Ghép nối các mạng lan bằng giao thức TCP/IP - pdf 27

Download miễn phí Ghép nối các mạng lan bằng giao thức TCP/IP



MỞ ĐẦU .3
CHƯƠNG I. TÌM HIỂU MẠNG LAN VÀ NHU CẦU GHÉP NỐI 4
1.1. Giới thiệu về mạng máy tính. 4
1.2. Mạng cục bộ (LAN) 5
1.2.1. Chức năng của mạng LAN 5
1.2.2. Các kiểu mạng (Topology) 5
a. Mạng hình sao (Star Topology) 5
b. Mạng mạch vòng (Ring Topology) 7
c. Mạng tuyến tính (Bus Topology) 8
1.2.3. Đường truyền vật lý 9
a. Cáp đồng trục (Coaxial cable) 9
b. Cáp không có vỏ bọc chống nhiễu UTP (Unshielded TP) 10
c. Cáp có vỏ bọc chống nhiễu STP (Shielded Twisted Pair) 11
d. Cáp quang (Fiber optic cable) 11
1.2.4. Các phương pháp truy nhập đường truyền vật lý 11
a. CSMA/CD 12
b. Token 13
1.3. Các thiết bi mạng 16
1.3.1. Bộ giao tiếp mạng (NIC) 16
1.3.2. Bộ tiếp sức (Repeater) 16
1.3.3. Bộ tập chung tín hiệu (Hub) 17
1.3.4. Bộ chuyển mạch (Switch) 17
1.3.5. Bộ điều chế và giải điều chế (Modem) 18
1.3.6. Cầu nối (Bridge) 18
1.3.7. Bộ định tuyến (Router) 20
1.3.8. Cổng giao tiếp (Gateway) 20
1.4. Quản lý mạng bằng một số HĐH phổ biến. 20
a. Hệ điều hành UNIX 20
b. Hệ điều hành mạng Windows NT 21
c. Hệ điền hành mạng Windows For Workgroup 21
d. Hệ điều hành mạng Netware của Novell 21
1.5. Nhu cầu ghép nối Các mạng LAN 21
1.5.1. Mở đáu : 21
1.5.2. Giao diện nối kết 22
CHƯƠNG 2 . NGHIÊN CỨU VỀ GIAO THỨC TCP/IP 25
2.1. Mô hình tham chiếu OSI 25
2.1.1. Tầng vật lý (Physical) 26
2.1.2. Tầng liên kết dữ liệu (Data Link) 27
2.1.3. Tầng mạng (Network) 27
2.1.4. Tầng giao vận (Transport) 27
2.1.5. Tầng phiên (Session) 28
2.1.6. Tầng trình diễn (Presentation) 28
2.1.7. Tầng ứng dụng (Application) 29
2.2. Giao thức TCP/IP 30
2.2.1. So sánh mô hình OSI với TCP/IP 31
a. Lớp truy cập mạng ( Network access) 32
b. Lớp Internet ( NETWORK) 33
c. Lớp vận chuyển ( Transport ) 33
d. Lớp ứng dụng ( Application ) 33
2.2.2. Giao thức liên mạng IP 34
2.2.3. Giao thức điều khiển truyền TCP 37
2.2.4. Giao thức UDP. 39
2.2.5. Tóm tắt nguyên tắc hoạt động của TCP/IP: 43


