Công nghệ và dây chuyền sản xuất thuốc viên - pdf 27

Download miễn phí Đồ án Công nghệ và dây chuyền sản xuất thuốc viên



Có nhiều loại dập viên khác nhau, nhưng về nguyên lí cấu tạo đều có 3 bộ phận chính là cối, chày và phễu phân phối hạt.
- Cối: Là chi tiết máy có hình trụ tròn, làm bằng thép tốt, tôi cẩn thận và đánh nhẵn bóng. Giữa cối và lỗ cối có hình dạng và kích thước khác nhau. Tuỳ theo khối lượng viên mà chọn cỡ cối cho thích hợp. Người ta thấy rằng tỉ lệ chiều cao và đường kính viên bằng 1/4 thì viên đẹp, dễ bảo quản và người bệnh dễ nuốt.
- Chày: Gồm chày trên chày dưới có hình dạng và kích thước tương ứng với lỗ cối. Mặt chày trên có thể khắc chữ và kí hiệu. Viên dập để bao dung dùng chày mặt lõm.
 Các chày phải kít với cối, nhưng phải chuyển động dễ dàng trong cối theo chiều lên xuống. Trong quá trình dập viên, các chày được lắp vào những bộ phận chuyển động để thực hiện việc nén hạt thành viên và đẩy viên thuốc ra khỏi cối.
- Phễu phân phối hạt: Làm nhiệm vụ chứa hạt và nhả hạt vào cối của máy dập viên, có loại còn làm cả nhiệm vụ gạt viên thuốc và bột thừa ra khỏi cối.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ài ra hiệu suất tạo hạt không cao và viên khó đảm bảo độ bền cơ học. Để khắc phục nhược điểm này, hiện nay người ta tạo hạt khô bằng phương pháp cán ép: Bột kép được cán ép thành tấm mỏng (dày khoảng 1mm) giữa 2 trục con lăn. Sau đó xát vỡ tấm mỏng qua rây để tạo hạt. Hạt thu được theo phương pháp này gọi là hạt compact.
Phương pháp tạo hạt khô gồm các giai đoạn sau:
Cân nguyên liệu theo công thức pha chế.
Trộn nguyên liệu theo phương pháp đồng lượng.
Dập thành viên có đường kính 20- 25mm.
Cán viên thành hạt bằng máy cán trục quay hay máy xay búa.
Sửa hạt: Rây lấy hạt có kích thước thích hợp (0,8- 1,2mm). Các hạt to cho cán lại, các hạt nhỏ dập thành viên thô, cán viên và sửa hạt như trên.
I.2.2.2.2. Phương pháp tạo hạt ẩm
Phương pháp tạo hạt ẩm là phương pháp thông dụng nhất hiên nay do có nhiều ưu điểm như: Dễ đảm bảo độ bền cơ học của viên, dược chất dễ phân phối vào từng viên(do đó dễ đảm bảo sự đồng nhất về khối lượng viên và về hàm lượng dược chất). Quy trình và thiết bị đơn giản, dễ thực hiện.
Tuy nhiên, phương pháp tạo hạt ướt cũng có những nhược điểm như: Chịu tác động của ẩm và nhiệt (khi sấy hạt), có thể làm giảm sự ổn định của dược chất. Quy trình kéo dài trải qua nhiều công đoạn, tốn mặt bằng và thời gian sản xuất (nếu là xát hạt qua rây). Khi dập viên bằng phương pháp tạo hạt ướt, để đảm bảo chất lượng của viên nén, cần thực hiện tốt việc kiểm soát quá trình sản xuất: Đề ra đúng yêu cầu chất lượng và các thông số kĩ thuật cần đánh giá cho từng công đoạn.
Để dễ dập viên, hạt phải dễ chảy và chịu nén tốt. Muốn vậy, hạt phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
Có hình dạng thích hợp: Tốt nhất là hình cầu. Hạt hình cầu có ma sát nhỏ, dễ chảy, khi nén dễ liên kết thành viên.
Có kích thước thích hợp: Kích thước hạt ảnh hưởng đến độ trơn chảy và tỉ trọng hạt. Hạt có kích thước phân bố đều đặn thì dễ chảy và đó dễ đảm bảo độ đồng nhất về khối lượng viên. Thông thường kích thước hạt thay đổi từ 0,5 -2mm theo đường kính viên (viên càng bé thì nên xát hạt càng nhỏ và ngược lại).
Phương pháp tạo hạt ẩm gồm các giai đoạn sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
Làm ẩm hỗn hợp bột.
Xát hạt.
Sửa hạt ướt.
Sấy hạt.
Sửa hạt khô.
Trộn tá dược trơn
a. Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu phải kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn dược điển hay tiêu chuẩn ngành mới được đưa vào sản xuất, sau đó xay rây thành bột có kích thước yêu cầu của sản xuất.
Cán trộn nguyên liệu theo nguyên tắc đồng lượng. Chuẩn bị lượng dung dịch tá dược dính cần thiết.
b. Làm ẩm hỗn hợp
Tuỳ theo tính chất của dược chất có thể làm ẩm hỗn hợp bằng dung môi, bằng cách đun chảy hỗn hợp bột hay bằng tá dược dính lỏng.
Làm ẩm bằng dung môi như nước, cồn, hỗn hợp cồn- nước: Hoà tan 1 phần nguyên liệu đem xát hạt để tạo thành dung dịch đậm đặc, dùng dung dịch này để làm ẩm nguyên liệu với điều kiện là dung môI chỉ có khả năng hoà tan ít hỗn hợp bột hay một trong các thành phần nguyên liệu, nếu độ hoà tan của bột trong dung môi lớn thì không dùng dung môI đó để xát hạt được.
