Vai trò nguyên tắc tự do biển cả và đất thống trị biển - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Biển chiếm gần 71% bề mặt trái đất của chúng ta và ngày càng có một vai trò quan trọng trong đời sống của các quốc gia, các dân tộc. Biển có một mạng lưới giao thong thuận tiện ,một nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và quý giá đối với đời sống của con người.Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và nhu cầu phát triển kinh tế của các dân tộc đã thúc đẩy các quốc gia tích cực tham gia vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của biển. Bởi sự phát triển của khoa học kĩ thuật, ngày càng mở rộng tri thức không chỉ về tài nguyên lớn quý giá của biển mà còn về cách thức khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên biển; sự phát triển nhanh chóng đã đặt ra một loạt vấn đề quan trọng lợi ích của các quốc gia như các vấn đề kinh tế, chính trị, quốc phòng, pháp lý và các vấn đề khác. Nhận thức được tầm quan trọng của biển cũng như là tính cấp thiết của việc giải quyết các vấn đề về biển trong thực tiễn quốc tế mà luật biển đã ra đời từ rất sớm. Luật biển phải điều chỉnh một loạt hoạt động của các thành viên cộng đồng quốc tế trong việc sử dụng và khai thác biển cũng như tài nguyên của biển. Luật biển ra đời đã góp phần đáng kể vào việc quy định các quốc gia có thể khai thác, sử dụng, qua lại trên biển dễ dàng cũng như tránh xung đột, mâu thuẫn nảy sinh giữa các nước trên thế giới về vấn đề biển cả.
Luật biển quốc tế là một nghành luật của Luật quốc tế, Luật biển hình thành và phát triển dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế: bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia; cấm sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực; giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; tôn trọng quyền dân tộc tự quyết. Tuy nhiên, biển có những đặc thù rất riêng vì thế Luật biển cũng có những nguyên tắc riêng của nó: nguyên tắc tự do biển cả; nguyên tắc đất thống trị biển; nguyên tắc công bằng; nguyên tắc di sản chung của loài người. Mỗi nguyên tắc có một vai trò quan trọng nhất định Trong giới hạn nội dung của đề tài này, chúng tui chỉ đi sâu phân tích vai trò của hai nguyên tắc cơ bản và quan trọng của Luật biển quốc tế đó là: nguyên tắc tự do biển cả và nguyên tắc đất thống trị biển.Bởi việc thiết lập hai nguyên tắc này đã mở ra một thời đại mới trong mối quan hệ quốc tế: ngoài việc giúp cho sự thông thương giữa các quốc gia, việc khai thác, nghiên cứu, sử dụng những nguồn lợi tài nguyên vô giá của biển được thực hiện một cách dễ dàng thuận tiện, hai nguyên tắc này còn góp phần gắn chặt mối quan hệ giữa các nước thông qua nguyên tắc “tự do biển cả” và mở rộng chủ quyền quốc gia ra hướng biển, đem lại những sức mạnh to lớn về nhiều mặt cho các quốc gia thông qua nguyên tắc “đất thống trị biển”.Chính những điều đó đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển loài người.





















I. KHÁI QUÁT CHUNG:
1. Giới thiệu về luật biển quốc tế:
1.1. Khái niệm:
Luật biển là một trong những ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế xuất hiện từ thời xa xưa và có vai trò quan trọng trong đời sống quan hệ quốc tế.Lúc đầu mới hình thành,luật biển tồn tại dưới dạng những tập quán quốc tế chỉ được một số ít quốc gia thừa nhận và vận dụng.Về sau,trải qua thời gian dài hợp tác và đấu tranh giữa các quốc gia, Luật biển ngày càng phát triển và hoàn thiện tạo nên môi trường pháp lý cho cộng đồng quốc tế trong việc quản lí, khai thác và sử dụng biển có hiệu quả, điển hình là sự ra đời của các công ước quốc tế lớn về luật biển như công ước quốc tế về luật biển năm 1958,năm 1982 và các quy phạm tập quán hiện hành.

Luật biển trước hết là một ngành luật điều chỉnh trong việc sử dung và quản lý không gian biển.Ở khía cạnh này luật biển quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các quốc gia(có biển hay không có biển), điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể khác ở những vùng biển với các chế độ pháp lý khác nhau.Mặt khác, luật biển cũng là một ngành luật mang tính chức năng.Các chức năng này phát triển và thay đổi cùng với sự phát triền các quan hệ quốc tế trong lĩnh vực biển.Một thời gian dài các chức năng này gắn liền với việc thực thi chủ quyền trên một vùng biển hẹp như chiến tranh và xung đột vũ trang,đăng kí quốc tịch cho tàu thuyền,…dần dần các thẩm quyền nhà nước được mở rộng ra phía biển và được bổ sung thêm những chức năng mang tính cộng đồng như:bào vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển,…

