Dạy học phân hóa phần dẫn xuất của Hidrocacbon nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh trung học phổ thông - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, để tránh nguy cơ bị tụt hậu về kinh tế và khoa học công nghệ thì
việc cấp bách là phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Cùng với việc thay đổi về
nội dung cần có thay đổi căn bản về phương pháp dạy học. Luật giáo dục năm 2005
Chương II mục 2 Điều 25 có ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của HS phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng
thú học tập cho học sinh”.
Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan
trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người
tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù phải
khó khăn con người cũng vẫn cảm giác thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong
hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy, hứng thú
đối với các bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em [26].
Thực trạng học tập của học sinh Trung học phổ thông (THPT) hiện nay, bên
cạnh những học sinh vui thích, đam mê với việc học tập thì cũng có một bộ phận
không nhỏ các em không thích học, chán học, nguyên nhân là do mất hứng thú học
tập. Tình trạng chán học, không thích học do mất hứng thú học này đã ảnh hưởng
không nhỏ tới kết quả học tập của các em nói riêng và chất lượng giáo dục ở bậc
THPT nói chung. Và đặc biết đối với lứa tuổi THPT -lứa tuổi đang chuẩn bị bước
vào bước ngoặt lớn nhất của cuộc đời là thi đại học thì việc mất hứng thú học tập
làm cho các em mất động lực học tập, điều này có có ảnh hưởng lớn tới tương lai
của các em.
Hứng thú học tập môn học còn phụ thuộc vào mục đích học tập của HS. Với
môn Hóa học, HS THPT nói chung thường gặp khó khăn vì vốn kiến thức Hóa học ở
THCS thường quá mỏng và thiếu chắn chắn do đó nhiều HS không hứng thú học tập.
Càng lên cao, các em đã có sự định hướng thi tuyển sinh đại học thì sự hứng thú học
tập môn Hóa học bị phân hóa rõ rệt, không hẳn vì các em không thích môn Hóa học
mà do thấy khó khăn khi học tập môn này. Vì vậy, việc nâng cao hứng thú học tập
môn Hóa học cho HS ngay từ những năm mới vào học THPT là rất cần thiết.
Dạy học đề cao vai trò chủ thể hoạt động của học sinh trong học tập là yêu cầu
cấp bách của sự nghiệp giáo dục hiện nay và phù hợp với xu hướng phát triển của
giáo dục trên thế giới. Trong dạy học, để phát huy vai trò chủ thể của tất cả các học
sinh trong lớp, chúng ta cần đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa đồng loạt và phân
hóa. Khi đó, tất cả học sinh tiếp thu kiến thức phù hợp với khả năng của bản thân -
cái được gọi là tính vừa sức. Tâm lí học đã chứng minh rằng sự phát triển của
những con người dù ở cùng lứa tuổi là hoàn toàn không giống nhau. Chính vì vậy
mà khả năng nhận thức của các em HS cũng hoàn toàn khác nhau. Trong khi đó
hiện nay đa số các giờ dạy vẫn được tiến hành đồng loạt, áp dụng như nhau cho mọi
đối tượng học sinh, các câu hỏi, bài tập đưa ra cho mọi đối tượng học sinh đều có
chung một mức độ khó-dễ. Do đó, không phát huy được tính tối đa năng lực cá
nhân của học sinh, chưa kích thích được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức và chưa khuyến khích, động viên học sinh tự tin
vào năng lực học tập của bản thân, dẫn đến chất lượng giờ dạy không cao, chưa đáp
ứng được mục tiêu giáo dục [1], [2].
Hoá học hữu cơ là một lĩnh vực mới và trừu tượng đối với HS THPT. Hơn
nữa, trong chương trình Hóa học THPT, phần Dẫn xuất của Hiđrocacbon chiếm một
thời lượng tương đối lớn và phức tạp nên việc nắm vững lí thuyết và vận dụng vào
làm bài tập đối với HS là rất khó khăn. HS gặp không ít lúng túng, sai sót khi làm
bài tập. Phần dẫn xuất Halogen đã được giảm tải nhưng hai loại dẫn xuất quan trọng
là Ancol và Axit cacboxylic với nhiều tính chất hóa học rất cần được củng cố vì nó
rất cần cho học sinh trong việc rèn luyện các thao tác tư duy cũng như phục vụ thi
tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Nếu các giờ dạy vẫn được tiến hành đồng loạt, áp dụng như nhau cho mọi
đối tượng học sinh, các câu hỏi, bài tập đưa ra cho mọi đối tượng học sinh đều có
chung một mức độ khó - dễ thì có thể sẽ không phát huy được khả năng tư duy sáng
tạo của học sinh khá, giỏi, trong khi đó học sinh yếu, kém thì sẽ không nắm được
kiến thức và hình thành được kỹ năng cơ bản.

Từ thực tế đó, trong khâu chuẩn bị giáo án cũng như trong khi tiến hành tổ
chức các hoạt động dạy học, mỗi giáo viên phải làm thế nào để tác động đến từng cá
nhân học sinh với những đặc điểm khác nhau về năng lực, sở thích, nhu cầu sao cho
phát huy được tối đa khả năng của bản thân mỗi học sinh trong học tập. Nhằm khắc
phục một phần những hạn chế của dạy học đồng loạt, đồng thời mang lại hứng thú
cho học sinh trong quá trình học tập, nâng cao chất lượng dạy và học cho các đối
tượng học sinh trong một lớp học, chúng tui đã quyết định chọn đề tài “Dạy học
phân hóa phần dẫn xuất của hiđrocacbon nhằm nâng cao hứng thú học tập môn
Hóa học cho học sinh Trung học phổ thông’’.
2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng dạy học phân hóa trong giảng dạy phần dẫn xuất của hiđrocacbon -
chương trình Hóa học THPT - nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Hóa học góp
phần nâng cao chất lượng học tập cho các đối tượng học sinh trong cùng một lớp học.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Tổng quan cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu về dạy học Hóa
học theo quan điểm dạy học phân hóa.
Thứ hai: Khảo sát thực trạng dạy học phân hóa trong dạy Hóa học tại một
số trường THPT của Hải Phòng.
Thứ ba: Tuyển chọn, xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập phân hóa
chương “Dẫn xuất Halogen - Ancol - Phenol”, chương “Anđehit - Xeton - Axit
cacboxylic” - Hóa học 11 THPT.
Thứ tư: Sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập phân hóa trong giảng dạy
chương “Dẫn xuất Halogen - Ancol - Phenol”, chương “Anđehit - Xeton - Axit
cacboxylic” Hóa học 11 THPT.
Thứ năm: Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính hiệu quả của đề tài.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là quá trình dạy học hoá học ở trường THPT.
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống lý thuyết và bài tập phân hóa môn Hóa học
và việc tổ chức dạy học phân hóa thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập đó.
5. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau:

XrWaXiCf5ZRo0oa

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status