Chính sách thuế xăng dầu tại Việt Nam - Lý luận và thực tiễn - pdf 25

Chia sẻ cho các bạn link tải luận văn thuế


PHẦN MỞ ĐẦU
--------------
1/ Lý do chọn đề tài
Sự hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải có nhiều nỗ lực
trong việc cải cách chính sách thuế, đặc biệt là chính sách thuế xăng dầu. Bởi lẽ, chính
sách này liên quan đến nhiều mặt kinh tế - xã hội, không những đến nguồn tài chính
công, kích thích tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần ổn định kinh tế vĩ mô nền kinh
tế - xã hội.
Xăng, dầu là mặt hàng thiết yếu và rất quan trọng. Vì vậy, mỗi quốc gia đều xây
dựng một chính sách thuế xăng dầu sao cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội với
quốc gia của mình. Mọi sự thay đổi về thuế xăng dầu sẽ làm cho giá xăng dầu biến
động, chắc chắn các mặt hàng khác sẽ biến động theo, từ đó gây tác động đến tính ổn
định của nền kinh tế và tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh
xăng dầu và đời sống của người dân, vì vậy chính sách thuế xăng dầu đang không chỉ
là mối quan tâm của các nhà hoạch định kinh tế vĩ mô, của các nhà nghiên cứu mà còn
của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Việt Nam tuy là nước có dầu mỏ nhưng lại phải nhập khẩu gần như 100% các sản
phẩm xăng, dầu để phục vụ nhu cầu trong nước. Điều này khiến thuế xăng dầu phụ
thuộc chặt chẽ vào giá xăng dầu thế giới, làm cho giá xăng dầu không ngừng biến
động mạnh gây khó khăn cho các doanh nghiệp lẫn người dân tiêu dùng, đôi khi còn
làm cho tình trạng lạm phát tăng cao. Bên cạnh đó, chính sách thuế xăng dầu tại Việt
Nam còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp đầu mối kinh doanh
xăng dầu lợi dụng vào đó, để trốn thuế, gian lận thuế xăng dầu gây thất thu cho ngân
sách Nhà nước. Mặt khác, do giá xăng dầu tại Việt Nam thấp hơn giá xăng dầu của các
nước có chung đường biên giới nên xảy ra tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên của
một số đối tượng, làm cho ngân sách Nhà nước bị thất thu, gây rối loạn tình hình kinh
tế - xã hội.
Với lý do đó, trong luận văn tốt nghiệp cử nhân luật của mình, người viết xin gửi
đến quý thầy cô, cùng các bạn sinh viên cái nhìn tổng quát về thuế xăng dầu ở nước ta
hiện nay, thông qua đề tài được mang tên “Chính sách thuế xăng dầu tại Việt Nam -
Lý luận và thực tiễn”.

2/ Mục đích, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Vấn đề cơ bản mà người viết mong muốn giải quyết trong đề tài này là tìm hiểu
và phân tích chính sách thuế xăng dầu tại Việt Nam hiện nay. Thông qua việc nghiên
cứu, người viết cũng đề ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế xăng dầu
tại Việt Nam, sao cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và phù hợp
với thông lệ quốc tế mà Việt Nam ký kết.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách thuế xăng dầu và hoạt động trốn
thuế, gian lận thuế xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng như tình
trạng buôn lậu xăng, dầu của một số đối tượng. Vì vậy, trong đề tài người viết sẽ tập
trung vào các sự kiện đã được công bố trên phương tiện truyền thông đại chúng, trong
giới hạn các ví dụ thực tế tìm thấy.

3/ Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở áp dụng nghiên cứu các phương pháp tổng
hợp, thống kê, quy nạp, diễn dịch, kết hợp với phương pháp phân tích các nguồn dữ
liệu thu thập được trong nước, kham thảo ý kiến của các chuyên gia luật học, tài chính.
Các nghiên cứu về chính sách thuế xăng dầu tại Việt Nam trong luận văn này sẽ được
xem xét trước hết trên cơ sở lý thuyết, sau đó sẽ được đối chiếu, kiểm nghiệm thực tế
trước khi khái quát thành các nhận định làm cơ sở cho việc đưa ra các kết luận và các
giải pháp xử lý cụ thể.

