Hoàn thiện một số bộ phận chính của máy cấy mạ thảm phù hợp với điều kiện Việt Nam - pdf 24

Chia sẻ cho anh em đồ án Nghiên cứu hoàn thiện một số bộ phận chính của máy cấy mạ thảm phù hợp với điều kiện Việt Nam

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI
Lúa nước là một trong những cây lương thực chính của thế giới, sản xuất lúa
nước chủ yếu tập trung ở các nước châu Á, như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,
Pakistan, Việt Nam... Ở nước ta lúa là cây lương thực chính. Hàng năm tổng
diện tích gieo, cấy lúa hơn 7,5 triệu ha, sản lượng thóc đạt hơn 30 triệu tấn/
năm, không chỉ đủ cung cấp lương thực cho toàn quốc mà còn xuất khẩu khoảng
3,5 triệu tấn/ năm, đứng hàng thứ 2 trên thế giới.
Do điều kiện tự nhiên và khí hậu khác nhau nên ở Việt Nam lúa được canh
tác bằng cả hai phương thức là gieo thẳng và cấy. Làm mạ và cấy lúa là một
khâu hết sức vất vả và nặng nhọc trong quá trình canh tác và sản xuất lúa. Khi
cấy lúa người nông dân phải cúi gập người liên tục và lội trong bùn nước trong
điều kiện thời tiết khắc nhiệt (nóng bức trong vụ hè và giá rét trong vụ đông -
xuân). Làm mạ và cấy lúa chiếm khoảng 30% tổng thời gian lao động cho sản
xuất lúa và yêu cầu tính thời vụ cao. Vào vụ cấy phải huy động toàn bộ lực
lượng lao động nông thôn để nhổ mạ và cấy lúa. Hiện nay ở nước ta khâu cấy
lúa là khâu duy nhất chưa được cơ giới hoá. Nếu giải quyết được cơ giới hoá
khâu cấy lúa sẽ góp phần giải quyết được nhiều vấn đề như:
- Thay thế lao động thủ công nặng nhọc, vất vả, kịp thời vụ;
- Giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lúa;
- Giảm chi phí công lao động 30- 50%;
- Đảm bảo mật độ cấy đổng đều, thẳng hàng;
- Tạo điều kiện cho người lao động tham gia phát triển các ngành nghề khác
thu nhập cao hơn. Đồng thời cơ giới hoá cấy lúa sẽ tạo điều kiện tốt cho các
khâu cơ giới hoá chăm sóc và thu hoạch lúa.
Ở các nước trồng lúa nước có nền nông nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan và gần đây là Trung Quốc các khâu canh tác lúa đã được
LỜI MỞ ĐẦU
cơ giới hoá hoàn toàn 100%. Sau khi Nhật Bản phát triển sản xuất mạ theo
phương pháp mạ thảm gieo trên khay phục vụ máy cấy thì máy cấy phát triển rất
nhanh. Chỉ trong thời gian 5 năm (từ 1972 - 1977) Nhật Bản đã đưa cơ giói hoá
cấy lúa vào toàn bộ diện tích trồng lúa của họ (2,5 triệu ha). Tuy nhiên máy cấy
của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc có mật độ cấy thưa (hàng cánh hàng 300
mm) không phù hợp với yêu cầu nông học của cây lúa ở nước ta.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, mỗi năm trồng từ 2 đến 3 vụ lúa, lúa phát
triển nhanh mật độ cấy dày. Vì vậy lúa cấy mật độ dày so vói các nước có khí
hậu ôn đdi. Nhập khẩu các loại máy cấy của nước ngoài vừa có giá thành cao
vừa không phù hợp vối điều kiện nông học của cấy lúa nước ta.
Trước nhu cầu cấp thiết của sản xuất trong việc cơ giới hoá khâu cấy lúa, với
mục tiêu đưa ra mẫu máy cấy phù hợp vói cây lúa nước ta và mẫu máy cấy phải
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cơ khí của Việt Nam. Chúng tui đã lựa chọn luận
văn : ‘Nghiên cứu hoàn thiện một số bộ phận chính của máy cấy mạ
thảm phù hợp vói điều kiện Việt Nam ”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN cúu.
Trên cơ sở của mẫu máy cấy của đề tài đã có, mục tiêu nghiên cứu của luận
văn là: Hoàn thiện một số bộ phận chính của máy cấy mạ thảm phù hợp với điều
kiện Việt Nam
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN cú u .
- Nghiên cứu, điều tra, phân tích các loại máy cấy trên thế giới, tuyển
chọn, mẫu máy cấy thích hợp với điều kiện sản xuất lúa nước ta.
- Nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện một số cụm chi tiết chính của máy cấy
- Nghiên cứu các thông số ảnh hưởng đến quỹ đạo chuyển động tuyệt đối
của tay cấy đưa ra phép điều chỉnh cho máy cấy
Khảo nghiệm máy trong điều kiện sản xuất




7d1hg5S6Hpqy21B

Xem thêm
Thiết kế máy gặt lúa rải hàng tự hành phục vụ nông dân khánh hòa
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status