Dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI...................................................................... 7
1.1. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại...............................................................7
1.1.1. Khái niệm và chức năng của ngân hàng thương mại ........................................7
1.1.2. Dịch vụ Ngân hàng thương mại ......................................................................10
1.2. Dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại .........................................13
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ phi tín dụng ngân hàng ..........................13
1.2.2 Các loại hình dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại........................16
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ phi tín dụng ngân hàng..................21
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai các dịch vụ phi tín dụng ngân hàng
...................................................................................................................................29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY ĐÔ ........................................................ 34
2.1. Khái quát về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và
ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN – CN Tây Đô ..................34
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................34
2.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2010-30/6/2013...36
2.2. Thực trạng triển khai dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô ..........................................40
2.2.1. Doanh thu một số sản phẩm dịch vụ phi tín dụng...........................................41
2.2.2 Chất lượng của một số sản phẩm dịch vụ phi tín dụng theo các tiêu chí.........48
2.3. Đánh giá chung.................................................................................................62
2.3.1. Mặt tích cực.....................................................................................................62
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân......................................................................63

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC
DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY ĐÔ
TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO ............................................................ 68
3.1. Định hƣớng chung phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô.........................68
3.1.1 Định hướng chung............................................................................................68
3.1.2 Các mục tiêu cụ thể của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam – Chi nhánh Tây Đô .........................................................................................68
3.2 Một số giải pháp cơ bản....................................................................................71
3.2.1 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng ..................................................................71
3.2.2 Đảm bảo an toàn các giao dịch, tài sản của khách hàng và an toàn cho ngân
hàng ...........................................................................................................................71
3.2.3 Áp dụng marketing trong phát triển dịch vụ ngân hàng ..................................71
3.2.4 Thực hiện việc mở rộng, triển khai nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ.....................72
3.2.5 Nâng cao chất lượng quản trị điều hành, kiểm tra, kiểm soát nội bộ...............73
3.3. Một số kiến nghị ...............................................................................................78
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...............................................78
3.3.2. Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ..............79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 83
PHỤ LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Tốc độ toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại nhanh chóng trong những năm
vừa qua đã tạo ra nhiều thay đổi to lớn về môi trường kinh tế quốc tế. Cũng như các
thị trường khác, thị trường tài chính giờ đây cũng phải chịu những sức ép lớn của
quá trình hội nhập. Đặc biệt các ngân hàng thương mại – là tổ chức trung gian tài
chính có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa khu vực tiết kiệm và đầu tư của
nền kinh tế – ngày càng bị cạnh tranh bởi các trung gian tài chính phi ngân hàng và
các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên sự gia tăng sức ép cạnh tranh sẽ tác động đến
ngành ngân hàng như thế nào còn phụ thuộc một phần vào khả năng thích nghi và
hiệu quả hoạt động của chính các ngân hàng trong môi trường mới này.
Đã từ lâu dịch vụ ngân hàng trở thành một dịch vụ nền tảng của những quốc
gia phát triển, ngân hàng góp phần điều tiết các nguồn vốn, là kênh phân phối vốn,
điều chuyển nguồn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Sở dĩ ngân hàng thực
hiện được điều này là thông qua vai trò tín dụng, tín dụng là trợ thủ đắc lực giúp
cho các thành phần trong xã hội phát triển toàn diện. Bên cạnh vai trò của tín dụng,
phát triển các dịch vụ phi tín dụng cũng được xác định là một nhiệm vụ quan trọng
trong chiến lược phát triển của ngân hàng. Vì sự phát triển của dịch vụ ngân hàng
nói chung, dịch vụ phi tín dụng nói riêng đóng góp vào tỷ trọng và quy mô ngày
càng lớn cho tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế quốc dân; phát triển các dịch
vụ ngân hàng với chất lượng cao sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Đồng thời, với các dịch vụ ngân hàng, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có điều
kiện chủ động lựa chọn các kênh đầu tư sinh lời an toàn và có hiệu quả hơn.
Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế, ngành ngân hàng của Việt Nam
cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại đã
được phát triển thành công ở nước ngoài nay được các ngân hàng thương mại Việt
Nam đưa vào áp dụng bước đầu chứng tỏ tính hiệu quả và sự tiện dụng của chúng,
góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại, giảm thiểu
rủi ro trong kinh doanh và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và xã hội.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng đã sớm nắm
bắt được sự phát triển của xu hướng phát triển của những loại hình dịch vụ ngân hàng
hiện đại này, áp dụng công nghệ và sử dụng hệ thống tạo ra nhiều sản phẩm mới,
cách phân phối hiệu quả, tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng và ngân
hàng, bởi vậy trong thời gian qua ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp để phát
triển các dịch vụ ngân hàng.
Là một trong các chi nhánh hàng đầu thuộc hệ thống ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong triển
khai chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng. Tuy mới triển khai được một thời gian
ngắn, nhưng bước đầu chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về phát triển
dịch vụ, nâng cao tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập, góp phần tích cực
vào sự đa dạng hoá dịch vụ của toàn hệ thống. Tuy nhiên so với tiềm năng và yêu cầu
hội nhập thì còn nhiều bất cập, nổi lên là dịch vụ phi tín dụng còn hạn chế chưa thoả
mãn được các nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Do đó, việc tìm ra những
nguyên nhân và hạn chế trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ là hết sức quan
trọng bởi vì qua đó có thể đề xuất được các giải pháp phát triển các dịch vụ, đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, và đây thực sự là một trong những nhu cầu
cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với chiến lược phát triển của
ngành ngân hàng Việt Nam và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam. Với lý do trên, tác giả chọn đề tài “Dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tây Đô” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Xung quanh chủ đề về các dịch vụ phi tín dụng đã có khá nhiều công trình đề
cập đến, trong đó đáng chú ý có một số nhóm các công trình sau đây:
1. Nhóm các công trình nghiên cứu các dịch vụ phi tín dụng trong hoạt động
kinh doanh NHTM nói chung
a.“Vai trò phát triển các dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam” của ThS.NCS.Đào Lê Kiều Oanh và Phạm Anh Thủy đăng trên Tạp chí

