Hoàn thiện phương pháp chấm điểm tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội - pdf 24

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện phương pháp chấm điểm tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội



LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1. Chấm điểm tín dụng và chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng với khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 3
1.1. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 3
1.1.1. Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ 3
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 3
1.1.1.2. Đặc điểm các doanh nghiệp vừa và nhỏ 3
1.1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế. 5
1.1.2. Tín dụng ngân hàng với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ 7
1.1.2.1. DNVVN, thị trường mục tiêu hiện tại của rất nhiều NHTM 7
1.1.2.2. DNVVN khó tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng 8
1.1.2.3. Đặc điểm các khoản tín dụng ngân hàng dành cho DNVVN. 9
1.2. Phương pháp chấm điểm tín dụng tại NHTM 10
1.2.1. Khái niệm và mục đích chấm điểm tín dụng doanh nghiệp 10
1.2.2. Nội dung phương pháp chấm điểm tín dụng 11
1.2.2.1. Nguyên tắc chấm điểm tín dụng 11
1.2.2.2. Quy trình chấm điểm tín dụng 11
1.2.3. Sự cần thiết phải chấm điểm tín dụng doanh nghiệp vay vốn 23
1.2.3.1. Chấm điểm tín dụng xác định hạng mức rủi ro của doanh nghiệp đi vay là cơ sở để quản trị rủi ro tín dụng. 23
1.2.3.2. Chấm điểm tín dụng doanh nghiệp cung cấp chuỗi thông tin có hệ thống về quá khứ và hiện tại về doanh nghiệp làm cơ cở giúp các nhà quản trị ngân hàng đưa ra quyết định chính xác, kịp thời, có hiệu quả. 26
1.2.3.4. Xây dựng danh mục khách hàng và chính sách khách hàng 28
1.2.3.5. Xây dựng chính sách tín dụng 29
1.2.3.6. Chấm điểm tín dụng doanh nghiệp vay vốn giúp góp phần thực hiện nguyên tắc cho vay của ngân hàng. 29
1.2.4. Ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng. 30
1.2.5. Nhân tố ảnh hưởng và điều kiện áp dụng phương pháp chấm điểm tín dụng 31
1.2.5.1. Nhân tố ảnh hưởng 31
1.2.5.2. Điều kiện áp dụng 31
Kết luận chương I 32
Chương 2. Thực trạng hoạt động chấm điểm tín dụng cá nhân và nhu cầu phát triển chấm điểm tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 33
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) và các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. 33
2.1.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 33
2.1.1.1. Sự hình thành và phát triển 33
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý rủi ro 35
2.1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2001 – 2005 37
2.1.2. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn hoạt động 42
2.2. Thực trạng việc áp dụng chấm điểm tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. 44
2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng trung dài hạn khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 47
2.3.1. Định hướng đối tượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. 47
2.3.2. Bộ sản phẩm tín dụng trung dài hạn phục vụ khách hàng DNVVN 50
2.3.3. Quy trình tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ - nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn. 51
2.3.4. Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. 56
2.3.4. Những vấn đề cần giải quyết để nâng cao chất lượng tín dụng DNVVN của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 62
Kết luận chương 2 63
Chương 3. Phát triển phương pháp chấm điểm tín dụng nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội. 64
3.1. Phương hướng hoạt đông tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội 64
3.1.1. Phương hướng chung. 64
3.1.2. Phương hướng đối với hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp trong giai đoạn 2005 – 2010 65
3.1.3. Những mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2005 -2010 66
3.1.4. Phương hướng tín dụng của Habubank vừa đặt ra yêu cầu vừa tạo điều kiện tiến hành chấm điểm tín dụng. 67
3.2. Giải pháp xây dựng bảng chấm điểm tín dụng với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. 67
3.2.1 Cơ sở dữ liệu KH DNVVN hiện có phục vụ cho xây dựng bảng chấm điểm 67
3.2.2. Đề xuất hướng xây dựng bảng chấm điểm tín dụng DNVVN tại Habubank 70
3.2.2.1. Cơ sở đi tới đề xuất. 70
3.2.2.2. Hướng xây dựng bảng chấm diểm tín dụng DNVVN tại Habubank 74
3.2.2.3. Đề xuất việc tổ chức và sử dụng kết quả chấm điểm tín dụng 76
3.2.3. Đánh giá khả năng áp dụng chấm điểm tín dụng KH DNVVN tại Ngân hàng Nhà Hà Nội 79
3.2.4. Lợi ích của việc ứng dụng chấm điểm tín dụng DNVVN có thể đạt tới. 81
3.3. Một số kiến nghị với các cơ quan hữu quan. 83
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hư công ty Hoà Bình, Công ty Xuất nhập khẩu TNT,…
Công tác kế toán ngân quỹ
Từ năm 2003 Ngân hàng đã tham gia chương trình thanh toán điện tử, thanh toán điện tử liên ngân hàng nhằm đẩy nhanh tốc độ thanh toán và xử lý khối lượng giao dịch lớn.
Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội đã ứng dụng tốt công nghệ tin học vào công tác kế toán góp phần đảm bảo thanh toán nhanh chóng, chính xác. Phối hợp tốt với trung tâm thanh toán, trung tâm công nghệ thông tin để thực hiện chưong trình nối mạng thanh toán điện tử trực tiếp với các ngân hàng bạn.
Kết quả công tác ngân quỹ năm 2005:
Tổng thu tiền mặt: 1417 tỷ đồng và 522 triệu USD
Tổng chi tiền mặt: 1411 tỷ đồng và 522 triệu USD
Trong năm đã trả tiền thừa cho khách hàng 28 món trị giá 19 triệu đồng, tiền thừa ngoại tệ được trả lại là 6,3 ngàn USD và 50 EUR
Năm 2005 ngân hàng đã bổ sung lao động kế toán và nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, nhờ đó nghiệp vụ kho quỹ thực hiện đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo an toàn kho quỹ và giảm bớt thời gian giao dịch cho khách hàng.
Kết quả kinh doanh, tài chính
Lợi nhuận trước thuế đạt 87.903 triệu đồng
Tổng tài sản đạt 6.231.554 triệu đồng
ROA đạt 21,85%, ROE đạt 1,02%
Tỷ lệ chi phí trên thu nhập là 78,81% thấp hơn mức 80,59% của năm 2004.
Kết quả tài chính được tính toán trên cơ sở đảm bảo thu đủ, chi đủ có trích lập dự quỹ xử lý rủi ro, đảm bảo quỹ tiền lương theo quy định.
Một số hoạt động khác
Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ: Được thực hiện tốt. Trong năm 2005, Ngân hàng đã tiến hành kiểm tra phúc tra 50 cuộc, qua kiểm tra phát hiện và kiến nghị các biên pháp khắc phục, chấn chỉnh kịp thời những sai sót phát sinh; công tác kho quỹ đảm bảo chính xác, an toàn. Trong năm 2005 Ngân hàng đã phục vụ 03 đoàn thanh tra của công ty kiểm toán quốc tế, kiểm toán nhà nước, và kiểm tra thực hiện chế độ thuế năm 2003 – 2004, đã tiếp thu và thực hiện nghiêm túc kế hoạch chấn chỉnh, sửa sai theo kiến nghị của đoàn thanh tra NHNN và các đoàn kiểm tra.
Công tác tin học: Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác quản trị hệ thống mạng tại Ngân hàng, đảm bảo các máy trạm hoạt động tốt, xử lý kịp thời các sự cố về đường mạng, đường truyền. Tự xây dựng một số chương trình kết nối dữ liệu từ hệ thống mạng SWIFT sang chương trình giao dịch trực tiếp để hạch toán nợ, có tự động; chương trình tự động tính phí các điện từ hệ thống SWIFT; chương trình thông tin các ngân hàng đại lý… Triển khai thực hiện tốt chương trình ứng dụng của NHNN Việt Nam như chương trình thanh toán điện tử, chương trình nối mạng thanh toán với kho bạc… Bước sang năm 2006, Ngân hàng đang tổ chức mời thầu cung cấp hệ thống phần mềm Banking mới hiện đại hơn phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng.
