Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện đến quá trình lên men tĩnh chủng Bacillus sử dụng để sản xuất chế phẩm xử lý môi trường nuôi tôm - pdf 27

Download miễn phí Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện đến quá trình lên men tĩnh chủng Bacillus sử dụng để sản xuất chế phẩm xử lý môi trường nuôi tôm



Lời nói đầu. 2
Phần I: Tổng quan. 3
I. Vi sinh vật và vai trò của chúng
I.1 Đặc điểm chung của vi sinh vật. 3
I.2 Dinh dưỡng của vi sinh vật. 4
I.3 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sống của vi sinh vật. 5
I.4 Vai trò của vi sinh vật trong việc bảo vệ môi trường. 7
II. Vi khuẩn Bacillus và vai trò phân giải các hợp chất hữu cơ. 8
II.1 Vi khuẩn Bacillus. 8
II.2 Quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ dưới tác động của các
enzim proteaza, amylaza, xelluloza. 8
III. Vài nét về môi trường nuôi tôm ở nước ta
III.1 Tình hình phát triển nghề nuôi tôm ở nước ta. 9
III.2 Đặc điểm và những thông số cơ bản đánh giá môi trường nước
nuôi tôm. 10
III.3 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm. 12
III.4 Yêu cầu về nước nuôi. 13
III.5 Tình hình xử lý môi trường nước nuôi tôm. 13
IV. Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản. 14
V. Vi khuẩn Bacillus với chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi tôm.15
 