Một cách khái quát có thể định nghĩa Luật biển quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế bao gồm những nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh các quan hệ của các quốc gia, tổ chức quốc tế trong việc khai thác và bảo vệ biển và đại dương vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
1.2. Các nguyên tắc của luật biển quốc tế:
- Nguyên tắc tự do biển cả.
- Nguyên tắc đất thống trị biển.
- Nguyên tắc di sản chung của loài người
- Nguyên tắc công bằng
2. Khái quát chung về nguyên tắc tự do biển cả và nguyên tắc đất thống trị biển:
2.1. Nguyên tắc tự do biển cả:
a. Lịch sử hình thành:
Từ thế kỷ XV, khi các quốc gia mở rộng quyền lực của mình ra biển cả, sự đua tranh trong việc chiếm lĩnh thị phần khai thác, sử dụng biển trở nên ngày càng quyết liệt, lúc đó, người ta đã nhận ra rằng “biển cả không phải là nguồn tài nguyên vô tận mà biển cả là của chung, các quốc gia bình đẳng trong việc khai thác, sử dụng biển”.Từ đó đã hình thành hai quan điểm, hai học thuyết trái ngược nhau đó là: tự do biển cả (resnullius) và chủ quyền quốc gia (rescommunis)
Trong thời kì phong kiến, nhiều quốc gia và thành phố cảng biển đã đưa ra đòi hỏi đối với biển cả, trong đó Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha là hai quốc gia có hạm đội thương thuyền phát triển nhất thế giới đã tự ý thỏa thuận phân chia toàn bộ Đại Tây Dương; Thái bình Dương với nhau.Hà Lan là quốc gia nhất quán ủng hộ nguyên tắc tự do biển cả. Học thuyết tự do biển cả lần đầu tiên được đưa ra bởi Hugo Grotius trong cuốn “Mare Liberum” (tựa tiếng Anh : The Freedom of Sea) trong đó ông bảo vệ kiên quyết nguyên tắc tự do biển cả, chống lại các yêu cầu, đòi hỏi vô lối của Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha.Cuốn sách lần đầu tiên được xuất hiện tại Leiden bởi nhà xuất bản Elzevier vào mùa xuân năm 1609.
Cho đến thế kỉ 18, nguyên tắc tự do biển cả đã chiến thắng.Từ đây, tất cả các hạn chế thương mại của giai cấp phong kiến bị thủ tiêu, các yêu cầu đòi hỏi của các quốc gia đối với biển cả bị loại bỏ.
Luận cứ của học thuyết này bắt nguồn từ bản chất tự nhiên của biển cả, đó là tính động, tính lỏng, tính thống nhất, tính không cạn kiệt của tài nguyên (theo quan niệm của thời kỳ đó) và Luật tự nhiên. Cách tiếp cận của thuyết Biển tự do là để đi đến khẳng định, các quốc gia có quyền tự do thương mại quốc tế thông qua đường biển. Theo lập luận của thuyết biển tự do thì biển cả được để mở, không hạn chế về hàng hải.
Sau thế chiến thứ hai, quá trình pháp điển hóa luật quốc tế diễn ra mạnh mẽ, quan điểm tự do biển cả cũng từ đó mà được các học giả, các tuyên bố đơn phương của các quốc gia và thực tiễn khẳng định và phát triển:
- Tại phiên họp thứ 22 của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào 17/08/1962, Arvid Pardo Đại sứ Malte đã đưa ra tư tưởng coi vùng đáy đại dương nằm ngoài vùng tài phán quốc gia là di sản chung của nhân loại.
- Nghị quyết 2479 (XXV) ngày 17/12/1970 có nội dung tuyên bố về các nguyên tắc quản lý đáy biển và đại dương cũng như các lòng đất của chúng nằm ngoài ranh giới quyền tài phán quốc gia.
- Phán quyết của Tòa án pháp lý quốc tế: Nguyên tắc tự do thông thương hàng hải và nghĩa vụ của mọi quốc gia không được sử dụng lãnh thổ của mình nhằm mục đích chống lại quyền của các quốc gia khác (Vụ eo biển Corfou ngày 09/04/1949 giữa Anh – Albani)
- Hội nghị pháp điển hóa lần thứ nhất của Liên hợp quốc về luật biển năm 1958 tại Geneve đã cho ra đời hai công ước:
+ Công ước về biển cả (hiệu lực từ ngày 30/09/1962) với 52 quốc gia phê chuẩn
+ Công ước về đánh cá và bảo tồn các tài nguyên sinh vật biển (hiệu lực từ ngày 02/03/1966) với 36 quốc gia phê chuẩn.
- Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về luật biển được triệu tập tại New York với nhiều vòng đàm phán, từ năm 1973 đến năm 1982. Ngày 10/12/1982, tại Montego Bay, thủ phủ của Jamaica, thay mặt có thẩm quyền của 117 quốc gia, Hội đồng của Liên hợp quốc về Nammibia và các đảo Cuc đã ký chính thức công bố Công ước luật biển 1982.Công ước bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/11/1994.Tính đến thời điểm hiện nay thì đã có 154 quốc gia và Cộng đồng châu Âu phê chuẩn công ước.
Và trong công ước 1982 thì nguyên tắc tự do biển cả đã được thừa nhận như một nguyên tắc cơ bản nhất của luật biển quốc tế. Do đó mà chế độ pháp lý của biển cả được tập trung chủ yếu trong nguyên tắc tự do ở biển cả. Theo nguyên tắc này, biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia có biển hay không có biển đều bình đẳng và tự do trong việc sử dụng biển.


R8d3L244xkm1ZtA
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status