Làm ẩm bằng cách nâng nhiệt độ lên đến điểm chảy của dược chất, sau để nguội, các tiểu phân chảy ra sẽ tạo thành khối cứng, rồi xay rây thành hạt có kích thước thích hợp.
Làm ẩm bằng tá dược dính lỏng: Các tá dược dính lỏng làm tăng khả năng kết dính của hỗn hợp bột thành khối ẩm. Sau chuyển thành hạt, làm bay hơI dung môi các hạt vẫn giữ nguyên hình dạng.
Để trộn bột và làm ẩm khối bột dùng máy nhào trộn: Máy nhào trộn và tạo hạt tốc độ cao, máy nhào trộn cánh nhào hình chữ Z…
Quá trình làm ẩm khối bột tiến hành như sau: cho nguyên liệu vào máy trộn đều. Rót từ từ tá dược dính lỏng vào hỗn hợp bột, vừa cho vừa nhào đến khi khối bột đủ ẩm. Nếu cho ít chất dính, hạt sẽ không đều, tỉ lệ bột mịn cao sẽ gây khó khăn cho quá trình dập viên và viên không đủ độ rắn chắc.
Nếu cho nhiều chất dính, khối bột sẽ quá ẩm, sẽ khó xát hạt và viên không đạt độ rã.
Máy trộn
mô tơ cánh trộn; 2- cửa tháo liệu; 3- cánh trộn; 4- thùng trộn; 5- cánh tạo hạt; 6- mô tơ cánh tạo hạt
Thời gian nhào tuỳ theo từng nguyên liệu, thông thường cho máy nhào từ 10- 20 phút cho mỗi mẻ từ 15- 50kg nguyên liệu.
Đổ khối bột ẩm ra thùng hay chậu, chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Xát hạt
Xát hạt là quá trình chuyển hỗn hợp bột ẩm thành dạng hạt nhỏ nhờ lực cơ học ép khối bột ẩm qua lỗ mắt rây hay tấm kim loại đục lỗ.
ở quy mô nhỏ: người ta miết khối bột ẩm trên rây có lỗ mắt rây từ 1,2– 1,5mm. Hạt thu được có hình dạng lăng trụ, kích thước hạt không đều, do đó, khả năng chảy của hạt kém, năng suất thấp.
Máy xát hạt lắc
1- cửa vào ; 2- trục; 3- mô tơ
ở trong các xí nghiệp dược phẩm người ta dùng nhiều loại máy xát hạt khác nhau: Máy xát hạt lắc, máy xát hạt li tâm…
b.Sửa hạt ướt
Cho hạt vừa xát xong qua rây có kích thước lỗ mắt rây: 1,25mm. Những hạt thu được dưới rây là đạt yêu cầu cho qua giai đoạn sấy hạt. Những hạt không qua rây cho xát lại.
c. Sấy hạt
Sau khi sửa hạt ướt xong, cần sấy đến độ ẩm thích hợp. Độ ẩm của các loại hạt khác nhau, nhưng nằm trong khoảng 0,5 – 7%.
Tuỳ theo tính chất hoá học của dược chất mà tiến hành sấy ở nhiệt độ khác nhau, thường sấy hạt từ 36- 700C.
Có nhiều phương pháp, thiết bị khác nhau để sấy hạt.
Thiết bị sấy tầng sôi
buồng phân phối khí; 2- thân thùng; 3- túi lọc
Sấy hạt ở áp suất thường: tủ sấy, tủ sấy băng tải …
Sấy hạt dưới áp lực giảm: Thiết bị sấy chân không.
Sấy bằng tia hồng ngoại.
Sấy tầng sôi: thiết bị sấy tầng sôi.
Sửa hạt khô
Hạt sau khi sấy xong ít nhiều có vón lại với nhau, cần phân tán các hạt đó hay loại bớt bột mịn (lượng bột mịn không được vượt quá 20%). Quá trình sửa hạt: Cho hạt qua rây có kích thước: lỗ mắt rây: 1,25mm và 0,2mm để loại hạt vón và bột mịn.
Trộn tá dược trơn
Sau khi sửa hạt khô, người ta trộn vào hạt một lượng tá dược trơn, rã cần thiết. Tá dược trơn phải cho qua rây số 125 (1,25mm) trước khi trộn vào hạt để với lượng tá dược trơn tối thiểu có thể bao được toàn bộ số hạt, rồi chuyển sang giai đoạn dập viên.
Máy trộn chữ V
1- Trục; 2- thùng trộn
I.2.2.2.3. Các phương pháp tạo hạt đặc biệt
Tạo hạt bằng thiết bị tầng sôi
Thiết bị này giống thiết bị sấy tầng sôi
Tạo hạt bằng phương pháp phun sương
Tạo hạt trong tuốc bin
I.2.2.3. Dập viên
Dập viên là quá trình trong đó các tiểu phân chất rắn bị lực cơ học tác động từ bên ngoài vào làm chúng bị biến dạng, giảm thể tích và chuyển thành khối rắn chắc có hình dạng của cối.
Có nhiều loại dập viên khác nhau, nhưng về nguyên lí cấu tạo đều có 3 bộ phận chính là cối, chày và phễu phân phối hạt.
Cối: Là chi tiết máy có hình trụ tròn, làm bằng thép tốt, tui cẩn thận và đánh nhẵn bóng. Giữa cối và lỗ cối có hình dạng và kích thước khác nhau. Tuỳ theo khối lượng viên mà chọn cỡ cối cho thích hợp. Người ta thấy rằng tỉ lệ chiều cao và đường kính viên b...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status