Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 trong học tập - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO SỰ HỨNG THÚ
TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
A/ PHẦN MỞ ĐẦU:
I. Lý do chọn đề tài:
- Để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo viên cần có khả năng hiểu biết về
nhiều phương diện của kiến thức, phải có khả năng truyền đạt kiến thức đến học sinh
một cách có hiệu quả. Phải tận tâm với nghề, thân mật, gần gũi giúp đỡ học sinh, thúc
đẩy tinh thần học tập hăng say đồng thời không ngừng đổi mới, bổ sung, cải tiến và
hoàn thiện phương pháp giảng dạy để thích ứng với một nền giáo dục đang thay đổi.
- Lớp học có được tổ chức hài hoà, hợp lý kết hợp với sự điều hành linh hoạt
thích đáng mới tạo ra cơ hội thuận tiện để học sinh học tâp. Tổ chức lớp học là do
sáng kiến của giáo viên nhưng thực hiện là bổn phận, là trách nhiệm của học sinh.
Giáo viên nhận định, theo dõi và nhắc nhở thường xuyên để duy trì thái độ học tập
tích cực ở học sinh và tạo ra môi trường thật sự hấp dẫn và lôi cuốn học sinh. Có như
vậy, học sinh mới cảm giác thoải mái và tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng.
- Trong thực tế giảng dạy cho thấy tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức còn
thụ động.
- Thiếu sự nhiệt tình, tích cực trong hoạt động nhóm. Một vài học sinh có biểu
hiện ỷ lại vào các bạn trong nhóm. Chưa mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân.
- Hoạt động trò chơi chưa đưa vào nhiều trong các hoạt động giảng dạy.
Chính vì vậy ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh của người giáo viên,
bản thân nghĩ rằng mình cần biết tạo hứng thú học tập cho học sinh để tiết học
thực sự nhẹ nhàng, sinh động. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không
gượng ép. Đó là điều làm bản thân phải suy nghĩ: “Làm thế nào gây hứng thú học tập
cho học sinh? ” và đây chính là đề tài tui đã chọn để nghiên cứu.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
1. Mục đích:
Đối tượng giảng dạy của chúng ta chính là học sinh tiểu học. Đây là lứa tuổi
học sinh chuyển tiếp từ giai đoạn vui chơi sang giai đoạn học tập, khả năng tri giác
của các em rất tốt, hứng thú ngày càng bộc lộ và phát triển rõ rệt. Đặc biệt là hứng thú
2
nhận thức, hứng thú tìm hiểu thế giới xung quanh, các em thể hiện tính tò mò, ham
hiểu biết. Tuy nhiên sự phát triển hứng thú học tập của học sinh phụ thuộc trực tiếp
vào việc tổ chức daỵ học của giáo viên.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thảo luận.
- Phương pháp động não.
- Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp hỏi đáp.
- Phương pháp thực hành,



G7Hj9pX1DPw9QM1
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status