Tìm hiểu hệ thống từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ nhiều nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bước sang thế kỉ XXI, điều kiện Kinh tế - Xã hội của nước ta có những thay đổi
lớn, dẫn tới những đòi hỏi trong việc dạy Tiếng Việt nói chung và dạy tiếng mẹ đẻ nói
riêng. Căn cứ vào mục tiêu dạy học đã được quy định, với tư cách là một môn học độc
lập, Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức về hệ thống Tiếng
Việt (hệ thống âm thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp...), đồng thời hình thành cho
học sinh kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết). Ngoài ra Tiếng Việt còn là công cụ
giao tiếp và tư duy, cho nên nó còn có chức năng kép mà các môn học khác không có
được, đó là trang bị cho học sinh một số công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến
thức khoa học trong nhà trường.
Việc cung cấp kiến thức lý thuyết về từ cũng như kỹ năng nắm nghĩa, sử dụng
từ cho học sinh Tiểu học rất quan trọng. Do đó, việc đưa học sinh vào các hoạt động
học tập trong giờ Tiếng Việt được giáo viên đặc biệt quan tâm chú ý. Tuy nhiên, ngôn
ngữ Tiếng Việt của chúng ta thực sự có nhiều khía cạnh khó, một trong những nội
dung khó đó là phần ngữ pháp/từ vựng Tiếng Việt (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, đồng
âm, từ nhiều nghĩa, đại từ, quan hệ từ, câu...). Mặc dù vấn đề từ vựng, các lớp từ có
quan hệ về ngữ nghĩa và việc dạy vấn đề này ở trường Tiểu học không gây nhiều tranh
cãi như việc dạy nội dung cấu tạo từ, nhưng đây lại là công việc không mấy dễ dàng
bởi vì nó là một hiện tượng phức tạp, trừu tượng và khó nắm bắt. Trong khi đó tư duy
của học sinh Tiểu học chủ yếu thiên về cụ thể, chưa phát triển tư duy trừu tượng, điều
này đòi hỏi giáo viên cần tìm ra được biện pháp dạy học thích hợp với tâm lý
nhận thức của các em. Chính vì vậy, để giới thiệu nét đặc sắc của tiếng Việt, từ đó
khơi gợi tình yêu, lòng tự hào về ngôn ngữ dân tộc mình cho học sinh, trong chương
trình dạy môn Tiếng Việt, ngay từ Tiểu học cần chú ý giảng và thực hành nhiều về từ
đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm...
Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa là một hiện tượng độc đáo của Tiếng
Việt, nó làm cho tiếng Việt thêm phong phú và mang đậm nét đặc sắc riêng mà không
thể lẫn với một thứ ngôn ngữ nào khác. Nghiên cứu từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ
nhiều nghĩa sẽ góp phần làm rõ hơn cấu trúc ngôn ngữ và qua đó nâng cao hiệu quả
của hoạt động lời nói. Mặc dù việc nghiên cứu có giá trị to lớn về phương diện lý
thuyết lẫn thực tiễn, nhưng vấn đề này vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng. Thực tế,
chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học bao gồm các phân môn: Học vần, Tập đọc,
Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn. Trong đó, nội dung về từ vựng
được tập trung biên soạn có hệ thống trong phần Luyện từ và câu. Một tiết cung cấp về
nội dung lý thuyết, một tiết rèn kỹ năng luyện tập (mỗi tiết dạy 35 – 40 phút). Bản thân
tui nhận thấy học sinh dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ đồng nghĩa
cũng không mấy khó khăn, tuy nhiên khi học xong từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thì
học sinh bắt đầu có sự nhầm lẫn và khả năng phân biệt từ đồng nghĩa – đồng âm - từ
nhiều nghĩa cũng không được như mong đợi của cô giáo, kể cả học sinh khá, giỏi đôi
khi cũng còn thiếu chính xác.
