phương án xử lý bụi của nhà máy sản xuất xi măng lưu lượng 15000 m3/h - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU i
LỜI CẢM ƠN ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN iv
DANH MỤC HÌNH 3
DANH MỤC BẢNG 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BỤI 6
1.1. SƠ LƯỢC VỀ BỤI: 6
1.1.1. Các khái niệm chung về bụi: 6
1.1.2. Phân loại bụi theo nguồn gốc: 6
1.1.3. Phân loại theo kích thước hạt bụi: 6
1.1.4. Phân loại bụi theo tác hại: 6
1.2. TÍNH CHẤT HÓA LÝ CỦA BỤI: 7
1.2.1. Tính tán xạ: 7
1.2.2. Tính bám dính: 7
1.2.3. Tính mài mòn: 8
1.2.4. Tính thấm: 8
1.2.5. Tính hút ẩm và tính hòa tan: 8
1.2.6. Tính mang điện: 8
1.2.7. Tính cháy nổ: 8
1.3. BỤI TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT XI MĂNG: 9
1.3.1. Vai trò và nhu cầu của xi măng 9
1.3.2. Dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng: 10
1.3.3. Nguồn phát thải bụi trong quá trình sản xuất xi măng 12
1.3.4. Đặc trưng ô nhiễm bụi và khí thải của các nhà máy sản xuất xi măng: 15
1.3.5. Tác hại của bụi xi măng 15
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BỤI 17
2.1. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BỤI KHÔ 17
2.1.1. Buồng lắng bụi 17
2.1.2. Cyclon: 18
2.1.3. Hệ thống lọc túi vải 19
2.2. PHƯƠNG PHÁP LỌC BỤI ƯỚT: 21
2.3. PHƯƠNG PHÁP LỌC BỤI TĨNH ĐIỆN: 22
CHƯƠNG 3 LỰA CHỌN VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 24
3.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN 24
3.2. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 25
3.2.1. Sơ đồ công nghệ: 25
3.2.2. Thuyết minh 26
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN MỘT CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 27
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 31
5.1. KẾT LUẬN 31
5.2. KIẾN NGHỊ: 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
PHỤ LỤC 33

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ BỤI
1.1. SƠ LƯỢC VỀ BỤI:
1.1.1. Các khái niệm chung về bụi:
Các phần tử chất rắn thể rời rạc (vụn) dưới tác dụng của các dòng khí hay không khí, chúng chuyển thành trạng thái lơ lửng và trong những điều kiện nhất định chúng tạo thành thứ vật chất mà người ta gọi là bụi.
Bụi gồm hai pha: pha khí và pha rắn rời rạc.
Hạt Bụi có kích thước từ nguyên tử đến nhìn thấy được bằng mắt thường, có khả năng tồn tại ở dạng lơ lửng trong thời gian dài ngắn khác nhau.
1.1.2. Phân loại bụi theo nguồn gốc:
– Bụi tự nhiên (bụi do động đất, núi lửa…)
– Bụi thực vật (bụi gỗ, bông, bụi phấn hoa…)
– Bụi động vật, người (trên lông, tóc…)
– Bụi nhân tạo (nhựa hóa học, cao su…)
– Bụi kim loại (sắt, đồng, chì…)
– Bụi hỗn hợp (do mài, đúc…)
1.1.3. Phân loại theo kích thước hạt bụi:
Bụi thô, cát bụi: gồm từ các hạt bụi, chất rắn có kích thước hạt lớn hơn 75
Bụi: các hạt chất rắn có kích thước nhỏ hơn bụi thô (5-75 ) được hình thành từ các quá trình cơ khí như nghiền, tán, đập...
Bụi hô hấp là những hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 10 chúng có thể thâm nhập sâu vào tận phổi trong quá trình hô hấp.
1.1.4. Phân loại bụi theo tác hại:
Theo tác hại bụi có thể phân ra:
• Bụi nhiễm độc chung (chì, thủy ngân, benzen)
• Bụi gây dị ứng viêm mũi, hen, nỗi ban…(bụi bông, gai, phân hóa học, một số tinh dầu gỗ…)
• Bụi gây ung thư (bụi quặng, crom, các chất phóng xạ…)
• Bụi xơ hóa phổi (thạch anh, quặng amiang…)

1.2. TÍNH CHẤT HÓA LÝ CỦA BỤI:
1.2.1. Tính tán xạ:
Kích thước hạt: là thông số cơ bản của bụi, vì chọn thiết bị lọc chủ yếu dựa vào thành phần tán xạ của bụi.
Thành phần tán xạ: là hàm lượng tính bằng số lượng hay khối lượng các hạt thuộc nhóm kích thước khác nhau.
Nhóm kích thước (nhóm cỡ hạt hay nhóm hạt): là phần tương đối của các hạt có kích thước nằm trong khoảng trị số xác định được coi như giới hạn dưới và giới hạn trên.
Kích thước hạt có thể được đặc trưng bằng vận tốc treo (vt, m/s) là vận tốc rơi tự do của hạt trong không khí.
1.2.2. Tính bám dính:
Tính bám dính của hạt xác định xu hướng kết dính của chúng. Độ kết dính của hạt tăng có thể làm cho thiết bị lọc bị nghẽn do sản phẩm lọc. Kích thước hạt càng nhỏ thì chúng càng dễ bám dính vào bề mặt thiết bị. Bụi có 60 - 70% hạt có đường kính nhỏ hơn 10 được coi là bụi kết dính.


0h48ePy4W44996b
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status