Những tác động của khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008 đến kinh tế Việt Nam - pdf 24

Link tải luận văn miễn phí cho anh em

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đất nước Việt Nam sau bao nhiêu năm đổi mới và nỗ lực cải cách, hoàn thành các mục tiêu kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển hơn trước rất nhiều, đạt được nhiều thành tựu to lớn và đã trở thành một phần của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam còn rất nhiều những mặt hạn chế, vẫn còn những tác động tiêu cực, còn tồn tại những khuyết điểm thiếu xót không thể tránh khỏi của một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam như: Sự chưa đồng bộ của thị trường tài chính, tín dụng, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả và bộ máy quản lý kinh tế vĩ mô còn non trẻ đang ngày càng bộc lộ rõ những điểm yếu kém. Nguyên nhân không chỉ trong nước mà còn bị tác động bởi nhiều nước trên thế giới. Nhất là cuộc khủng hoảng của Mỹ năm 2008 đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế toàn cầu.
Để chống đỡ sức tàn phá khủng khiếp của “cơn bão” khủng hoảng tài chính của Mỹ và toàn cầu kéo theo suy thoái kinh tế thế giới. Có thể nói trước mắt Việt Nam đang có một giai đoạn rất khó khăn.
Chính vì lý do đó mà em chọn đề tài: “Những tác động của khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008 đến kinh tế Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp của mình để tìm hiểu và phần nào hiểu được những vấn đề đang được đặt ra.
2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của khoá luận là tìm hiểu, phân tích, đánh giá một cách tương đối có hệ thống tác động khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008 đến kinh tế Việt Nam. Từ đó đưa ra được các giải pháp và rút ra được các bài học kinh nghiệm cụ thể, để phát triển và giữ vững được ổn định kinh tế chính trị trong nước.
Nhiệm vụ chủ yếu của khoá luận:
- Khái quát những nguyên nhân và diễn biến của khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008 đến nay.
- Đánh giá những tác động của khủng hoảng kinh tế Mỹ tới nền kinh tế Việt Nam.
- Một số giải pháp nhằm khắc phục những điểm thiếu sót đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm để phát triển bền vững và ổn định.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Bài khoá luận luôn tuân thủ theo các phương pháp luận cơ bản của duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp logic. Ngoài ra bài khoá luận còn sử dụng tất cả các phương pháp để nghiên cứu như là đối chiếu, thống kê, phân tích, tổng hợp.
4. Kết cấu của khoá luận.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận. Khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát sự khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ và tình hình của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng.
Chương 2: Những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ đến nền kinh tế Việt Nam.
Chương 3: Những giải pháp nhằm khắc phục khủng hoảng, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm để phát triển và giữ vững sự ổn định nền kinh tế Việt Nam.