phát triển và hội nhập số 6. (2012)
b. “Đa dạng hóa việc cung ứng dịch vụ ngoài tín dụng tại chi nhánh ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Thành trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế” Luận văn thạc sĩ kinh tế - Học viện Ngân hàng của Nguyễn Văn Long.
Luận án đã phân tích, tổng kết các hoạt động thu ngoài tín dụng của ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Hà Thành, từ đó đánh giá những thành công, những
tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đồng thời có những nhận định về tiềm
năng, xu thế phát triển của hoạt động phi tín dụng để đưa ra các giải pháp có tính thực
thi cao. (2011)
2. Nhóm các công trình nghiên cứu dịch vụ phi tín dụng tại những NHTM cụ thể:
a. “Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế và giải pháp mở rộng hoạt động
thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc
Trăng”. Luận văn Thạc sỹ kinh tế - Trường đại học Ngoại thương của Phạm Thị Mỹ
Tiên. Luận án đã trình bày một cách tổng quát về các hoạt động thanh toán quốc tế, từ
đó đề xuất một số giải pháp nhắm phát triển, mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế
cho cả đối tượng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân trong điều kiện
kinh tế thị trường. (2010)
b. „Phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam”. Luận văn thạc sỹ kinh tế trường ĐH Ngoại thương của
Nguyễn Văn Tiến. Luận văn đã trình bày một cách tổng quát về dịch vụ chuyển tiền
kiểu hối, những tồn tại của dịch vụ, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm
phát triển dịch vụ tại ngân hàng công thương Việt Nam. (2011)
c. „Phát triển cách Thanh toán điện tử trong Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội”. Luận văn tiến sỹ kinh tế - trường ĐH
Kinh tế quốc dân của Nguyễn Trung Đức. Luận văn tập trung nghiên cứu phương
thức thanh toán điện tử trong ngân hàng, cách nào nên tập trung phát triển,
cách nào chưa cần tập trung để nhằm lựa chọn được những phương pháp tối
ưu phục vụ khách hàng một cách có hiệu quả nhất. (2012)
Ngoài ra còn có một số công trình như:


1vhjrui67NB3C19
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status