Quản lý tín dụng đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Nam - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng Phát triển (NHPT) Việt Nam là một tổ chức tài chính, tín
dụng của Nhà nước với chức năng nhiệm vụ huy động, tiếp nhận vốn của các
tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chính sách TDĐT và chính sách
TDXK của Nhà nước. Trong đó, cho vay đầu tư đươc ̣ coi là hoạt động quan
trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ vay của NHPT Việt Nam.
Hoạt động cho vay đầu tư của NHPT Việt Nam tập trung tài trợ có hiệu quả
cho các chương trình, các dự án đầu tư quan trọng trong từng thời kỳ, các dự
án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực
quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, góp phần tích cực vào sự
phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như của từng địa phương.
Trong những năm qua, công tác quản lý vốn tín dụng đầu tư tại Chi
nhánh NHPT Hà Nam đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần đáng kể
vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh
những mặt được, công tác quản lý TDĐT cũng bộc lộ một số hạn chế, tồn tại
dẫn đến nợ quá hạn ở một số dự án một số thời điểm tăng cao, hiệu quả hoạt
động nhiều dự án không đạt như dự kiến, khả năng mở rộng, tăng trưởng tín
dụng đầu tư gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả vốn tín dụng đầu tư
của nhà nước trên địa bàn.Thực tế trên đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc,
nghiêm túc, phân tích một cách khách quan, khoa học, có hệ thống và toàn
diện công tác quản lý TDĐT tại Chi nhánh NHPT Hà Nam để có những giải
pháp khắc phục các tồn tại để quản lý TDĐT tốt hơn để đạt được mục tiêu
tăng trưởng tín dụng, giảm nợ xấu. Với ý nghĩa đó, tui đã lựa chọn nghiên
cứu đề tài “Quản lý tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Hà Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác quản lý TDĐT tại Chi nhánh NHPT Hà
Nam, để từ đó đưa ra những giải pháp, đề xuất quản lý TDĐT tốt hơn nhằm
mục tiêu tăng trưởng tín dụng và hạn chế nợ xấu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát cơ sở lý luận khoa học về quản lý TDĐT của Nhà nước;
- Phân tích thực trạng công tác quản lý TDĐT tại Chi nhánh NHPT Hà Nam;
- Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý TDĐT của Nhà nước.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Công tác quản lý TDĐT tại Chi nhánh NHPT Hà Nam giai đoạn 2010 -
2014, gồm tất cả các khâu từ tiếp cận lựa chọn dự án, thẩm định quyết định
cho vay, giải ngân, thu nợ...
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Vận dụng phép biện chứng duy vật biện chứng;
- Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, kết hợp
kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng của NHPT Việt Nam.
6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
- Tên đề tài “Quản lý tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Hà Nam”.
- Bố cục: Ngoài phần mở đầu và kết luận , nội dung đề tài nghiên cứu
gồm 3 chương:
Chương 1:Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận về quản lý
TDĐT tại NHPT Việt Nam.
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý TDĐT tại Chi nhánh NHPT Hà Nam.
Chương 4: Giải pháp quản lý TDĐT tại Chi nhánh NHPT Hà Nam
trong thời gian tới.

CHƢƠNG 1 . TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TDĐT TẠI NHPT VIỆT NAM
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
NHPT Việt Nam là tổ chức duy nhất thực hiện hoạt động tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước. Vì vậy, cần nâng cao vai trò, chức năng
của NHPT Việt Nam từ đó đưa ra các chính sách nhằm hoàn thiện hoạt động
cấp tín dụng đang thực hiện thông qua tổ chức này. Do vậy, việc nghiên cứu
cần được tiến hành một cách có khoa học. Để có thông tin cần thiết phục
vụ cho việc nghiên cứu luận văn, tác giả đã tiến hành thu thập thông
tin, tìm hiểu các luận văn thạc sĩ có nội dung tương tự đã được công nhận để
tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra nền tảng cho quá trình hoàn thành luận văn.
Đề tài và bài báo có nội dung chính liên quan đến vấn đề tác giả đang
nghiên cứu là luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Tiến Tính là “giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác cho vay tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Hà
Tĩnh”, luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Văn Kiên thực hiện tại Học viện
tài chính kế toán “ Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay vốn tín dụng đầu tư
tại Chi nhánh NHPT Hải Dương”, các bài tạp chí của tạp chí NHPT Việt
Nam.
Trong luận văn của tác giả Nguyễn Tiến Tính là “giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác cho vay tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Hà Tĩnh”
trong luận văn đã nêu tổng quan chung về tín dụng đầu tư phát triển của nhà
nước, tổng quan chung về hiệu quả công tác cho vay tín dụng đầu tư, thực
trạng cho vay và giải pháp nâng cao hiệu quả vốn tín dụng đầu tư tại Chi
nhánh NHPT Hà Tĩnh tuy nhiên luận văn chưa đề cập đến tổng quan cơ sở lý
luận về quản lý tín dụng đầu tư và quy trình quản lý tín dụng đầu tư.

Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Văn Kiên thực hiện tại Học viện tài
chính kế toán “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay vốn tín dụng đầu tư
tại Chi nhánh NHPT Hải Dương” luận văn đã đề cập đến các vấn đề cơ
sở lý luận về chất lượng hoạt động cho vay đầu tư trong đó có cơ sở lý luận
về cơ chế cho vay đầu tư và cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng, thực trạng
chất lượng cho vay đầu tư, giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đầu tư.
Luận văn đề tài“Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư
đề nghị cấp tín dụng của NHPT Việt Nam” của tác giả Đinh Thị Thu Hiền
luận văn đã khái quát và hệ thống hóa các lý thuyết về thẩm định tài chính dự
án đầu tư; Phân tích các hoạt động tín dụng dài hạn của NHPT; Phân tích
những bất cập, hạn chế của nghiệp vụ này; Từ những bất cập tồn tại trong
công tác thẩm định tài chính dự án nhóm nghiên cứu đưa ra nguyên tắc hoàn
thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư; các giải pháp hoàn thiện công
tác thẩm định tài chính dự án đầu tư đề nghị cấp tín dụng của NHPT. Tuy
nhiên luận văn chưa đề cập đến việc thẩm định các dự án đang đầu tư dở dang
có nhu cầu vay vốn NHPT Việt Nam và các vấn đề bất cập tồn tại khi thẩm
định dự án đầu tư dở dang.
1.2. Một số vấn đề lý luận chung về quản lý TDĐT tại NHPT Việt Nam
1.2.1. Khái niêm quản lý: Theo Phan Huy Đường, 2012. ”Quản lý
Nhà nước về kinh tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội” Quản
lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên
đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật. Đối tượng
quản lý, khách thể quản lý chủ yếu là quản lý con người. Ngoài ra còn quản lý
các khách thể khác như tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật....Chủ thể quản lý
có thể là một người, một tổ chức, một bộ máy ....Vì thế nói đến quản lý là
phải nói đến một cơ chế vận hành, tức là cơ chế quản lý (như chế độ, chính
sách, biện pháp tổ chức, tâm lý xã hội).
1.2.2. Cơ sở lý luận về Quản lý TDĐT của Nhà nƣớc
1.2.2.1. Khái niệm
- TDĐT là một hình thức tín dụng nhằm thực hiện chính sách đầu tư
phát triển của Nhà nước, thể hiện mối quan hệ vay, trả giữa Nhà nước (do
NHPT đại diện) với các pháp nhân, thể nhân hoạt động trong nền kinh tế,
được Nhà nước hỗ trợ với chính sách ưu đãi với từng đối tượng cụ thể nhằm
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định theo định
hướng của Nhà nước.
- TDĐT phát triển ra đời khi việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho
đầu tư phát triển chuyển từ việc cấp phát không hoàn lại sang hình thức cho
vay có hoàn lại là chủ yếu. Cùng mục đích như các hình thức tín dụng khác,
TDĐT phát triển không chỉ giúp cho nền kinh tế tập trung được lượng vốn
cần thiết mà còn có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát
triển được nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
- Cũng như hoạt động tín dụng nói chung, TDĐT bao gồm 2 mặt hoạt
động: hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn. Cho vay vốn TDĐT
của Nhà nước (cho vay đầu tư) là một hình thức của hoạt động sử dụng vốn
TDĐT của Nhà nước.
- TDĐT của Nhà nước là kênh hỗ trợ vốn cho các dự án đầu tư của các
thành phần kinh tế thuộc các ngành, lĩnh vực, các vùng khó khăn và đặc biệt
khó khăn cần được khuyến khích đầu tư và các chương trình kinh tế lớn quan
trọng của Nhà nước có tác dụng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần quan trọng trong việc phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Theo quy định tại Nghị định 75/2011/NĐ-CP, Tín dụng đầu tư của
Nhà nước, bao gồm: Cho vay đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư. Trong đó, Cho vay
đầu tư là việc NHPT Việt Nam cho các chủ đầu tư vay vốn để thực hiện dự án
đầu tư. Như vậy, Cho vay đầu tư là một hoạt động của Chính sách Tín dụng
đầu tư của Nhà nước nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư có dự án đầu tư thuộc Danh
mục các dự án vay vốn Tín dụng đầu tư được Chính phủ ban hành trong từng
thời kỳ, với các ưu đãi về lãi suất, về đảm bảo tiền vay, thời hạn vay,...
1.2.2.2. Chủ thể quản lý vốn TDĐT của Nhà nƣớc
- Cùng với việc Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các hoạt động tín
dụng chính sách đã dần tách khỏi tín dụng thương mại, một bộ phận nguồn
vốn cấp phát từ NSNN được chuyển thành vốn tín dụng ưu đãi. Sự ra đời của
Quỹ HTPT (ngày 01/01/2000) với mô hình tổ chức tài chính Nhà nước nhằm
đảm nhận nhiệm vụ tín dụng ưu đãi trong quá trình chuyển đổi của nền kinh
tế, việc hình thành và phát triển hệ thống Quỹ HTPT để thực hiện chính sách
TDĐT và TDXK của Nhà nước là bước kế tiếp thành công của sự đổi mới mô
hình tổ chức tài chính của Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô. Trong
điều kiện khả năng tích luỹ của NSNN cho đầu tư phát triển có hạn, cùng với
các chính sách thu hút đầu tư, Chính phủ đã có thêm công cụ khai thác nguồn
vốn trong xã hội để hỗ trợ phát triển các ngành, các vùng, các sản phẩm trọng
điểm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khai thác những tiềm năng to
lớn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.
- Để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức tài trợ phát triển, phù hợp
với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới, ngày 19/5/2006
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg về việc
thành lập NHPT Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ HTPT để tiếp
tục thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước. NHPT Việt Nam
được Chính phủ giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách TDĐT và TDXK
của Nhà nước theo quy định tại Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 20/11/2011
và các nghị định sửa đổi, bổ sung

CCe9wo2l6ngfA58
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status