Phân tích tác động của nguồn vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản tới nền kinh tế và giải pháp thu hút, quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
Đề tài : Phân tích tác động của nguồn vốn FDI vào lĩnh vực BĐS tới nền kinh tế và
giải pháp thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Quốc Hội.
Sinh viên nghiên cứu: Lê Quỳnh Anh ( lớp Kinh tế Học 54).
MỤC LỤC
I. Tổng quan về nghiên cứu…………………………………………….02
II. Khung lí thuyết về tác động nguồn vốn FDI vào lĩnh vực BĐS tới nền
kinh tế………………………………………………………………...05
III. Phân tích thực trạng tác động nguồn vốn FDI vào lĩnh vực BĐS tới nền
kinh tế Việt Nam……………………………………………………...07
1. Tình hình nguồn FDI vào lĩnh vực BĐS và những tác động tích
cực đến nền kinh tế…………………………………………….07
2. Phân tích thực trạng tác động tiêu cực của nguồn vốn FDI vào lĩnh
vực BĐS tới nền kinh tế………………………………………. 08
2.1. Giai đoạn 2008 – 2012…………………………………….08
2.2. Giai đoạn 2012 – 2013…………………………………….12
KẾT LUẬN……………………………………………………………………...15
Page 2 of 16
I. Tổng quan về nghiên cứu.
Một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh, mạnh cần có nhiều vốn, vốn
được tạo ra từ nguồn lực trong nước. Thế nhưng nội lực không đủ, vốn được
thu hút mạnh mẽ từ nguồn nước ngoài giúp các quốc gia có được những bước
phát triển nhanh chóng hơn.
Cùng với tiến trình hôị nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ toàn cầu,
việc di chuyển nguồn vốn đầu tư từ nước có nguồn vốn dồi dào sang nước có
nhu cầu về vốn là một xu hướng tất yếu. Ngày nay, nguốn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài( FDI) đã trở thành một cụm từ quen thuộc với tất cả các quốc gia
trên thế giới. Cả lý thuyết và thực tiễn cũng đã chứng minh được vai trò quan
trọng của nguồn vốn này đối với sự phát triển của một nền kinh tế. Tuy nhiên
FDI được đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau, ảnh hưởng tới nền kinh tế cũng
khác nhau. Đặc biệt với lĩnh vực có tình đầu cơ cao như bất động sản, không
chỉ mang đến những tác động tích cực như cải thiện cơ sở hạ tầng trong
nước, chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý, tạo công ăn việc làm, giảm
thất nghiệp, đóng góp vào thu ngân sách nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế……. một cách nhanh chóng mà việc nguồn vốn FDI tập trung quá nhiều có
thể dẫn tới những bất ổn vĩ mô một cách nghiêm trọng như lạm phát, bất ổn
cán cân thanh toán, bất ổn hệ thống tài chính.
Tại Việt Nam, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản chiếm một vị trí
quan trọng, tính từ năm 1988 đến tháng 9 năm 2014, nguồn vốn FDI đầu tư
vào BĐS đứng ở vị trí thứ 2 (sau sản xuất) với 50,1 tỷ USD vốn đăng ký từ
430 dự án(Theo số liệu của bộ Kế hoạch và đầu tư) . Đi kèm với những biến
động tăng giảm nguồn vốn này vào lĩnh vực bất động sản là sự ấm nóng đến
đóng băng, phục hồi của thị trường bất động sản, sự phát triển của cơ sở hạ
Page 3 of 16
tầng trong nước, những biến động về bất ổn kinh tế vĩ mô như lạm phát, bất
ổn cán cân thanh toán, bất ổn hệ thống tài chính, thâm hụt cán cân thanh
toán….
Thực tế cho thấy 2006 – 2010, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào BĐS
không ngừng gia tăng và trở thành lĩnh vực được nhà đầu tư nước ngoài quan
tâm nhiều nhất. Năm 2006, FDI vào bất động sản mới chỉ chiếm khoảng
15,2% tổng vốn đăng ký, thì đến năm 2007 đã tăng lên 28,6%, năm 2008 đạt
con số kỉ lục 36,8%, năm 2009 là 35,5% và đến năm 2010 con số này là
36,8%. Trong giai đoạn này chúng ta cũng chứng kiến cơn sốt giá bất động
sản năm 2007, thị trường bất động sản đang nóng chuyển sang lạnh và chính
thức đóng băng tháng 2 năm 2008, nền kinh tế Việt Nam cũng đối mặt với
cuộc khủng hoảng 2008 với những dấu hiệu bất ổn vĩ mô tiêu cực, tăng
trưởng GDP giảm, lạm phát gia tăng, kéo dài trầm trọng đến những năm
2011, 2012, 2013.
