Dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích lịch sử văn hóa đối với việc bảo tồn giá trị của các di tích này ở Hà Nội hiện nay (qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ và Đền thờ Hai Bà Trưng) - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Nghiên cứu dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích lịch sử văn hóa đối với việc bảo tồn giá trị của các di tích này ở Hà Nội hiện nay. Tìm hiểu dư luận xã hội về tính thiêng của di tích đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ. Phân tích vai trò của dư luận về tính thiêng đối với việc bảo tồn giá trị văn hóa của di tích đối với đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ: Mức độ lan tỏa của dư luận về tính thiêng của hai di tích; kênh cung cấp thông tin; một số đặc điểm của người đi lễ -với tư cách là một bộ phận của chủ thể dư luận xã hội về tính thiêng ở đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ. Qua đó nêu lên hành vi tham gia bảo tồn giá trị văn hóa của người đi lễ ở hai di tích này: mức độ hiểu biết; sự tham gia của người đi lễ vào việc đóng góp tu bổ tôn tạo di tích cũng như việc tuyên truyền, giới thiệu về hai di tích trên. Đề xuất những khuyến nghị và giải pháp để bảo tồn giá trị các di tích lịch sử văn hóa ở Thủ đô
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH .......................................................................................... 15
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............................. 15
1.1. Các hƣớng tiếp cận lý thuyết xã hội học..................................................15
1.1.1. Tiếp cận chức năng trong xã hội học ...................................................15
1.1.2. Quan điểm Mác - xít về dư luận xã hội................................................16
1.1.3. Quan điểm về tôn giáo tác động đến hành vi xã hội của M.Weber .......16
1.2. Các khái niệm công cụ..............................................................................17
1.2.1. Dư luận xã hội.....................................................................................17
1.2.2. Tính thiêng..........................................................................................18
1.2.3. Di tích lịch sử văn hoá.........................................................................20
1.2.4. Giá trị của các di tích lịch sử văn hoá ..................................................20
1.2.5. Bảo tồn giá trị di tích...........................................................................21
1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................22
1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu..................................................................25
1.4.1. Di tích Phủ Tây Hồ..............................................................................25
1.4.2. Đền thờ Hai Bà Trưng (Đền Đồng Nhân) ............................................26
CHƢƠNG 2: VAI TRÒ CỦA DƢ LUẬN XÃ HỘI VỀ TÍNH THIÊNG ĐỐI VỚI
VIỆC BẢO TỒN GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA DI TÍCH PHỦ TÂY HỒ VÀ ĐẾN THỜ
HAI BÀ TRƢNG........................................................................................................... 28
2.1. Cơ sở cho viêc̣ hiǹ h thành dƣ luâṇ xã hôị về tính thiêng ở di tích Phủ
Tây Hồ và Đền thờ Hai Bà Trƣng...................................................................28
2.1.1. Sự tham gia của huyền thoại................................................................28
2.1.2. Sự tham gia c ủa truyền thông đại chúng với việc hình thành dư luận xã
hôị về tính thiêng của Phủ Tây Hồ và Đền thờ Hai Bà Trưng ........................33
2.2. Dƣ luận xã hội về tính thiêng của di tích Đền thờ Hai Bà Trƣng và Phủ
Tây Hồ .............................................................................................................36
2.2.1. Mức độ lan tỏa của dư luận xã hội về tính thiêng của hai di tích ..........36
2.2.2. Kênh cung cấp thông tin về sự linh thiêng của di tích Đền thờ Hai Bà
Trưng và Phủ Tây Hồ cho những người đi lễ ở hai nơi..................................40
2.2.3. Một số đặc điểm của người đi lễ - với tư cách là một bộ phận của chủ
thể dư luận xã hội về tính thiêng ở Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ ....43
2.3. Hành vi tham gia bảo tồn giá trị văn hóa của ngƣời đi lễ ở Đền thờ Hai
Bà Trƣng và Phủ Tây Hồ................................................................................56
2.3.1. Mức độ hiểu biết của người đi lễ về di tích Phủ Tây Hồ và Đền thờ Hai
Bà Trưng.......................................................................................................57
2.3.2. Sự tham gia của người đi lễ vào việc đóng góp tu bổ tôn tạo di tích và
bảo tồn lễ hội truyền thống ở Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ.............61
2.3.3. Sự tham gia của người đi lễ vào việc tuyên truyền, giới thiệu về di tích
Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ ..........................................................70
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH............................................................................... 79 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hà Nội là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng
với những giá trị hết sức to lớn đối với người dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói
chung. Ẩn chứa trong mỗi di tích là ý nghĩa về văn hoá truyền thống, là cội nguồn
lịch sử giáo dục cho thế hệ tương lai, có những di tích là điểm du lịch để thu hút du
khách tới thăm, có di tích mang ý nghĩa văn hóa tâm linh, là chỗ dựa tinh thần cho
con người trong cuộc sống... Việc bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá không những
giữ gìn được những sản phẩm vật thể mà còn góp phần làm thăng hoa các di sản
văn hoá phi vật thể trong di tích, qua đó truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc được
nuôi dưỡng, lưu truyền.
Hiện nay, các di tích lịch sử văn hoá ở Hà Nội đang tồn tại trong môi trường
sôi động và chịu sự tác động từ nhiều phía. Những tác động mạnh mẽ của cơ chế thị
trường đã và đang tạo nên những ảnh hưởng không nhỏ đến các di tích của Hà Nội.
