Sử dụng tảo Chlorella sp. để xử lý nước thải ao nuôi cá Tra trong điều kiện phòng thí nghiệm - pdf 25

Link tải miễn phí
TÓM LƢỢC

Đề tài “Sử dụng tảo Chlorella sp. để xử lý nước thải ao nuôi cá tra trong điều
kiện phòng thí nghiệm” được thực hiện từ tháng 12 năm 2011 đến cuối tháng 04
năm 2012 tại phòng thí nghiệm thuộc khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên
Nhiên trường đại học Cần Thơ. Nước thải cá tra được lấy trực tiếp từ ao nuôi của
nhà ông Trương Văn Bình số nhà 62/4 tổ 4 khu vực Bình Yên B, Quận Bình Thủy,
Thành phố Cần Thơ để làm thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí với 6 nghiệm thức,
trong đó 2 nghiệm thức chứa nước thải ao nuôi cá tra với tỉ lệ 75%, 100%, hai
nghiệm thức nước thải khác chứa 100% nước thải nhưng một nghiệm thức được lọc
loại bỏ tảo, một nghiệm thức nước thải loại bỏ tảo mang đun sôi, một nghiệm thức
đối chứng, một nghiệm thức nuôi trong môi trường Wanle.
Theo dõi trong 10 ngày đo đạc các chỉ tiêu: nhiệt độ, pH, DO mỗi ngày, thu
mẫu phân tích các chỉ tiêu: N-NO3
-
, N-NH4
+
, P-PO4
3-
, Chlorophyll_a với chu kì
theo các ngày 1, 3, 5, 7, 9. Việc bố trí các tỉ lệ nước thải khác nhau nhằm tìm ra tỉ lệ
nước thải cho tảo phát triển và hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.
Kết quả cho thấy nghiệm thức chứa 100% nước thải có tảo sau 3 ngày tăng
trưởng đã đạt được giá trị sinh khối cao nhất và hàm lượng dinh dưỡng của nước
thải được tảo hấp thụ tốt nhất trong thời gian này. Tuy nhiên giá trị đạt sinh khối
cao nhất trong thí nghiệm là nghiệm thức tảo nuôi trong môi trường wanle.


CHƢƠNG I
MỞ ĐẦU
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu về nguyên vật liệu cũng như nguồn thực phẩm
cho con người, hàng loạt các ngành công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng và chế
biến thủy sản,… đã phát triển một cách nhanh chóng. Trong đó, ngành nuôi trồng
và chế biến thủy sản đang phát triển rất mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và
đã có những đóng góp quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của vùng. Các loài thủy
sản nước ngọt như: cá tra, cá trê, cá sặc rằn,… được nuôi với số lượng rất lớn và
nước thải từ các ao nuôi này chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao khi thải ra sông
rạch mà không qua xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nước một cách trầm trọng, ảnh
hưởng đến sự đa dạng sinh học của các thủy vực, gây mất cân bằng sinh thái, ảnh
hưởng đến đời sống và sức khỏe con người.
Vấn đề đặt ra là phải tìm những biện pháp xử lý nguồn nước thải này một cách
có hiệu quả nhất. Bên cạnh các phương pháp xử lý: lý học, hóa học, thì phương
pháp sinh học là biện pháp có chi phí xử lý thấp, đạt hiệu quả cao và cải thiện được
môi trường, như việc nghiên cứu sử dụng tảo Spirulina để xử lý nước thải từ các ao
nuôi cá trê, cá sặc rằn của những đề tài trước được thực hiện rất thành công.
Trong những thập niên gần đây cùng với sự nổi bật của tảo Spirulina về vấn đề
xử lý nước thải và thu sinh khối, tảo Chlorella cũng đang được sự quan tâm nghiên
cứu của các nhà khoa học. Một số đề tài nghiên cứu sử dụng Chlorella để xử lý
nước thải từ hầm ủ Biogas và những công trình nuôi Chlorella để thu sinh khối với
kỹ thuật nuôi đơn giản và ít tốn kém đã được thực hiện rất thành công. Vì Chlorella
là loài tảo giàu protein, vitamin (A, C, B2, B6,…) và các khoáng chất (phosphor,
canxi, kẽm, iod, magie, sắt, đồng,…) nên được dùng làm thực phẩm, dược phẩm,
mỹ phẩm phục vụ cho con người (Trần Đình Toại và Châu Văn Minh, 2005).
Để góp phần thúc đẩy thế mạnh của tảo Chlorella ở nhiều lĩnh vực khác, đặc
biệt là trong xử lý nước thải thủy sản. Đề tài “Sử dụng tảo Chlorella sp. để xử lý
nƣớc thải ao nuôi cá tra trong điều kiện phòng thí nghiệm” được thực hiện.
* Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá khả năng xử lý nước thải ao cá tra của tảo Chlorella sp.
* Mục tiêu cụ thể:
- Xác định sinh khối tảo và tìm ra tỷ lệ nước thải thích hợp để Chlorella sp.
phát triển đạt sinh khối tối ưu nhất.
- Phân tích các chỉ tiêu lý, hóa nhằm đánh giá khả năng hấp thu chất dinh
dưỡng của tảo.
* Nội dung thực hiện:
- Nhân giống tảo Chlorella sp.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status