Năm 2011 chứng kiến dòng vốn FDI vào BĐS tụt giảm nghiêm trọng ( 5,8%
trong tổng số vốn đăng ký), con số này tuy có tăng nhẹ ở các năm tiếp theo
nhưng vẫn ở mức thấp, thị trường bất động sản vẫn trong tình trạng đóng băng
trì trệ, nền kinh tế đứng trước câu hỏi đã chạm đáy hay chưa, và vẫn tồn tại
những bất ổn vĩ mô. Nguồn vốn FDI và bất động sản đã được kiểm soát chặt
chẽ hơn, chúng ta bắt đầu nhìn thấy những dấu hiệu phục hồi, khởi sắc ở cả
thị trường và nền kinh tế trong năm 2014.
Thực tế trên đặt ra câu hỏi là liệu nguồn vốn FDI vào lĩnh vực bất động
sản có tác động trễ đến những bất ổn vĩ mô không? Và nếu thật sự ảnh hưởng
thì ảnh hưởng như thế nào, bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực như thế, FDI
vào lĩnh vực bất động sản đã đóng góp gì cho sự phát triển của nền kinh tế?
Thêm vào đó, với môi trường kinh doanh thị trường bất động sản ngày càng
thuận lợi với việc một số luật mới về đầu tư được ban hành, sự hỗ trợ từ nhà
Page 4 of 16
nước , nguồn vốn FDI đang có dấu hiệu tăng trở lại trong những tháng cuối
của năm 2014 và đầu năm 2015, điều này sẽ ảnh hưởng gì đến sự phục hồi thị
trường bất động sản nói riêng và tăng trưởng nền kinh tế trong thời gian tới
nói chung?
Trong thời gian qua cũng có những bài báo công trình nghiên cứu tác
động của nguồn vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản đến nền kinh tế nhưng
chủ yếu tập trung vào bất ổn giai đoạn 2006-2010 và chưa có một công trình
nào nghiên cứu một cách đầy đủ toàn diện sâu sắc về ảnh hưởng cả tích cực
lẫn tiêu cực của nguồn vốn FDI vào bất động sản đến nền kinh tế.
Hơn nữa, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, lĩnh vực bất động sản thật sự vẫn
đang hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Vậy nên trong thời gian tới, Việt Nam
vẫn sẽ tiếp tục thu hút vốn đầu tư ngoại, đặc biệt là vào thị trường BĐS đầy
tiềm năng. Việc này đặt ra yêu cầu cần tập trung những điểm gì để thu
hút vốn đầu tư ngoại vào lĩnh vực bất đống sản và quản lý có hiệu quả nguồn
vốn này nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn,
tránh những bất ổn đã xảy ra trong giai đoạn 2008 – 2012, phát huy những
đóng góp tích cực của nó cho sự phát triển của nền kinh tế.
Trước thực tế trên, tác giã đã chọn đề tài : “ Phân tích tác động của nguồn
vốn FDI vào bất động sản đến nền kinh tế và giải pháp thu hút, quản lý,
sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.” với mong muốn xây dựng một khung lý
thuyết hoàn chỉnh về tác động của FDI vào lĩnh vực bất động sản đến những
vấn đề vĩ mô của nền kinh tế, áp dụng vào phân tích ở Việt Nam hai giai đoạn
chính 2008-2012 và 2013-2014, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút,
quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.
Bằng phương pháp nghiên cứu định tính , với những lý lẽ, suy luận của
sinh viên nghiên cứu và những luận chứng với những thống kê, mô tả, phân
tích số liệu thứ cấp, luận điểm về tác động của nguồn vốn FDI vào lĩnh vực
Page 5 of 16
BĐS tới nền kinh tế được khẳng định chắc chắn bởi khung lý thuyết hoàn
chỉnh về tác động tích cực và tiêu cực của nguồn vốn này, và những bằng
chứng thực nghiệm trong việc phân tích tác động của nguồn vốn này tới nền
kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2008-2014

/file/d/0Bx9zpC ... 5KWUk/view
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status