Mô hình Đặc khu kinh tế của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Trong xu thế nhất thể hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, vấn đề cải
cách, mở cửa và hội nhập nói chung, phát triển kinh tế quốc gia nói riêng đang
là vấn đề thời sự, vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn. Nó có ý
nghĩa lớn lao đối với các nước đang phát triển - đặc biệt là các nước nông
nghiệp lạc hậu - trong việc định hướng phát triển nền kinh tế của nước mình
trước bối cảnh quốc tế mới hiện nay.
Trung Quốc là quốc gia xã hội chủ nghĩa (XHCN) sớm nhận rõ ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc của vấn đề cải cách, mở cửa. Ngay từ cuối
thập kỷ 70 của thế kỷ XX, trong khi phần đông các nước XHCN còn đang luẩn
quẩn trong mô hình chung của chủ nghĩa xã hội (CNXH) thì Trung Quốc đã
sớm xác định phải cải cách, mở cửa nền kinh tế hướng ra thế giới, đi con
đường riêng của mình, xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc. Đảng
Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối cải cách, mở cửa đúng đắn, thúc đẩy
nền kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ với tốc độ chưa từng thấy kể từ ngày
thành lập nước đến nay. Trong đó đặc biệt phải kể đến việc xác định ngay từ
đầu phương hướng ưu tiên áp dụng mô hình kinh tế mới - Đặc khu kinh tế -
nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc, thúc đẩy nền kinh tế đất
nước phát triển. Quá trình cải cách, mở cửa nói chung, phát triển mô hình Đặc
khu kinh tế nói riêng trong hơn 20 năm qua đã đạt được những thành tựu đáng
khẳng định và có tác dụng to lớn đối với những bước đi tiếp theo trong sự
nghiệp công nghiệp hoá của đất nước Trung Hoa rộng lớn này.
Việt Nam cũng đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu
vực và thế giới. Để đạt được những mục tiêu kinh tế như đã đề ra nhằm đưa
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, chúng ta phải
tiếp tục tiến hành đổi mới trên mọi lĩnh vực, tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy

mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng về xuất khẩu. Tuy nhiên,
sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hoá ở nước ta hiện nay yêu cầu một
lượng vốn đầu tư rất lớn, trong khi khả năng chủ động về vốn của Việt Nam là
có hạn, đồng thời với nó là sự suy giảm của các nguồn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong thu hút vốn đầu tư
nước ngoài. Tất cả những nhân tố đó đòi hỏi chúng ta phải tìm ra những hình
thức thích hợp để thu hút đầu tư về vốn, công nghệ kỹ thuật, kinh nghiệm quản
lý từ nước ngoài, nhằm phát triển nền kinh tế đất nước.
Trung Quốc là một đất nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam
về chế độ kinh tế, chính trị, xã hội. Qua việc nghiên cứu chiến lược phát triển
mô hình Đặc khu kinh tế của Trung Quốc, chúng ta sẽ phần nào rút ra được
những bài học kinh nghiệm cần thiết đối với công cuộc cải cách, mở cửa, thực
hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay.
Xuất phát từ ý nghĩa trên, đề tài: “Mô hình Đặc khu kinh tế của
Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” hướng đến một số
mục tiêu sau: Thứ nhất, tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của mô hình
Đặc khu kinh tế trên thế giới; thứ hai, nghiên cứu về mô hình Đặc khu kinh tế
của Trung Quốc, qua đó rút ra những kinh nghiệm xây dựng thành công các
Đặc khu kinh tế ở Trung Quốc; thứ ba, đưa ra một số kiến nghị có giá trị thực
tiễn đối với việc xây dựng mô hình Đặc khu kinh tế ở Việt Nam trong tương
lai.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của bản khoá luận
gồm ba chương:
Chương I : Giới thiệu chung về mô hình Đặc khu kinh tế trên thế
giới.
Chương II : Mô hình Đặc khu kinh tế của Trung Quốc.
Chương III: Kinh nghiệm xây dựng Đặc khu kinh tế của Trung Quốc
và một số kiến nghị nhằm phát triển mô hình Đặc khu
kinh tế ở Việt Nam.
tui xin gửi lời Thank chân thành đến các cán bộ công tác tại Trung
tâm nghiên cứu Trung Quốc, Viện nghiên cứu Kinh tế thế giới, Thư viện Quốc
gia Việt Nam, Thư viện Hà nội, Thư viện trường Đại học Ngoại Thương, và
đặc biệt là Tiến sỹ Nguyễn Hữu Khải – giảng viên Khoa Kinh tế Ngoại thương
– trường Đại học Ngoại Thương Hà nội, người đã tận tình giúp đỡ tui hoàn
thành bản khóa luận tốt nghiệp này.
Do kinh nghiệm và trình độ còn nhiều hạn chế, bản khoá luận chắc
chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của người đọc.
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔ HÌNH
ĐẶC KHU KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC KHU KINH TẾ:
1. Lịch sử hình thành Đặc khu kinh tế trên thế giới:
Trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới, các Đặc khu kinh tế (ĐKKT)
đã được hình thành từ xa xưa, bắt nguồn từ các khu mậu dịch tự do cổ đại tồn
tại cách đây 2500 năm ở một số nước thịnh vượng như La Mã, Hy Lạp, Trung
Quốc… Những khu này thường nằm ở các vùng biên giới hay những trung
tâm buôn bán náo nhiệt nhất thế giới.
Cùng với sự ra đời của ngành hàng hải và kèm theo đó là vận tải hàng
hoá bằng đường biển, việc giao lưu buôn bán giữa các quốc gia ngày càng
được tăng cường. Năm 1228, một khu mậu dịch tự do đã được thành lập ở
cảng Marseille miền Nam nước Pháp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng
hoá nước ngoài nhập khẩu vào khu vực đặc biệt này, sau đó lại xuất đi các
nước khác mà không phải nộp bất kỳ một khoản thuế nào. Đến cuối thế kỷ XV,
một vài thành phố tự do ở miền Bắc nước Đức đã liên kết với nhau, thành lập
liên minh mậu dịch tự do với tên gọi là Koln. Như vậy, có thể thấy rằng, sự
hình thành các khu mậu dịch tự do và các hải cảng tự do đã xuất hiện ngay từ
giai đoạn cuối của xã hội phong kiến.
Thế kỷ XVI với sự ra đời của Chủ nghĩa tư bản đã tạo tiền đề vững
chắc cho tương lai phát triển ngày càng mạnh mẽ của các hải cảng và khu mậu


4gjq3U2z1X462VR
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status