Vận dụng dạy học khám phá bằng các mô hình quy nạp đối với dạy học khái niệm, Hình học không gian lớp 11 (Ban cơ bản) - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Toán) -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của phương pháp dạy học khám phá. Nghiên cứu thiết kế một số tình huống dạy học khái niệm có vận dụng dạy học khám phá trong chương trình Hình học không gian lớp 11 THPT ( Ban cơ bản): Mô hình quy nạp, các khái niệm, định lý hình học không gian lớp 11. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

1.Tên đề tài
2.Lí do chọn đề tài
3.Mục tiêu nghiên cứu
4.Phạm vi nghiên cứu
5.Mẫu khảo sát
6.Câu hỏi
7.Giả thuyết nghiên cứu
8.Phương pháp nghiên cứu
9. Dự kiến luận cứ
10. Cấu trúc luận văn
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Phương pháp dạy học tích cực
1.1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học tích cực
1.1.2. Phương pháp dạy học tích cực
1.2. Dạy học khám phá
1.2.1. Quan niệm về dạy học khám phá
1.2.2. Đặc điểm của dạy học khám phá
1.2.3. Bản chất của dạy học khám phá
1.2.4. Ưu điểm, hạn chế của dạy học khám phá
1.2.5. Các kiểu dạy học khám phá
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1.Tìm hiểu thực tiễn dạy học nội dung Hình học không gian lớp 11
1.3.2. Tìm hiểu thực tiễn về tình hình học, khó khăn của học sinh khi
học Hình học không gian
1.4. Kết luận chương 1
Chƣơng 2: THIẾT KẾ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH
TRONG CHƢƠNG TRÌNH HÌNH HỌC KHÔNG GIAN LỚP 11
BẰNG DẠY HỌC KHÁM PHÁ
2.1. Vị trí và yêu cầu của việc dạy học khái niệm
2.2. Dạy học khái niệm theo các mô hình qui nạp
2.2.1 Qui nạp khoa học
2.2.2. Các mô hình dạy học khái niệm theo con đường qui nạp
2.3.Thiết kế một số tình huống dạy học khái niệm theo mô hình qui
nạp
2.3.1. Dạy học khái niệm mở đầu, tính chất thừa nhận của Hình học
không gian
2.3.2. Dạy học khái niệm giao tuyến của hai mặt phẳng
2.3.3. Dạy học khái niệm hai đường thẳng chéo nhau
2.3.4. Dạy học khái niệm hình chóp
2.3.5. Dạy học khái niệm hình lăng trụ
2.3.6. Dạy học khái niệm sự đồng phẳng của ba vectơ trong không
gian.
2.3.7. Dạy học khái niệm đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
2.3.8. Dạy học khái niệm đường vuông góc chung của hai đường
thẳng chéo nhau
2.3.9. Giáo án bài “ Phép chiếu vuông góc. Góc giữa đường thẳng và
mặt phẳng”
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm
3.1.1.Mục đích của thực nghiệm sư phạm
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm
3.2. Phương pháp thực nghiệm
3.3. Nội dung của thực nghiệm

3.3.2. Tổ chức thực nghiệm
3.3.3. Nội dung giáo án thực nghiệm
3.4. Kết quả thực nghiệm
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây chúng ta đã chú trọng đổi mới phương pháp
dạy học Toán nhưng chưa đi vào thực chất, chưa có chiều sâu và chưa triệt để
chỉ mới dừng lại ở việc cải tiến phương pháp dạy học truyền thống bằng cách
sử dụng các câu hỏi tái hiện, các câu hỏi nêu vấn đề. Trong quá trình giảng
dạy chúng ta chú ý nhiều đến việc truyền thụ khối lượng kiến thức, chưa chú
trọng đến cách dẫn dắt học sinh thông qua các kiến thức được truyền thụ mà
khám phá các điều mới mẻ.
Dạy học khám phá đã được nghiên cứu và áp dụng ở các bậc học tại
nhiều nước trên thế giới từ đầu Thế kỉ 20. Phương pháp dạy học này đã phát
huy được tính chủ động, tư duy sáng tạo và khả năng ghi nhớ của học sinh
trong quá trình học tập, tăng thêm hứng thú học tập với người học; giúp học
sinh phát triển các kĩ năng tư duy.
Qua thực tế giảng dạy tại trường THPT Phan Đăng Lưu- Kiến An- Hải
Phòng, tui nhận thấy rằng học sinh ngại học, không hứng thú với môn Hình
học không gian, thậm chí phần đông học sinh thấy chán, uể oải, chất lượng
học tập thấp. Vậy câu hỏi đặt ra là: “ Vì sao học sinh ngại học, không chú ý
tới môn học này ? Để kích thích hứng thú của học sinh với môn học này ta
cần làm như thế nào? Vận dụng dạy học khám phá vào giảng dạy các
khái niệm, định lí hình học không gian có tác động như thế nào đến hứng thú
học tập của học sinh ?
Với những lí do trên tui chọn đề tài “Vận dụng dạy học khám phá
bằng các mô hình quy nạp đối với dạy học khái niệm, hình học không gian
lớp 11 ( Ban cơ bản)” nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh THPT
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của phương pháp dạy học khám
phá
- Thiết kế một số tình huống dạy học khái niệm có vận dụng dạy học
khám phá trong chương trình Hình học không gian lớp 11 THPT ( Ban cơ
bản).
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và kết
quả của đề tài.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu một số khái niệm, định lí Hình học không gian lớp 11
THPT.
- Xem xét việc áp dụng khám phá bằng các mô hình quy nạp dạy khái
niệm Hình học không gian lớp 11.
4. Mẫu khảo sát
Học sinh 11B1, 11B2, 11B3, 11B4 trường THPT Phan Đăng Lưu
Kiến An-Hải Phòng
5. Câu hỏi
Việc vận dụng phương pháp khám phá bằng các mô hình quy nạp vào
dạy các khái niệm Hình học không gian 11 có tác dụng như thế nào đối với
hứng thú học tập của học sinh ?
6. Giả thuyết khoa học
Khi dạy các khái niệm, định nghĩa các nội dung Hình học không gian
11 bằng cách sử dụng dạy học khám phá bằng các mô hình quy nạp thì sẽ
kích thích, tạo ra nhiều hứng thú học tập từ đó góp phần nâng cao hiệu quả,
chất lượng học tập cho học sinh.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu lí luận liên quan đến phương pháp dạy học .
- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách nâng
cao có liên quan đến chủ đề hình học không gian.
- Điều tra, quan sát tìm hiểu thực tiễn việc dạy và học Hình học không
gian 11 hiện nay
- Thực nghiệm sư phạm, tổ chức dạy một số giáo án đã soạn theo
hướng của đề tài nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
8. Dự kiến luận cứ
- Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường THPT
- Dạy học khám phá là một trong các phương pháp dạy học tích cực
- Cách thức tổ chức dạy học khám phá.
- Dạy học khám phá các khái niệm theo mô hình quy nạp giúp học sinh
phát triển năng lực trí tuệ như so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa... thuận
lợi cho việc hoạt động tích cực của học sinh
9. Cấu trúc Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo và mục lục, luận văn trình bày trong ba chương:
- Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
- Chương 2. Thiết kế một số tình huống điển hình trong
chương trình Hình học không gian lớp 11 bằng dạy học khám phá.
- Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.


gJbWlM65a18yx59

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status