Phần II: vật liệu và phương pháp nghiên cứu
I. Vật liệu. 17
I.1 Chủng giống . 17
I.2 Thiết bị. 17
I.3 Hoá chất. 17
I.4 Môi trường nghiên cứu. 18
II. Phương pháp nghiên cứu. 19
II.1 Nghiên cứu đặc điểm cơ bản của các chủng Bacillus (D2, G1, PA).19
II.2 Nhân giống, lên men và thu hồi sinh khối. 20
II.3 Nghiên cứu tạo chế phẩm Bioche. 20
II.4 Phương pháp xác định đơn vị tạo khuẩn lạc. 20
Phần III: Hướng nghiên cứu. 22
Tài liệu tham khảo
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nguồn Cacbon vừa là nguồn Nitơ cung cấp cho vi sinh vật. Vi sinh vật không có khả năng hấp thụ trực tiếp các protein cao phân tử. Chỉ có các polypeptit chứa không quá 5 gốc axitamin mới có thể di chuyển trực tiếp qua màng tế bào chất của vi sinh vật. Rất nhiều vi sinhvật có khả năng sản sinh proteaza xúc tác việc thuỷ phân protein thành các hợp chất phân tử thấp có khả năng xâm nhập vào tế bào vi sinh vật.
Nguồn Nitơ hữu cơ thường được sử dụng để nuôi cấy vi sinh vật là pepton – loại chế phẩm thuỷ phân không triệt để của một loại protein nào đó.
Các hợp chất hữu cơ chứa cả Cacbon và Nitơ (pepton, nước thịt, nước chiết ngô, nước chiết nấm men, nước chiết giá đậu, nước chiết đại mạch...) có thể sử dụng vừa là nguồn Cacbon vừa là nguồn Nitơ đối với vi sinh vật.
I.2.3 Nguồn dinh dưỡng khoáng của vi sinh vật
Những nguyên tố khoáng mà vi sinh vật đòi hỏi phải được cung cấp với liều lượng lớn gọi là những nguyên tố đa lượng . Những nguyên tố đa lượng cần thiết cho vi sinh vật như:K, P, Ca, Mg,.... Còn những nguyên tố khoáng mà vi sinh vật chỉ đòi hỏi với liều lượng rất nhỏ được gọi là các nguyên tố vi lượng. Những nguyên tố vi lượng như:Zn, Mn, Ni, Cu,....
Phần lớn các vi sinh vật dinh dưỡng các nguyên tố này ở dạng muối khoáng. Nguồn K và P có thể dùng K2HPO4, KH2PO4 hay (NH4)HPO4, NH4H2PO4 và K2SO4. Nguồn Mg và S là MgSO4, nguồn Fe là FeCl3, FeSO4. Các nguyên tố vi lượng có sẵn trong thành phần cơ chất hay trong dạng muối khoáng có trong nước.
I.2.4 Nhu cầu về Vitamin
Vitamin là các chất sinh trưởng đóng vai trò quan trọng trong thức ăn bổ sung cho vi sinh vật. Một số vi sinh vật cần vitamin trong môi trường dinh dưỡng, một số khác thì có thể tự tổng hợp được. Những vitamin có ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật là PP, B1, B2, B5, H...
I.3. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động sống của vi sinh vật
Mọi hoạt động sống của vi sinh vật đều liên quan đến môi trường. Các vi sinh vật không chỉ có nhu cầu về dinh dưỡng mà còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác ngoài môi trường như: nhiệt độ, độ ẩm, pH...Các yếu tố này có thể làm kích thích hay ức chế , thậm chí tiêu diệt vi sinh vật. Đồng thời sự phát triển của vi sinh vật cũng làm thay đổi môi trường. Các yếu tố này chia làm 3 nhóm chính:
I.3.1 Các yếu tố vật lý:
Nhiệt độ: có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động sống của vi sinh vật. Mọi loài vi sinh vật chỉ có khả năng hoạt động trong một giới hạn nhiệt độ nhất định. Có vi sinh vật ưa lạnh, ưa ấm, ưa nóng.
Độ ẩm: Tế bào vi sinh vật chứa lượng nước khá lớn (70%–80%), muốn trao đổi chất và tiến hành mọi hoạt động sống khác, vi sinh vật cần có lượng nước nhất định trong môi trường. Những vi sinh vật khác nhau có yêu cầu độ ẩm khác nhau, thường mỗi loài vi sinh vật có một giới hạn về độ ẩm tối thiểu để phát triển.
Đối với nấm mốc có độ ẩm cực tiểu là 15%
Đối với vi khuẩn có độ ẩm cực tiểu là 20%–30%
Nồng độ các chất hoà tan: Lượng chất hoà tan của môi trường có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sống của vi sinh vật. Nừu nồng độ dung dịch môi trường quá cao sẽ làm cho tế bào lâm vào tình trạng khô hạn sinh lý. Nừu nồng độ dịch ngoài tế bào quá thấp ví dụ như đặt tế bào trong nước cất sẽ làm tế bào trương phồng lên.
Các tia năng lượng: ánh sáng mặt trời có tác dụng trực tiếp đối với đại đa số vi sinh vật. ánh sáng khuếch tán ức chế một số vi sinh vật có thế gây chết khi có tác dụng trong thời gian dài. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh với vi sinh vật, làm phân huỷ một số các chất hữu cơ trong tế bào, làm đông tụ protein, tia hồng ngoại ít có tác dụng đối với vi sinh vật, chỉ làm tăng nhiệt môi trường thường dùng để sấy khô sản phẩm.
Siêu âm: Siêu âm được tạo thành do những dao động với tần số cao trên 200.000 dao động/ giây (200.000Hz). Siêu âm có tác dụng rất mạnh lên tế bào vi sinh vật. Nhiều vi sinh vật chết chỉ sau khi tác dụng siêu âm trong 1 phút.
I.3.2 Các yếu tố hoá học
pH môi trường: pH môi trường có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sống của vi sinh vật, pH thay đổi làm diện tích màng tế bào chất thay đổi, vì thế sự hấp thụ các loại thức ăn cũng thay đổi, làm thay đổi chiều hướng của một số phản ứng.
Mỗi loại vi sinh vật có một khoảng pH tối thích khác nhau, thường thì vi khuẩn, xạ khuẩn, nguyên sinh động vật phát triển thích hợp ở pH = 6,5 – 7,5; vi khuẩn gây thối thường phát triển trong môi trường kiềm, nấm men và nấm mốc phát triển thích hợp trong khoảng pH = 3–6
Thế oxy hoá– khử: Thế oxy hoá – khử của môi trường có thể kích thích hay ức chế hoạt động sống của vi sinh vật. Vi sinh vật hiếu khí hoạt động ở thế oxy hoá – khử cao, vi sinh vật kỵ khí thì ngượo lại, vi sinh vật tuỳ tiện thì có thể phát triển trong điều kiện thế oxy hoá – khử thay đổi.
Các chất độc đối với vi sinh vật: Nhiều hoá chất có thể làm ức chế hoạt động của vi sinh vật hay tiêu diệt chúng. Các chất độc thường tác dụng trực tiếp đối với nguyên sinh chất, phá hoại cấu trúc của nó và các quá trình hoạt động sống bình thường của tế bào bị ảnh hưởng hay đình chỉ. Ví dụ như: Muối của các kim loại nặng, axit, kiềm, các hợp chất oxy hoá mạnh, các chất có áp suất thẩm thấu cao, kháng sinh...
Cùng một loại hoá chất tác dụng lên các loài vi sinh vật khác nhau cho hiệu quả khác nhau, nó còn phụ thuộc vào nồng độ và dạng tế bào: Bào tử có sức chịu cao hơn thể dinh dưỡng.
I.3.3 Các yếu tố sinh học
Các sinh vật ảnh hưởng đến hoạt động sống của vi sinh vật thông qua mối quan hệ tương hỗ khá phức tạp trong tự nhiên.
Các quan hệ đó là:
Quan hệ cộng sinh
Quan hệ hỗ sinh
Quan hệ ký sinh
Quan hệ kháng sinh
I.4. Vai trò của vi sinh vật trong bảo vệ môi trường
Vi sinh vật tham gia tích cực vào việc phân giải các phế thải nông nghiệp, phế thải đô thị, phế thải công nghiệp và vì vậy có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.
Ngày nay với sự phát triển của ngành công nghệ sinh học, việc xử lý làm sạch môi trường ô nhiễm bằng phương pháp sinh học đã được tiến hành. Phương pháp này dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh có trong nước bị nhiễm bẩn. Quá trình hoạt động của chúng cho kết quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được khoáng hoá và trở thành các chất vô cơ, các chất khí đơn giản và nước.
Cho đến nay người ta đã xác định được rằng các vi sinh vật có thể phân huỷ được tất cả các chất hữu cơ có trong thiên nhiên và nhiều hợp chất hữu cơ tổng hợp nhân tạo. Mức độ phân huỷ và thời gian phân huỷ phụ thuộc trước hết vào cấu tạo của chất hữu cơ, độ hoà tan trong nước và hàng loạt các yếu tố ảnh hưởng khác.
Vi sinh vật có trong nước nhiễm bẩn sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. Quá trình dinh dưỡng làm cho chúng sinh trưởng, phát triển đồng thời làm sạch nước, có thể làm sạch gần như hoàn toàn các chất hữu cơ hoà tan hay các hạt keo phân tán nhỏ.
II. Vi khuẩn Bacillus và quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ
II.1. Vi k...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status