1. CHƯƠNG I
TÌM HIỂU VỀ MẠNG CỤC BỘ (LAN)
VÀ NHU CẦU GHÉP NỐI CHÚNG

1.1. Giới thiệu về mạng máy tính.

Về cơ bản, một mạng máy tính là một số các máy tính được kết nối với nhau theo một cách nào đó. Khác với các trạm truyền hình chỉ gửi thông tin đi, các mạng máy tính luôn hai chiều, sao cho khi máy tính A gửi thông tin tới máy tính B thì B có thể trả lời lại cho A.
Nói một cách khác, một số máy tính được kết nối với nhau và có thể trao đổi thông tin cho nhau gọi là mạng máy tính.
Mạng máy tính có thể phân bổ trên một vùng lãnh thổ nhất định và có thể phận bổ trong phạm vi một quốc gia hay quốc tế.
Dựa vào phạm vi phân bổ của mạng người ta có thể phân ra các loại mạng như sau.
* Mạng cục bộ (LAN : LocaIArea Network) : kết nối các máy tính trong một khu vực bán kính hẹp, thông thường khoảng vài trăm mét. Kết nối được thực hiện thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao, ví dụ: cáp đồng trục, cáp xoắn đôi hay cáp quang. LAN thường được sử dụng trong nội bộ một cơ quan tổ chức. . .Các LAN có thể được kết nối với nhau thành WAN.
* Mạng đô thị (MAN : MetropoIitan Area Network) : kết nối các máy tính trong phạm vi một thành phố. Kết nối này đươc thực hiện thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao (50- 100Mbit/s).
* Mạng diện rộng (WAN : Wide Area Network) : kết nối máy tính trong nội bộ các quốc gia hay giữa các quốc gia trong cùng một châu lục. Thông thường các kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông. Các WAN có thể được kết nối với nhau thành GAN hay tự nó đã là GAN.
* Mạng toàn cầu (GAN : GlobaIArea Network) : kết nối máy tính từ các châu lục khác nhau. Thông thường kết nối này được thực hiên thông qua mạng viễn thông và vệ tinh.
Trong các khái niệm nói trên, WAN và LAN là hai khái niệm hay được sử dụng nhất.

1.2. Mạng cục bộ (LAN)
1.2.1. Chức năng của mạng LAN
Mạng LAN là hệ thống tốc độ cao được thiết kế để kết nối các máy tính và các thiếy bị xử lý dữ liệu khác cùng hoạt động với nhau trong một khu vực địa lý nhỏ như ở một tầng của toà nhà, hay trong một toà nhà… Một số mạng LAN có thể kết nối lại với nhau trong một khu làm việc.
Các mạng LAN trở nên hữu ích vì nó cho phép những người sử dụng dùng chung tài nguyên quan trọng như máy in, ổ CDROM, các phần mềm ứng dụng và những thông tin cần thiết khác. Trước khi phát triển công nghệ LAN các máy tính là độc lập với nhau, bị hạn chế bởi số lượng các chương trình tiện ích, sau khi kết nối mạng rõ ràng hiệu quả của chúng tăng lên gấp bội. Để tận dụng hết những ưu điểm của mạng LAN người ta đã kết nối các LAN riêng biệt vào mạng chính yếu diện rộng WAN.

1.2.2. Các kiểu mạng (Topology)
Topology của mạng là cấu trúc hình học không gian mà thực chất là cách bố trí phần tử của mạng cũng như cách nối giữa chúng với nhau
a. Mạng hình sao (Star Topology)
Ở dạng hình sao, tất cả các trạm được nối vào một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển đến trạm đích của tín hiệu. Tuỳ theo yêu cầu truyền thông trong mạng, thiết bị trung tâm có thể là một bộ chuyển mạch (switch), một bộ chọn đường (router) hay đơn giản là một bộ phân kênh (hub) (Hình 1- l).
Vai trò thực chất của thiết bị trung tâm này chính là thực hiện việc "bắt tay" giữa các cặp trạm cần trao đổi thông tin với nhau, thiết lập các liên kết điểm - điểm (point to point) giữa chúng.

* Ưu điểm của ,của Star Topology :
+ Lắp đặt đơn giản, dễ dàng cấu hình lại (thêm, bớt trạm), dễ dàng kiểm soát và khắc phục sự cố. Đặc biệt do sử dụng liên kết điểm - điểm nên tận dụng được tối đa tốc độ của đường truyền vật lý.



O93ts5UUMlFD15O
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status