2.1.2. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn hoạt động
Hiện nay, Habubank có mạng lưới tập trung ở bốn tỉnh thành phố là Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, và Bắc Ninh. Đây là những địa bàn thế mạnh của Habubank. Bắt cùng nhịp với sự phát triển của nền kinh tế và thị trường mục tiêu, trên cơ sở những kết quả đã đạt được, trong giai đoạn 2006 – 2010, Habubank lên kế hoạch củng cố và mở rộng mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh (mở thêm từ 4 -8 chi nhánh và phòng giao dịch trên các địa bàn nói trên trong vòng 2 -3 năm tới). Thiết lập thêm chi nhánh tại Hải phòng (2006), Đà Nẵng (2006), Vũng Tàu (2007), và Cần Thơ (2007). Mạng lưới Habubank vào năm 2010 sẽ bao gồm Hội sở, 20 chi nhánh và 10 phòng giao dịch trong cả nước.
Như vậy, địa bàn mà Habubank lựa chọn đều là những khu vực kinh tế phát triển năng động, và tập trung nhiều nhất các DNVVN của cả nước. Nếu đến tháng 6/2005, toàn quốc đã có trên 125 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký hơn 240 nghìn tỷ đồng, đưa tổng số các doanh nghiệp lên gần 190 nghìn doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký trên 398 nghìn tỷ đồng; thì riêng Hà Nội và Hồ Chí Minh đã chiếm tới 52% số lượng doanh nghiệp thành lập mới với 50% tổng số vốn đăng ký.
Thu nhập của dân cư ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Quảng Ninh lớn nhất cả nước, do đó, mặt bằng quy mô DNVVN ở đây cũng cao nhất.
Cũng tại các địa bàn này, đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ) trong nguồn thu của ngân sách địa phương là đáng kể. Điển hình như Tp Hồ Chí Minh, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp trong tổng thu ngân sách địa phương khoảng 15%, Cần Thơ 24%, Quảng Ninh 14%. …DN nhỏ và vừa của VN đóng góp vào khoảng 25%- 26% GDP, nếu tính cả hộ kinh doanh thì khu vực HTX có nhiều hơn nữa. Chính các DNVVN đã giúp tạo nên sự ổn định trong xã hội, tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập cho đông đảo dân cư trong khu vực.
Bên cạnh những kết quả đạt được kể trên, các DNVVN trong phạm vi hoạt động của Habubank cũng như các DNVVN cả nước, vẫn có nhiều yếu điểm:
Các doanh nghiệp này thiếu thông tin về các thị trường đầu vào như: Thị trường vốn, thị trường lao động, nguyên vât liệu, thiết bị, công nghệ; thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là thị trường xuất khẩu và chưa tiếp cận được công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp còn chưa đủ năng lực để lập kế hoạch kinh doanh, phương án đầu tư, chiến lược tiếp cận thị trường nên đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để phát triển kinh doanh…Phần lớn các DNVVN có trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu, tay nghề của công nhân thấp hơn so với doanh nghiệp Nhà nước, hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ không cao, khả năng cạnh tranh yếu nên rất khó tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước và nước ngoài.
Việc hiểu biết các cơ chế chính sách pháp luật để kinh doanh còn hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân, gia đình. Các chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý phần lớn chưa qua đào tạo. Quản lý tài chính trong các DNVVN vừa không hệ thống vừa thiếu minh bạch nên số liệu báo cáo chưa phản ánh đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp…Cơ sở sản xuất của đại đa số DNVVN thường phân tán, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, thường sử dụng đất đai, nhà ở của gia đình trong khu dân cư làm mặt bằng sản xuất – kinh doanh.
Đa số các doanh nghiệp thường không đủ điều kiện để vay vốn tín chấp tại ngân hàng như: chưa có tín nhiệm với ngân hàng trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đầy đủ, đúng hạn (cả gốc và lãi), không ít doanh nghiệp lừa đảo, chây ì trả nợ; hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, không rõ ràng về sổ sách...Nhưng việc vay vốn có đảm bảo bằng tài sản cũng còn lắm gian nan.
Khi các doanh nghiệp sử dụng tài sản để thế chấp, cầm cố, bảo lãnh họ gặp phải nhiều khó khăn trong việc xử lý các thủ tục như: đăng ký quyền sở hữu tài sản; khó khăn trong việc xác định giá trị của tài sản thế chấp nhất là tài sản thế chấp là đất, nhà...
Do nhận thấy các nước Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Malaysia và thậm chí Mỹ là các nước có nền kinh tế “tăng trưởng năng động” đều do sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status