Công Nghệ Sản Xuất Và Ứng Dụng Của Tảo Spirulina Platensis - pdf 25

Chia sẻ cho anh em Ket-noi


1. Nguồn gốc.
Hiện diện trên trái đất từ khoảng 3,5 tỉ năm về trước, tảo Spirulina là loại gen của sinh vật cổ xưa hiếm hoi còn sót lại.

Năm 1964, Brandily - một nhà nhân chủng học người Pháp là người đầu tiên phát hiện ra tảo S.platensis trong lần khảo sát sự đa dạng sinh học tại vùng hồ ở Tchad (Châu Phi). Dân địa phương quanh thị trấn Fort, Lamy nay là nước Cộng hòa Chad, Châu Phi vẫn ăn một thức ăn gọi là “Dihe”. Họ làm “Dihe” từ những váng màu xanh nổi trên mặt nước hồ Tchad. Họ thu vớt và phơi khô chúng trên cát dưới ánh sáng mặt trời rồi đập nhỏ đem bán. Các nhà khoa học đã rất bất ngờ khi người dân ở đây rất cùng kiệt nhưng già trẻ lớn bé ai cũng khỏe mạnh cường tráng.


S.platensis được làm khô nhờ cát.
Dangeard-Một nhà nghiên cứu người Pháp đã xác định thành phần chính của “Dihe” là loại tảo xoắn Athrospira (=Spirulina) platensis.

Ở Việt Nam, giống đư¬ợc nghiên cứu đầu tiên, lưu giữ ở Viện sinh vật học, là S. platensis (Gom) Geitler do Pháp cung cấp. Cũng theo khảo sát của viện này, ở nước ta đã thấy 10 loài Spirulina. Các loài Spirulina trên sống tự nhiên trong ao, hồ, ruộng lúa, sông ngòi, đơn độc hay kết thành đám trên mặt nước. Đặc biệt khoảng giữa năm 1994, S. platensis phát triển mạnh ở hồ Bảy Mẫu (Hà Nội), có thể vớt được rất nhiều tảo khô mỗi ngày nắng hè.

2. Vị trí, phân loại và gọi tên














Spirulina platensis





Phân loại khoa học

Ngành Cyanophyta
Lớp Hormogoniophyceae
Bộ Oscillatoriales
Họ Oscillatoriaceae
Chi Spirulina

Spirulina do nhà nghiên cứu người Đức, Deurben đặt tên năm 1827, trên cơ sở hình thái đặc trưng nhất là dạng sợi xoắn ốc của tảo. Sau này nó được các chuyên gia phân loại học thống nhất tên khoa học đầy đủ: ngành Cyanophyta (thực vật lục - lam), lớp Hormogoniophyceae, bộ Oscillatoriales (tảo tràng hạt), họ Oscillatoriaceae, chi Spirulina (tảo xoắn).
Chi Spirulina có nhiều loài (35 loài) đã được phát hiện, hai loài có nguồn gốc châu Phi và Nam Mỹ là: S.geitleri (S.maxima) và S. platensis được nghiên cứu đầu tiên, nhiều nhất.
Trong cách phân loại, đặt tên khoa học thường các đặc tính quan trọng nhất về hình thái, kiểu dinh dưỡng, tế bào học và cấu trúc gen di truyền được biểu đạt ngắn gọn nhất. Tên Spirulina do gốc từ Latinh và Anh ngữ “Spiral” có nghĩa là “xoắn”, do tảo này có dạng tiêu biểu nhất là sợi xoắn ốc, nên còn gọi là tảo xoắn, hay tạo dạng xoắn. Người Nhật Bản chuyển từ “tảo xoắn” thành rasenmo, tương tự người Pháp gọi là Spirulines. Ở Việt Nam nó cũng có nhiều tên gọi: vi tảo Spirulina, tảo xoắn xanh, tảo lục - lam, nhưng tên Spirulina vẫn thông dụng nhất.
Trong cách phân loại mới hiện nay tảo Spirulina được xếp vào ngành vi khuẩn (Bacteriophyta), trên các ngành tảo khác, thay cho xếp chung vào ngành tảo như cũ, lý do của sự thay đổi hợp lý này là các nghiên cứu (những năm 1970 - 1980), thấy các tảo lam có nhiều đặc điểm chung với vi khuẩn như: nhân chưa hoàn chỉnh (tiền nhân), nhân chưa có màng, không có ty thể và lục lạp… Tên mới dần thông dụng của Spirulina là vi khuẩn lục lam Spirulina.
Do đặc điểm có thể di động được trong môi trường nước, Spirulina còn đ¬ược gọi là phiêu sinh vật (Spirulina plankton - thực vật trôi nổi, phiêu sinh). Tên gọi mô tả này nhằm phân biệt với động vật phiêu sinh, di động thực sự với cơ quan chuyên biệt: tiêm mao của vi khuẩn, vây của cá.