Bên cạnh đó, có nhiều di tích lịch sử văn hoá bị lãng quên, không thu hút được sự
quan tâm của người dân, những giá trị văn hóa, lịch sử của các di tích đó dần bị mai
một. Đã có nhiều bài viết cũng như nghiên cứu về các di tích lịch sử phản ánh tình
trạng trên. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án "Quy hoạch tổng thể
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đến
2020", mục tiêu cơ bản hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo các di tích quốc gia theo
hướng giữ gìn giá trị nguyên gốc. Để thực hiện mục tiêu này, Nhà nước sẽ tăng
cường mở rộng quá trình xã hội hóa, thu hút sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào
việc bảo vệ và phát huy di tích. Đề án cũng hướng đến huy động nguồn vốn thu
được từ khai thác di tích, vốn do nhân dân và các tổ chức đóng góp cũng như sự
tham gia của người dân trong việc bảo tồn di tích. Để làm được điều này cần thu hút
được sự quan tâm của người dân đến các di tích đó. Trong hoạt động bảo vệ và phát
huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá ở Hà Nội dư luận xã hội về tính thiêng
của các di tích đã góp một phần không nhỏ. Theo TS. Đặng Văn Bài, Cục trưởng
cục Di sản văn hoá trong bài viết về một số giải pháp chính nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng ở thành phố Hà Nội đã khẳng định hình thành
một dư luận xã hội tích cực về tính thiêng của các di tích lịch sử văn hoá là một giải
pháp quan trọng để bảo tồn và phát huy giá trị các di tích này.
Vậy, dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích lịch sử văn hoá có ảnh
hưởng đến sự tham gia vào việc bảo tồn giá trị các di tích này của người dân như
thế nào? Định hướng dư luận như thế nào để nâng cao hơn nữa việc bảo vệ giá trị
các di tích thiêng và quan trọng của Hà Nội, đồng thời khắc phục tình trạng các di
tích chưa nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Để trả lời cho các câu hỏi
trên, học viên đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Dư luận xã hội về tính thiêng của các
di tích lịch sử văn hoá đối với việc bảo tồn giá trị của các di tích này ở Hà Nội hiện
nay” (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ và Đền thờ Hai Bà Trưng ).
2. Ý nghĩa của đề tài
2.1. Ý nghĩa lý luận
Trên cơ sở áp dụng một số lý thuyết xã hội học vào việc nghiên cứu “Dư
luận xã hội về tính thiêng của các di tích lịch sử văn hoá đối với việc bảo tồn giá trị
của các di tích này ở Hà Nội hiện nay”, đề tài góp phần làm sáng tỏ cách thức vận
dụng các lý thuyết, các quan điểm xã hội học vào việc nghiên cứu dư luận xã hội,
tác động của dư luận xã hội vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, cụ thể ở đây là
lĩnh vực văn hoá, việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hoá.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu cung cấp cho chúng ta cái nhìn tương đối toàn diện dư luận xã
hội về tính thiêng của các di tích lịch sử văn hoá ở Hà Nội hiện nay như thế nào và
có ảnh hưởng đến hành vi bảo tồn giá trị các di tích của người dân ra sao. Trên cơ
sở đó, đề tài đưa ra những kết luận và khuyến nghị về giải pháp nhằm định hướng
dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích lịch sử văn hoá góp phần cho việc bảo
tồn tốt hơn những giá trị tốt đẹp của các di tích lịch sử ở Hà Nội.
Mặt khác, những kết quả thu thập được qua cuộc khảo sát của đề tài sẽ là
một nguồn sử liệu nhỏ góp phần hướng tới Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà
Nội - hoạt động chào mừng mà người dân cả nước đang hướng đến. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm sáng tỏ dư luận xã hội về tính
thiêng của các di tích lịch sử văn hoá đối với việc bảo tồn giá trị văn hóa của các di
tích này ở Hà Nội hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Tìm hiểu dư luận xã hội về tính thiêng của di tích Đền thờ Hai Bà Trưng và
Phủ Tây Hồ.
 Phân tích vai trò của dư luận xã hội về tính thiêng đối với việc bảo tồn giá
trị văn hoá của di tích Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ.
 Đề xuất những khuyến nghị về giải pháp để bảo tồn giá trị của các di tích
lịch sử văn hoá ở Thủ đô.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Dư luận xã hội về tính thiêng của
các di tích lịch sử văn hoá đối với việc bảo tồn giá trị của các di tích này ở Hà
Nội hiện nay.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Vì những khó khăn do điều kiện chủ quan và khách quan, tác giả chỉ tìm hiểu
dư luận xã hội về tính thiêng của di tích Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ đối
với việc bảo tồn giá trị văn hoá của các di tích này trong nhóm những người đi lễ tại
hai nơi. Nhóm khách thể này là chủ thể của dư luận xã hội trực tiếp tham gia vào
việc bảo tồn giá trị văn hoá của di tích Đền thờ Hai Bà Trưng và Phủ Tây Hồ.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận văn chọn hai di tích Phủ Tây Hồ ở Quận Tây
Hồ và Đền thờ Hai Bà Trưng ở Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội để nghiên cứu. Phủ
Tây Hồ là địa điểm có nhiều người dân tới thăm không chỉ những ngày lễ, tết, rằm,
mùng một, mà những ngày thường vẫn khá nhiều người từ khắp nơi đến thắp

Gp2986N9hSDUgba

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status