Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mông – Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa pa - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, được tạo hóa
ban cho khá nhiều tài nguyên, phần lớn diện tích lãnh thổ là đồi núi, có nhiều cảnh
quan đẹp, những cánh rừng nhiệt đới cùng với hệ thống sông hồ tạo nên một bức
tranh sơn thủy hữu tình.
Trải dài từ Bắc vào Nam, từ địa đầu tổ quốc Hà Giang tới mũi Cà Mau có tất
cả 54 dân tộc anh em sinh sống. Tuy điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế có khác
nhau nhưng cùng chung cội nguồn con rồng cháu tiên.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi nền kinh tế đang trên đà phát triển
mạnh mẽ, khi trình độ dân trí ngày càng được nâng cao thì nhu cầu đi du lịch là
một trong những nhu cầu đang ngày càng tăng trong cuộc sống của con người. Đặc
biệt là du lịch văn hóa, bởi loại hình du lịch này là cơ hội để trở về cội nguồn dân
tộc, tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc, những tinh hoa của dân tộc.
Du lịnh huyện Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai phát triển từ đầu thế kỉ 20. Tuy du
khách tới đây chủ yếu thăm quan các thắng cảnh tự nhiên là chính, loại hình du
lịch văn hóa vẫn còn hạn chế. Mà ở đây các dân tộc thiểu số sinh sống là chủ yếu
với nền văn hóa phong phú đa dạng có nhiều nét hấp dẫn có thể đưa vào khai thác
phục vụ trong du lịch. Nơi đây có khoảng 45000 dân, trong đó người H’mông
chiếm 52% dân số. Huyện có 98 làng, thôn, bản thì có tới 61 làng người H’mông
sinh sống. Tộc người H’mông ở Sa Pa có nhiều nét văn hóa đặc sắc về phong tục
tập quán, văn hóa ăn mặc, văn hóa ẩm thực, tôn giáo tín ngưỡng. Tuy nhiên vẫn
chưa được khai thác hết tiềm năng của nó để phát triển du lịch nâng cao mức sống
cho người dân địa phương, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc nơi
đây.
Là người sinh ra và lớn lên nới đây, lại học ngành Văn hóa Du lịch nên em
muốn tìm hiểu sâu hơn về văn hóa của tộc người H’mông để hi vọng góp phần nhỏ
bé quảng bá nền văn hóa của người H’mông nói riêng và của các dân tộc thiểu số ở
Sa Pa nói chung. Cũng như nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa trong du
lịch đặc biệt là du lịch văn hóa. Từ thực trạng nền văn hóa của tộc người H’mông ở
Sapa cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo – Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Khánh em đã
chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình là “Tìm hiểu văn hóa tộc người
H’mông – Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa pa”.
2.Mục đích nghiên cứu
Giới thiệu văn hóa của tộc người H’mông, tìm ra một số giải pháp nhằm bảo
tồn giữ gìn khai thác nền văn hóa đó trong việc phát triển du lịch.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất: Hệ thống hóa một số cơ sở lí luận về văn hóa
- Thứ hai: Phân tích, nêu rõ thực trạng nền văn hóa của tộc người
H’mông ở huyện SaPa
- Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm gìn giữ và khai
thác hiệu quả những giá trị văn hóa dân tộc người H’mông để phát triển du
lịch tại Sa Pa
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà đề tài hướng tới là tìm hiểu các yếu tố văn hóa của
người H’mông ở Sa pa để qua đó có thể khai thác các yếu tố văn hóa đó trong việc
phát triển du lịch địa phương.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận được thực hiện tại huyện Sapa –
Lào Cai, đề tài nghiên cứu về văn hóa, tác động của du lịch đối với dân tộc
H`mông. Khả năng và điều kiện khai thác phát triển du lịch văn hóa của tộc
người H`mông trên địa bàn Sapa.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu thực địa
Điều tra xã hội học
Phương pháp quan sát
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo
luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận chung về văn hóa
Chương 2: Hiện trạng phát triển du lịch văn hóa tộc người H`mông –
Sapa – Lào Cai
Chương 3: Một số giải pháp nhằm gìn giữ và khai thác hiệu quả
những giá trị văn hóa tộc người H`mong phục vụ phát triển du lịch ở Sapa


NNYdt8Ojj3F78L1
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status