Với những điều vừa nêu trên cộng với lòng ham học hỏi, ham hiểu biết và lòng
ngưỡng mộ, kính trọng đối với các nhà thơ, nhà văn Việt Nam – những người đã góp
phần làm nên diện mạo của nền văn học dân tộc, đã thôi thúc tui bắt tay vào thực hiện
đề tài “Tìm hiểu hệ thống từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ nhiều nghĩa trong chương
trình Tiếng Việt Tiểu học” nhằm giúp bản thân trau dồi thêm vốn ngôn ngữ của dân
tộc, hiểu biết phong phú thêm về con người đất Việt. Hơn nữa còn biết cách vận dụng
từ ngữ sao cho phù hợp với đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp nhất định nhằm
đạt hiệu quả giao tiếp cao.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Từ ngữ là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, chủ yếu xoay
quanh bàn về khái niệm và các tầng lớp ý nghĩa của từ. Nổi bật lên là việc xác định các
tầng lớp ý nghĩa và khả năng hành chức của nó trong hoạt động giao tiếp. Ở Việt Nam,
giữa thế kỷ XX, công việc nghiên cứu từ ngữ đã được khai thác nhiều, tiêu biểu có
Nguyễn Thiện Giáp, Đái Xuân Ninh, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Phê… Với vai trò quan
trọng trong hệ thống ngôn ngữ và trong hoạt động giao tiếp của con người, đã từ lâu,
từ rất được quan tâm trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Đã có khá nhiều công
trình nghiên cứu về từ và đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần vào lí luận ngôn
ngữ chung, đồng thời soi sáng được những đặc điểm riêng biệt của từ trong tiếng Việt.
Tuy nhiên, có thể nói rằng đại đa số các công trình về từ trong tiếng Việt vẫn tập trung
vào vị trí, vai trò, đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ.
Nguyễn Thiện Giáp, tác giả cuốn “Từ vựng học tiếng Việt” - Nhà xuất bản giáo
dục – 1999 đã giới thiệu những khái niệm cơ bản, những phương pháp thích hợp được
sử dụng trong nghiên cứu từ vựng học. Trong phần ba “Cấu tạo ngữ nghĩa của từ tiếng
Việt” [119;146], ông cũng có đề cập đến nghĩa của từ, đến ngữ cảnh – Cơ sở để phân
tích nghĩa của từ. Tác giả đã chỉ ra được tầm quan trọng của ngữ cảnh trong việc phân
tích ý nghĩa của từ mà chưa chỉ ra được quy trình chuyển biến ý nghĩa đó khi được đặt
trong những hoàn cảnh khác nhau.
Trước đó, Đái Xuân Ninh trong cuốn “Hoạt động của từ tiếng Việt” - Nhà xuất
bản khoa học và xã hội –1978, ông chỉ nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt thông qua hoạt
động của từ tiếng Việt. Tác giả chú ý nhiều đến từ loại tiếng Việt và phân tích sâu các
cụm từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ …
Từ là loại đơn vị có nhiều bình diện, các bình diện này có sự tương tác và chi
phối lẫn nhau, nhưng vẫn có tính độc lập tương đối giữa chúng. Đỗ Hữu Châu trong
cuốn “Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng” - Nhà xuất bản đại học – trung học chuyên
nghiệp – 1987 đã giới thiệu một hệ thống những khái niệm, phương pháp và nguyên
tắc giúp chúng ta lật xới bề dày, chiều dài ngữ nghĩa của từ thường được nói tới và vận
dụng trong ngữ nghĩa học hiện đại. Ông cũng chỉ rõ rằng, nội dung tinh thần tạo nên ý
nghĩa của từ, nó không chỉ gồm những hiểu biết lý tính về sự vật, mà còn là tình cảm,
thái độ, là cách thể nghiệm hiện thực của con người của một xã hội ... tất cả tổ chức
thành một hệ thống hài hòa, chặt chẽ.
Những nghiên cứu về từ trái nghĩa không nhiều, Nguyễn Thiện Giáp đã xác
định, “Từ trái nghĩa là một trong những biện pháp tổ chức từ vựng theo sự đối lập. Có
thể định nghĩa những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa, biểu hiện khái niệm
tương phản về mặt lôgic, nhưng tương liên lẫn nhau” [104]. Theo tác giả, có hai kiểu
đối lập trong từ trái nghĩa là đối lập về mức độ (già - trẻ, thấp - cao…) và đối lập loại
trừ (giàu - nghèo, mua - bán,…). Có đối lập chung (trên - dưới), và các đối lập như các
tiêu chí bổ sung (cao - thấp, to - nhỏ, …), từ đó có thể lập thành các nhóm có khả năng
thay thế lẫn nhau. Cũng giống như đồng nghĩa, thực chất của trái nghĩa là so sánh các
nghĩa chứ không phải giữa các từ nói chung, và dung lượng ngữ nghĩa của các từ trái
nghĩa phải tương đương với nhau trong khi hướng theo các chiều khác nhau, để đảm
bảo tính cân xứng trong từ trái nghĩa.
Qua khảo sát, hầu như các tác giả đi trước đã nghiên cứu khá sâu và kỹ về hệ
thống từ trong hệ thống, cũng như cụ thể hóa của những từ ngữ ấy trong các văn bản.
Tuy nhiên, các tác giả chỉ nói một cách chung chung và ở phạm vi rộng và chưa đi sâu


37ZJBMBiy4m3a76
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status