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 6
 1.1.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh 6
 1.1.2 Nội dung của chiến lược kinh doanh 7
 1.1.3 Các loại chiến luợc kinh doanh 8
 1.1.3.1 Chiến lược cấp tổ chức 9
 1.1.3.2 Chiến lược cấp cơ sở kinh doanh 11
 1.1.3.3 Chiến lược cấp chức năng 13
 1.1.4 Vai trò của chiến lược kinh doanh 13
1.2 Hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 14
 1.2.1 Các giai đoạn của quản trị chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 14
 1.2.2 Khái niệm hoạch định chiến lược 16
 1.2.3 Vai trò của hoạch định chiến lược 16
 1.2.4 Những nguyên tắc hoạch định chiến lược kinh doanh 17
1.3 Những nội dung chủ yếu của hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 20
 1.3.1 Nghiên cứu và dự báo 21
 1.3.1.1 Môi trường vĩ mô 21
 1.3.1.2 Môi trường nghành 25
 1.3.1.3 Phân tích nội bộ 27
 1.3.2 Xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược 30
 1.3.3 Xác định và lựa chọn chiến lược kinh doanh 32
 1.3.4.1 Giai đoạn thu thập thông tin 32
 1.3.4.2 Giai đoạn kết hợp 33
 1.3.4.3 Giai đoạn đưa ra quyết định 37
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lược chọn chiến lựơc kinh doanh 38
 1.4.1 Vị thế của doanh nghiệp 38
 1.4.2 Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp 38
 1.4.3 Vai trò của nhà quản trị cấp cao 39
 1.4.4 Văn hoá tổ chức 39
 1.4.5 Yếu tố chính trị 39
 1.4.6 Phản ứng của những bên có liên quan 39
1.5 Xác định những chính sách và biện pháp thực hiện 40
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẠP PHẨM VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 41
2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần tạp phẩm và bảo hộ lao động 41
 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần tạp phẩm và bảo hộ lao động 41
 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 42
 2.1.2.1 Chức năng của công ty 42
 2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty 43
 2.1.3 Cơ cấu tổ chứ bộ máy quản lý của công ty 44
2.2 Thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động 46
 2.2.1 Công tác nghiên cứu và dự báo 46
 2.2.1.1 Môi trường vĩ mô 46
 2.2.1.2 Môi trường ngành 48
 2.2.1.3 Môi trường bên trong doanh nghiệp 51
 2.2.2 Xác định nhiệm vụ và mục tiêu chung của chiến lược công ty 57
 2.2.3 Xác dịnh và lựa chọn phương án 57
 2.2.4 Đánh giá chung về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động 57
2.2.4.1 Thành tựu đạt được 58
2.2.4.2 Những tồn tại 58
2.2.4.3 Những nguyên nhân của các tồn tại trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh 59
CHƯƠNG IIIMỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN TẠP PHẨM VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI 61
3.1 Một số quan điểm và phương hướng hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh 61
 3.1.1 Quan điểm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty 61
 3.1.2 Phương hướng hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh 62
 3.1.3 Mục tiêu đặt ra cho công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động 66
3.2 Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động 69
 3.2.1 Các giải pháp liên quan đến việc phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh 69
 3.2.1.1 Giải pháp phân tích và đánh giá các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài 69
 3.2.1.2 Giải pháp phân tích và đánh giá các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh bên trong công ty 76
 3.2.2 Giải pháp lựa chọn mô hình chiến lược kinh doanh phù hợp 79
 3.2.3 Lựa chọn chiến lược và phương án chiến lựơc 83
 3.2.3.1 Lựa chọn chiến lược 83
 3.2.3.2 Lựa chọn phương án chiến lược 83
3.2.4 Một số giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động 85
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


a chịn chiến lựơc. Nếu doanh nghiệp dồi dào tài chính thì dễ dàng chuyển đổi khả năng theo đuổi các cơ hội kinh doanh khác nhau. Ngược lại do nguồn lực tài chính eo hẹp mà doanh nghiệp đôi khi phải từ bỏ cuộc chơi không thể theo đuổi cơ hội này hay cơ hội khác.
1.4.3 Vai trò của nhà quản trị cấp cao
Hệ thống giá trị và ước vọng của những người đứng đầu doanh nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn chiến lược. Ý kiến của các nhà quản trị cấp cao nhất, thường đóng vai trò quyết định, vì bản thân nhà quản trị đó không muốn ý kiến của mình đưa ra phải xem xét lại. Nhà quản trị quan niệm cái gì đúng, cái gì sai, cái gì nên làm và cái gì không nên làm, điều đó thể hiện rất rõ trong phương án chiến lược mà họ đề xuất.
1.4.4 Văn hoá tổ chức
Mỗi một doanh nghiệp đều có văn hoá riêng của mình. Nhiều người cho rằng văn hó là cách thức tốt nhất để thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Nếu như khi xây dựng và lựa chọn chiến lược mà không chú ý tới khía cạnh văn hoá khi thực hiện chiến lược doanh nghiệp sẽ gặp nhiều trở ngại. Thậm chí văn hoá tổ chức có thể trở nên đối nghịch với chiến lược. Những chiến lược đòi hỏi những thay đổi văn hóa thường ít hấp dẫn hơn những chiến lược dựa trên nền tảng văn hoá sẵn có.
1.4.5 Yếu tố chính trị
Một người nào đó có thể nói rằng anh ta chỉ biết “làm ăn” chứ không quan tâm tới chính trị, nhưng mọi tổ chức đều liên quan đến chính trị. Trong một doanh nghiệp những thành kiến chính trị và sự thiên vị cá nhân nhiều khi ảnh hưởng quá mức vào các quyết định chiến lược. Việc phân tích các yếu tố khách quan và mục tiêu kinh doanh phần nào bớt ảnh hưởng của yếu tố chính trị trong việc hình thành và lựa chọn phương án chiến lược.