3. Môi trường sống
+ S. platensis là sinh vật phiêu sinh (Plankton) sống tự do (free living organism) trong nước kiềm, giàu khoáng chất.
+ Các vi phiêu sinh này lơ lửng ở độ sâu có thể tới 50 cm,và trong môi trường nhân tạo thường nuôi ở mức nước 10-30 cm(nuôi hồ hở), hay có thể trong hồ đáy sâu 1-1,5 m (sục khí) phải đảm bảo tảo nhận nhận được ánh sáng.
+ Trôi nổi trong nước và nhu cầu ánh sáng là 2 đặc điểm ràng buộc lẫn nhau, hỗ trợ nhau, rất quan trọng trong công nghệ nuôi trồng tảo.

4. Phân bố:
+ S. platensis sống trong môi trường ưa kiềm (pH: 8,5-9,5). Trong tự nhiên, chúng sống trong các hồ, suối khoáng ấp áp.
+ Tảo có phạm vi phân bố rộng:
 Châu Phi: Tchad, Congo, Ethiopia, Kenya, Nam phi, Ai cập, Tanzania, Zambia.
 Châu Mỹ: Hoa kỳ, Peru, Uruguay, Mexico.
 Châu Á: Ấn độ, Paskistan, Srilanka, Việt nam.
 Châu Âu: Nga, Ukraina, Hungarie…
+ Một loài spirulina có thể xuất hiện ở nhiều quốc gia, có khi những nơi đó cách nhau tới nữa vòng trái đất như: loài S.platensis. Nguyên nhân có thể là:
 Tự nhiên: một số loài chim ăn tảo spirulina như Phoeniconaiasminor (ở châu mỹ). Do đó tảo đã bám vào lông vũ loài chim này, rồi dựa vào sự di cư của chúng để phát tán nòi giống.
 Con người: đem tảo đi sản xuất ở nhiều nơi trên thế giới để phục vụ cho nhu cầu của con người.

5. Hình dạng, kích thước và cấu tạo tế bào của Spirulina platensis

Hình dạng của Spirulina chỉ thấy rõ khi quan sát dưới kính hiển vi. Đó là những sợi tảo có màu xanh lục lam, xoắn kiểu lò xo, với các vòng xoắn khá đều nhau, nhưng ở cuối hai đầu sợi thường hẹp, mút lại, kích thước khoảng 0,25 mm. Đây là dạng chuẩn nhất. Tuy vậy theo những quan sát và đối chiếu với các tài liệu, thì tùy chu kỳ sinh dưỡng phát triển (cường độ ánh sáng, nhiệt độ môi trường)... mà hình dạng có thể xoắn kiểu chữ C, S... Sợi tảo không phân nhánh, không có bao và không có dị bào. Các dạng này có chiều dài rất thay đổi, ngay trong một dạng, chiều dài mỗi sợi cũng khác nhau, ví dụ sợi uốn sóng có thể dài 5 - 7 nếp gấp, cũng có thể đến 27 nếp gấp.Hiện tượng biến dạng nói lên khả năng thích nghi với môi trường mà vi sinh vật cổ xưa này có được qua hàng triệu năm tiến hóa chọn lọc tự nhiên. Dạng xoắn thường giữ được trong phòng nghiên cứu, sang môi trường nuôi đại trà, nó thường biến thành dạng thẳng, tỷ lệ xoắn - thẳng khoảng 15 - 85.



d1qrwB9720osIi8

Bước đầu thử nghiệm sản xuất kẹo dẻo có bổ sung tảo spirulina
Nghiên cứu các điều kiện nuôi cấy thu sinh khối và các phương pháp
Cấu tạo, thành phần hóa học và ứng dụng của rong biển trong
Bài giảng Công nghệ xử lý nước thải CXNT-M3226A Hồ sinh học
Đường cong elliptic và ứng dụng của đường cong elliptic
Nuôi thu sinh khối tảo Nannochloropsis oculata và dùng các
Nghiên cứu ứng dụng bột trà xanh matcha trong sản xuất thực phẩm

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status