Liều bệnh nhân trong chẩn đoán X-quang bằng máy chụp cắt lớp vi tính CT - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỞ ĐẦU
Theo khảo sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế IAEA năm 2008, mỗi
ngày trên thế giới có hơn 10 triệu ca chụp X quang chẩn đoán, 100 000 ca chẩn đoán
và điều trị y học hạt nhân và 10 000 ca xạ trị từ xa và áp sát [26]. Cũng theo một nghiên
cứu khác của IAEA, liều bức xạ do X quang chẩn đoán chiếm 90 % tổng liều gây bởi
các nguồn bức xạ cho dân chúng. Cùng với những lợi ích về chẩn đoán hình ảnh cho
bệnh nhân, tia X cũng có thể gây ra nguy hiểm khi cơ thể bị chiếu xạ cao trong thời
gian dài (chiếu quá liều). Chụp X quang chẩn đoán là biện pháp đặc biệt được phép
chiếu bức xạ ion hóa có khả năng gây hại vào cơ thể với mục đích cứu chữa bệnh nhân.
Khi xã hội phát triển, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng tăng lên, số
lượng phép chụp chẩn đoán X quang cũng tăng dần. Liều bức xạ tập thể vì thế cũng
sẽ tăng và sẽ tăng đột biến nếu như liều bệnh nhân không được kiểm soát hay bị lạm
dụng nhất là đối với chụp chẩn đoán bằng máy cắt lớp vi tính CT. Khi liều tập thể đối
với bệnh nhân chụp X-quang tăng thì cũng đồng nghĩa nguy cơ mắc bệnh ung thư do
tia bức xạ dùng trong chẩn đoán cũng sẽ tăng.
Để có một hình ảnh đủ thông tin để chẩn đoán, kỹ thuật viên X quang có thể sử
dụng các chế độ chiếu chụp khác nhau, dẫn đến bệnh nhân nhận được các giá trị liều
khác nhau vài lần. Phần lớn các kỹ thuật viên X quang chẩn đoán cũng như dân chúng
chỉ quan tâm đến kết quả chẩn đoán mà thiếu quan tâm đến liều bệnh nhân. Bệnh nhân
có thể nhận mức liều không cần thiết trong quá trình làm các xét nghiệm X quang chẩn
đoán. Hơn thế nữa việc áp dụng các kỹ thuật cao như sử dụng các máy chụp cắt lớp vi
tính CT và X quang can thiệp làm tăng mức liều bệnh nhân lên nhiều bậc thậm chí còn
có thể gây ra một số tổn thương tất định như: bỏng da, hoại tử,…
Trên thế giới nhiều quốc gia đặc biệt là các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ,
Pháp,…đã có các chương trình khảo sát đánh giá liều bệnh nhân. Các tổ chức quốc tế
như Ủy ban quốc tế về An toàn bức xạ (ICRP), Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc
tế IAEA đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn về đảm bảo an toàn bức xạ trong chiếu
xạ y tế, bao gồm cả việc kiểm soát liều bệnh nhân trong X quang chẩn đoán như: BSS
115, Safety Report No.39, No. 17, TECDOC 796, TECDOC 1423, TECDOC 1447,…)
Năm 2007, ICRP đưa ra khuyến cáo mới về các giá trị trọng số mô cơ quan trong
ấn phẩm ICRP 103. Theo đó, có sự khác biệt lớn về trọng số mô cơ quan, như cơ quan
sinh dục, ngực, tuyến nước bọt,… Điều đó đặt ra vấn đề cần tính toán lại liều
tương đương, liều hiệu dụng cho các phép X quang chẩn đoán.
Tại Việt Nam, theo thống kê năm 2013 có khoảng 6049 thiết bị X quang sử dụng
trong chẩn đoán hình ảnh và rất đa dạng về chủng loại. Đồng nghĩa với sự gia tăng về
mặt thiết bị X quang chẩn đoán là một lượng lớn các ca chụp X quang đang được tiến
hành trên phạm vi cả nước. Riêng chụp cắt lớp vi tính (Computed Tomography_CT),
theo Ủy ban Khoa học của Liên Hợp Quốc về ảnh hưởng của bức xạ nguyên tử
UNSCEAR năm 2008, chụp CT đóng góp trên 43% liều tập thể từ các phép chẩn đoán
X quang trên thế giới. Tần suất chụp CT tăng lên nhanh chóng, thống kê tại Mỹ số ca
chụp CT tăng từ 18,3 triệu phép chụp năm 1993 lên 62 triệu ca năm 2006 và hiện nay
có thể đạt trên 100 triệu ca mỗi năm; trung bình tăng 10 % mỗi năm [25]. Vấn đề liều
bức xạ trong chụp CT đối với trẻ em cần đặc biệt được quan tâm. Cơ thể trẻ em nhạy
cảm hơn và có khả năng bị ung thư do bức xạ lớn hơn người lớn.
Số lượng máy CT ở Việt Nam hiện nay tăng lên đáng kể. Hầu như tất cả các
bệnh viện tuyến thành phố đều sử dụng thiết bị này trong chẩn đoán bệnh. Hiện nay
các biện pháp đánh giá liều chủ yếu dựa vào hướng dẫn của quốc tế như IAEA, ICRP;
kết quả nghiên cứu thống kê, đánh giá liều bệnh nhân trong chẩn đoán X quang y tế
nói chung và chụp CT nói riêng thực tế ở Việt Nam còn rất thiếu, một số nghiên cứu
trước đó có nhưng vẫn chưa đủ thông tin.
Để đảm bảo an toàn bức xạ cho bệnh nhân, việc kiểm soát liều là tất liều. Luận
văn này với mục đích đóng góp một phần nhỏ vào nghiên cứu đánh giá liều bệnh nhân
trong chụp chẩn đoán bằng máy chụp cắt lớp vi tính CT. Ngoài thực hiện lấy số liệu
thực tế từ bệnh viện, luận văn còn có một số nghiên cứu tổng quan về máy CT và yếu
tố ảnh hưởng đến liều bệnh nhân trong chụp CT.
Nội dung nghiên cứu cụ thể của luận văn sẽ tập trung vào một số vấn đề chính
trong chụp chẩn đoán bệnh nhân bằng CT như sau: giới thiệu phương pháp đánh giá
liều; thống kê về máy chụp CT và tần suất chụp CT và đánh giá liều hiệu dụng và
liều cơ quan trong chụp CT trên người lớn và trẻ em tại một vài bệnh viện.
Luận văn được hoàn thành với bố cục chia thành 3 Chương:
- Chương I: Tổng quan các thiết bị x quang chẩn đoán và máy chụp cắt lớp vi
tính CT;
- Chương II: Các hiệu ứng sinh học của bức xạ ion hóa và liều bệnh nhân trong
chuẩn đoán bằng CT;
- Chương III: Một số kết quả đánh giá liều bệnh nhân chụp CT.



/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status