1.4.6 Phản ứng của những bên có liên quan
Phản ứng của các bên có liên quan như nhà cung cấp, khách hàng…cũng có những ảnh hưởng nhất định đến việc lựa chọn chiến lược của doanh nghiệp. Nhiều khi doanh nghịêp phải chọn một chiến lược mà đáng ra không nên chọn nếu như điều đó là cần thiết, để duy trì mối quan hệ liên minh với các đối tác như nhà cung cấp hay khách hàng. Vì vậy, khi lựa chọn phương án chiến lược cần tính đến các yếu tố này.
1.5 Xác định những chính sách và biện pháp thực hiện
Chính sách của doanh nghiệp là các công cụ quan trọng nhằn thực hiện chiến lược kinh doanh. Trong thực hiện chiến lược, các chính sách được hiểu theo nghĩa rộng, đó là các nguyên tắc chỉ đạo, những phương pháp, thủ tục, quy tắc hình thức được thiết lập để hỗ trợ và thúc đẩy công việc theo các mục tiêu đã đề ra. Các chính sách thiết lập nhằn mục đích:
+ Xác định giới hạn, phạm vi và cơ chế bắt buộc cho các hoạt động.
+ Hướng dẫn phân công trách nhiệm giức các bộ phận và các quản trị viên trong quá trình thực hiện chiến lược.
+ Tổ chức thực hiện và kiển tra đánh giá tình hình thực hiện chiến lược theo các nục tiêu và chiến thuật nhất định.
+ Mỗi chính sách có một phạm vi áp dụng, có tác dụng nhất định và trong một giai đoạn phát triển nhất định. Chính sách càng cụ thể càng dễ triển khai trên thực tế.
Trên đây là những vấn đề lí luận chung, về hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng trong nền kinh tế thị trường. Muốn tạo ra được một chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động thì ta phải đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty trong thời gian qua, từ đó tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẠP PHẨM VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần tạp phẩm và bảo hộ lao động
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần tạp phẩm và bảo hộ lao động
Công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động có trụ sở tại tại số 11A Cát Linh-Quận Ba Đình-Thành phố Hà Nội. Tại Hà Nội công ty có 3 địa điểm bán hàng chính là: số 11A Cát Linh, số 12 phố Đoàn Thị Điểm và km 15 đường Giáp Bát. Ngoài ra công ty còn rất nhiều các đại lý, cửa hàng đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
Thành phố Hà Nội là một trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá của cả nước, nằm giữa đồng bằng Bắc Bộ, là nơi có rất nhiều cơ quan, xí nghiệp, nhà máy và các trung tâm thương mại lớn đóng trên địa bàn. Hà Nội còn là nơi tập trung tất cả các đầu mối giao thông của cả nước và của nước ngoài. Vì vậy đây là điều kiện thuận lợi để công ty mở rộng thị trường kinh doanh.
Công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động là một đơn vị kinh tế quốc doanh trực thuộc Bộ Thương Mại. Công ty hoạt động trên nguyên tắc thực hiện chế độ kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân và mở tài khoản tại Ngân hàng Công Thương Ba Đình.
Công ty có quá trình hình thành và phát triển gắn liền với yêu cầu của nền kinh tế đất nước. Công ty có vai trò là một trung tâm thương mại gắn liền sản xuất với tiêu dùng, tham gia vào quá trình lưu thông hàng hoá góp phần phát triển kinh tế quốc dân, chịu trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ của nhà nước giao cho.
Công ty được thành lập năm 1958 với tên là công ty Tạp phẩm thuộc tổng công ty bách hoá Ngũ Kim thuộc bộ Nội Thương.
Năm 1981, khi nền kinh tế đất nước còn đang duy trì nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, do yêu cầu thực tế của đất nước, công ty đổi thành trung tâm bách hoá trực thuộc bộ Nội Thương. Trong thời gian từ 1981-1986, công ty được biết đến là một trung tâm bán buôn bách hoá có nhiệm vụ hoàn thành tốt kế hoạch phân phối sản phẩm, hàng hóa do nhà nước giao và được hưởng bao cấp ưu đãi, tạo điều kiện phát triển. Năm 1986 để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao, trung tâm đã đỏi tên thành công ty công cụ gia đình và Tạp phẩm. Đến năm 1993, theo quyết định thành lập doanh nghiệp số 338/CP, công ty thành lập lại với tên gội mới là công ty Tạp phẩm. Trải qua 2 năm hoạt động, căn cứ vào thực tế của công ty và phương hướng kế hoạch của Bộ Thuơng Mại, đến tháng 5 năm 1995 công ty đã sát nhập với công ty Bảo hộ lao động và lấy tên là công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động trực thuộc Bộ Thương Mại. Khi đó công ty là đơn vị kinh doanh độc lập có con dấu riêng và được sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp đăng ký kinh doanh số 109789 ngày 9-5-1995. Công ty có vốn pháp định là 5,135 tỷ đồng, trong đó số vốn ngân sách cấp là 3,5 tỷ đồng,vốn đi vay là 0,385 tỷ đồng, vốn tự có là 1,115 tỷ đồng.Trong đó vốn cố định là 1,947 tỷ đồng, vốn lưu động là 3,153 ỷ đồng. Tái sản của công ty chủ yếu dưới dạng nhà cửa, kho bãi, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…
Đến năm 2005 cùng với xu hướng chung của nền kinh tế đất nước ta, đó là cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Ngày 18/04/2005 công ty đã chuyển sang cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status