CHƯƠNG 1:
Khái quát sự khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ và tình hình của nền kinh tế Việt Nam.
1.1. Khái niệm và bản chất của khủng hoảng kinh tế.
1.1.1. Khái niệm về khủng hoảng kinh tế.
Khủng hoảng kinh tế, là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế. Một định nghĩa khác với cách hiểu ngày nay là trong học thuyết Kinh tế chính trị của Mác_Lênin. Từ ngữ này chỉ khoảng thời gian biến chuyển rất nhanh sang giai đoạn suy thoái kinh tế. Suy thoái kinh tế có thể liên quan tới sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hay ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kỳ đình lạm.
Nhiều nhà quan sát sự áp dụng của học thuyết Marx cho rằng tự bản thân Karl Marx không đưa ra kết luận cuối cùng về bản chất của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản. Thực vậy, những nghiên cứu của ông gợi ý nhiều lý luận khác nhau mà tất cả chúng đều gây tranh cãi. Một đặc điểm chủ yếu của những lý luận này là khủng hoảng không phải ngẫu nhiên mà nó bắt nguồn từ bản chất của chủ nghĩa tư bản với vai trò là một hình thái xã hội. Marx viết, “cản trở của nền sản xuất tư bản chính là tư bản”.
Những lý luận này bao gồm:
• Xu hướng suy giảm tỷ suất lợi nhuận. Tích tụ tư bản gắn liền xu hướng chung của mức độ tập trung tư bản. Điều này tự nó làm giảm tỷ suất lợi nhuận rồi kìm hãm chủ nghĩa tư bản và có thể đưa đến khủng hoảng.
• Tiêu thụ dưới mức. Nếu giai cấp tư sản thắng thế trong cuộc đấu tranh giai cấp với mục đích cắt giảm tiền lương và bóc lột thêm lao động, nhờ đó tăng tỷ suất giá trị thặng dư, khi đó nền kinh tế tư bản đối mặt với vấn đề thường xuyên là nhu cầu tiêu dùng không tương xứng với quy mô sản xuất và tổng cầu không tương xứng với tổng cung.
• Sức ép lợi nhuận từ lao động. Tích tụ tư bản có thể đẩy nhu cầu thuê mướn tăng lên và làm tăng tiền lương. Nếu tiền lương tăng cao sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận và khi đạt đến một mức độ nhất định sẽ gây ra suy thoái kinh tế.
Về mặt lý luận, ít nhất những quan điểm trên không mâu thuẫn với nhau và có thể đóng vai trò là những nội dung trong một học thuyết tổng hợp về khủng hoảng kinh tế.
1.1.2. Bản chất của khủng hoảng kinh tế.
Bản chất của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đó là sự đổ vỡ của sự mất cân bằng ở tất cả các thị trường hiện hữu từ thị trường tài chính, đến thị trường sản xuất kinh doanh, đến thị trường lao động.
Khi làn song đầu tư vào các thị trường tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là làn sóng tăng lên của các thị trường phi sản xuất, như thị trường tài chính, thị trường địa ốc, thị trường ngoại tệ…tính ảo của thị trường sẽ xuất hiện. Nghĩa là người mua ở đây không còn là người “tiêu thụ” sản phẩm mà chủ yếu là những nhà đầu cơ, kể cả trong thị trường sản xuất cũng mang nặng tính đầu cơ. Quá trình này đã làm cho các thị trường bành trướng mau lẹ, tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) tăng lên nhanh chóng, cho đến lúc sự mất cân bằng tăng lên đỉnh điểm và thị trường không thể tiếp tục chứa đựng những hàng hoá - dịch vụ mà nó phải chứa đựng, cũng như sự mất cân đối đã đạt mức quá sức chịu đựng của thị trường và phải đi đến sự sụp đổ.
Không thể nói khủng hoảng tài chính kéo theo suy thoái kinh tế toàn cầu. Mà khủng hoảng tài chính là cái bắt đầu của suy thoái kinh tế toàn cầu. Vì rằng trong nền kinh tế hiện đại đầu cơ tài chính chiếm một khối lượng giá trị cao nhất, và mọi hoạt động của các thị trường khác đều chịu sự chi phối của thị trường tài chính.
Khủng hoảng kinh tế có những tác động mạnh mẽ và không giới hạn biên giới. Những ảnh hưởng cơ bản của nó có thể được đề cập đến rất nhiều hình thức: Suy giảm kinh tế (tức là tốc độ tăng trưởng chậm lại, không tăng trưởng) hay suy thoái (tức là tăng trưởng âm). Hậu quả của khủng hoảng kinh tế được thể hiện ra như gia tăng tình trạng thất nghiệp, suy giảm thu nhập, hàng hoá không bán được, ngân sách sụt giảm, an sinh xã hội bị sụt giảm, v.v.. Tuy nhiên, đối với những người bình thường và không có chuyên môn sâu về kinh tế học, việc hiểu rõ bản chất của khủng hoảng kinh tế thực sự là một thách thức.
Để tìm hiểu một cách đơn giản về khủng hoảng kinh tế, chúng ta có thể sử dụng mô hình đơn giản trong kinh tế học để thể hiện nền kinh tế.
Trong mô hình này, nền kinh tế chỉ bao gồm hai chủ thể là doanh nghiệp và hộ gia đình. Doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho hộ gia đình và ngược lại, hộ gia đình cung cấp cho doanh nghiệp sức lao động. Đó là vòng xoay kinh tế.


download...

Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là gì ?
lý luận về khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản những tác
Tiểu luận Khủng hoảng kinh tế - Hậu quả và cách khắc phục
Khủng hoảng kinh tế chu kỳ là một điều tất yếu, nhưng nếu
vi sao viet nam thoat khoi khung hoang kinh te
Tiểu luận Khủng hoảng kinh tế Argentina (1999 - 2002)
Tiểu luận Khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á 1997 và
Chuyên đề Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và biện pháp kiềm
Tiểu luận Những tác động của khủng hoảng kinh tế đến thị
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ CHÂU Á VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Khủng hoảng kinh tế hiện nay: Phân tích và khuyến nghị từ lý
Xuất khẩu lao động của Việt Nam trước và sau khủng hoảng kinh tế
Tiểu luận: TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008 ĐẾN CÁN
Tái cấu trúc lại nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam sau khủng
Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay
Tham luận Đánh giá tổng quan vê tình hình kinh tế thế giới
Khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á và những tác động
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status