4/ Nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được thể hiện ở 3 chương:
Chương 1: Những lý luận chung về thuế xăng dầu
Chương 2: Thực trạng và tác động của thuế xăng dầu tại Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế xăng
dầu tại Việt Nam
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ XĂNG DẦU
Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu là một xu thế tất yếu hiện nay mà mỗi quốc gia
trên thế giới đều mong muốn, tuy nhiên mức độ hội nhập như thế nào còn tùy thuộc
vào mỗi quốc gia sử dụng công cụ thuế của mình như thế nào để điều tiết vĩ mô nền
kinh tế nhằm thích ứng với quá trình hội nhập đó, trong đó có thể nói đến chính sách
thuế xăng dầu. Chính sách thuế xăng dầu là một bộ phận trọng tâm của chính sách tài
chính quốc gia, liên quan đến việc huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính của xã
hội. Do tính chất đặc biệt của hàng hóa xăng dầu, các quốc gia có các chính sách thuế
và chiến lược về việc tiêu thụ và sản xuất. Đối với Việt Nam, xăng dầu là mặt hàng
đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng, an ninh
năng lượng quốc gia vì vậy thuế xăng dầu đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết
giá cả của mặt hàng này và các hàng hóa khác. Tại Việt Nam, xăng dầu phần lớn
thường do các doanh nghiệp Nhà nước làm đầu mối nhập khẩu và phân phối. Vì vậy,
các doanh nghiệp này thường mang tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào việc bù giá của
Chính phủ và không hoàn thành nghĩa vụ thuế đúng thời hạn, từ đó dẫn đến nhiều hệ
lụy trong việc quản lý thuế và thu thuế xăng dầu. Bên cạnh đó là tình trạng buôn lậu
xăng dầu vẫn còn tiếp diễn và thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn, gây thất thu cho ngân
sách Nhà nước, làm cho thuế xăng dầu có những điều chỉnh không hợp lý ảnh hưởng
đến giá cả xăng dầu, gây mất quyền lợi cho người tiêu dùng, ảnh hưởng tiêu cực đến
nền kinh tế quốc gia. Do đó, thuế xăng dầu đang là bài toán khó, cần có lời giải hợp lý
từ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng để có được sự điều chỉnh hợp lý.
Vậy xăng dầu là gì? Thuế xăng dầu là gì? Thuế xăng dầu gồm các loại thuế nào? Có
những đặc điểm gì đặc biệt và có vai trò như thế nào? Để làm rõ những vấn đề này,
trong chương 1 luận văn người viết xin giới thiệu cơ bản về thuế xăng dầu, cũng như
kinh nghiệm trong việc quản lý thuế xăng dầu của một số quốc gia trên thế giới.
1.1. Khái niệm thuế xăng dầu
1.1.1. Khái niệm xăng dầu
Năm 1859, dòng chất lỏng màu đen lần đầu tiên được khai thác ở Hoa Kỳ, từ loại
chất lỏng kỳ diệu này, người ta đã điều chế ra hàng loạt các sản phẩm phục vụ cho mọi
mặt của đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt trong ngành công nghiệp năng lượng. Kể từ
lúc đó, nhân loại biết rằng đây sẽ là loại tài nguyên ảnh hưởng sâu rộng đến toàn thế
giới. Nó được gọi là dầu mỏ.
1

Xăng dầu là một trong những sản phẩm được chế biến từ dầu mỏ. Từ khi được
phát hiện tới nay, xăng dầu vẫn giữ vị trí độc tôn trong các nguồn năng lượng trên thế

whMsFM7fw3Ix0c3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status